Với xu hướng thanh toán không chạm, thanh toán điện tử ngày càng “lên ngôi” và được đông đảo mọi người ưa chuộng. Và tất nhiên, điều này cũng không hề xa lạ chút nào ở thị trường tiêu dùng Việt. Nó mang đến rất nhiều tiện ích cho chúng ta, nhất là trong các thời điểm dịch bệnh căng thẳng vừa qua.
Tuy nhiên, thanh toán điện tử vẫn tìm ẩn những rủi ro lớn và đây cũng là điều khiến nhiều ngời e ngại. Trước những rủi ro này thì việc tìm kiếm giải pháp an toàn chắc chắn sẽ là thông tin được quan tâm nhất đến lúc này. Đây cũng sẽ là nội dung được TUHA gửi đến trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay.
Thanh toán điện tử là gì?
Thanh toán điện tử - Online Paying hay còn được mọi người gọi với cái tên khác là thanh toán trực tuyến. Đúng như tên gọi, đây là hình thức thanh toán nói không với việc sử dụng tiền mặt trực tiếp cho các giao dịch của chúng ta. Thay vào đó, thông qua việc sử dụng các tài khoản trực tuyến hay cổng thanh toán online để tiến hành việc chi trả, tiêu dùng của các bạn một cách dễ dàng. Bản chất của việc thanh toán điện tử là tiến hành các hoạt động giao dịch thông qua môi trường Internet. Trên đây, mọi người có thể tiến hành thanh toán, rút tiền, chuyển khoản hay nạp tiền một cách nhanh chóng.
Thay vì sử dụng đến tiền mặt với điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet cùng với các hệ thống nền tảng kỹ thuật số giúp việc thanh toán trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bội phần. Việc thanh toán điện tử phần lớn sẽ thông qua các cổng thanh toán trực tuyến, các nền tảng này sẽ nắm giữ vai trò trung gian để lưu chuyển tuyền tệ. Ngoài ra, các cổng thanh toán trực tuyến sẽ có sự liên kết với ngân hàng thương mại hoặc tài khoản ngân hàng trực tuyến của chúng ta. Với mục đích cuối cùng người bán và người mua hoặc hai bên cố định có thể tiến hành giao dịch một cách đảm bảo nhất.
Tất nhiên, việc thanh toán điện tử sẽ được mô tả rộng hơn khi bao gồm tất cả các hình thức chuyển tiền trên các thiết bị điện tử chứ không chỉ có riêng việc thanh toán qua các cổng thanh toán trực tuyến. Nhiều bạn vẫn cho rằng hình thức thanh toán này chỉ vừa mới xuất hiện, nhưng trên thực tế nó đã có từ lâu cùng với sự phát triển của Internet. Công nghệ chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của điều này. Đặc biệt, với sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử đã và đang tạo đà cho sự “lên ngôi” của xu hướng thanh toán điện tử.
Sự phát triển của thanh toán điện tử ở Việt Nam hiện nay
Quá trình phát triển của thanh toán điện tử Việt Nam đã trải qua rất nhiều năm, với nhiều kết quả ấn tượng cả về số lượng lẫn chất lượng. Chỉ riêng hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị điện thoại thông minh luôn đạt tốc độ tăng trưởng trung bình năm lên đến 90% số lượng giao dịch, nắm giữ 150% giá trị thanh toán. Theo ghi nhận vào năm 2021, chỉ từ tháng 3 cho đến giữa tháng 11 đã có thêm 1,8 triệu tài khoản thanh toán trực tuyến được thiết lập theo phương thức mới tại các ngân hàng thương mại. Đây chỉ là một con số nhỏ trong tổng 100 triệu tài khoản của khách hàng đang sử dụng thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở nước ta.
Cùng với đó, ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với rất nhiều tiện ích song hành. Điều này các khiến thanh toán truyền thống trở nên “lép vế” hơn khi thanh toán không chạm ngày càng được ưu chuộng rộng rãi. Thực trạng thanh toán điện tử ở Việt Nam hiện nay phát triển như vậy, không chỉ nhờ sự “thăng hạng” về mặt cơ sở hạ tầng mạng lưới thiết bị công nghệ mà một yếu tố nữa cần phải đề cập đến là sự cải tiến trong kỹ thuật thanh toán của toàn bộ hệ thống Ngân hành. Ngoài ra, với sự hoàn chỉnh, bổ sung cho các cơ sở pháp lý của Việt Nam đã góp phần củng cố một quy trình vận hành đảm bảo an toàn đối với hình thức thanh toán này.
Trong thực tế, hiện nay đã có một số ngân hàng tiến hành thành công các dịch vụ thanh toán điện tử cho những giao dịch thiết yếu như tiền điện nước, tiền viễn thông, phí bảo hiểm, học phí,… Những tiện ích này đã mang đến trải nghiệm đầy ấn tượng, hỗ trợ tối đa cho người dùng về những giao dịch cần thiết trong đời sống chứ không chỉ dừng lại ở hoạt động mua bán, chuyển tiền đơn thuần. Hiện nay, nước ta đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Đây cũng chính là cơ hội cho các đơn vị đang và chuẩn bị hoạt động trong ngành ngân hàng số.
Vai trò của thanh toán điện tử trong thời đại kinh tế số
Cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 đã và đang tạo những ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, xã hội. Đây là những điều mà chúng ta không thể phủ nhận được và đánh giá một cách khách quan thì nó đang tạo ra một kỷ nguyên mới. Trong vấn đề lưu thông tiền tệ, thanh toán điện tử ra đời đã giúp giảm áp lực, khối lượng tiền mặt trong lưu thông lên đến 50%. Kèm theo đó là những chi phí trong việc in ấn, vận chuyển, nhân công cũng được giảm xuống một cách đáng kể.
Đồng thời, trong thời đại kinh tế số sự phát triển của thanh toán điện tử đã tạo tiền đề, sự hỗ trợ cho các mô hình kinh doanh phát triển. Đặc biệt, nó mang đến những trải nghiệm, điều kiệm đảm bảo cho các giao dịch được tiến hành một cách tối ưu nhất. Xu hướng này cũng tạo ra rất nhiều ngân hàng số, doanh nghiệp số, người tiêu dùng số và đây chính là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng tốc độ số hóa trên toàn bộ nền kinh tế thị trường.
Tại Việt Nam, thanh toán trực tuyến có thể vẫn là mảng vẫn còn khá mới mẻ nhưng tiềm năng thì lại rất lớn và điều này được xét trên cả mặt cung và cầu. Hơn thế, thanh toán điện tử phát triển cũng tạo tiền đề cho sự mở rộng và củng cố của ngành thương mại điện tử. Có thể coi đây là hai mảnh ghép có sự liên kết với nhau chặt chẽ. Vì vậy, vai trò của thanh toán điện tử là vô cùng quan trọng và là xu hướng tất yếu trong thời đại kinh tế số mà chúng ta không thể bỏ qua. Nó sẽ tác động đến mọi khía cạnh, không chỉ riêng các mô hình kinh doanh số hay ngân hàng số mà còn là cả người tiêu dùng thông thường.
Lợi ích của thanh toán điện tử
Từ giao dịch bằng tiền mặt trực tiếp, số đông mọi người hiện nay đang dần chuyển sang hình thức thanh toán điện tử nhiều hơn. Ngay cả bản thân nhiều bạn khi đang đọc bài viết này cũng vậy, nhìn lại trước kia hầu hết mọi giao dịch của chúng ta đều sử dụng tiền mặt 100%. Nhưng liệu ở thời điểm hiện tại, có bao nhiêu giao dịch, thanh toán mà bạn tiến hành bằng cách này. Đặc biệt, đối với những cá nhân đang sinh sống và làm việc ở khu vực thành thị thì xu hướng thanh toán này lại ảnh hưởng rất lớn.
Hiện nay thanh toán điện tử được tiến hành với rất nhiều hình thức khác nhau như thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng ví điện tử, thanh toán bằng điện thoại thông minh,… Với sự hoàn thiện nhanh chóng về mặt cơ sở hạ tầng, cùng với xu hướng tiêu dùng mới, thanh toán điện tử ngày càng mang đến rất nhiều lợi ích đầy thiết thực.
• Nhanh chóng, tiện dụng, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
• Dễ dàng theo dõi và kiểm soát tiêu dùng, thanh toán.
• Giảm thiểu các loại rủi ro xảy ra khi sử dụng tiền mặt.
• Tăng tính chuyên nghiệp trong kinh doanh và hoạt động mua sắm.
• Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa.
• Hiện đại hóa hệ thống thanh toán.
• Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử.
• Giảm các chi phí lớn trong việc lưu thông tiền tệ.
Những rủi ro khi thanh toán điện tử là gì?
Thanh toán điện tử hay thanh toán trực tuyến, dù ở bất kỳ hình thức nào cũng đều mang đến cho chúng ta những lợi ích không thể phủ nhận. Dù đứng trên khía cạnh của các ngân hành, doanh nghiệp kinh doanh, nhà nước hay người tiêu dùng thì đều nhận được vô số những “điểm cộng” khác nhau. Tuy nhiên, thanh toán điện tử ngay cả khi có thể khắc phục được những hạn chế của thanh toán truyền thống, nhưng nó lại tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ.
Tiện lợi, được ưa chuộng là vậy nhưng trước khi đưa ra đánh giá cuối cùng thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về khía cạnh này. Những rủi ro khi thanh toán điện tử cũng là vấn đề khiến nhiều cá nhân, đơn vị phải “đau đầu” trong việc tìm kiếm giải pháp khắc phục. Nếu không biết đến, “ngó lơ” nhưng điều này thì rất có thể trong tương lại bạn sẽ người bị mắc vào những rắc rối này.
• Rủi ro lộ thông tin cá nhân.
• Rủi ro khi khách hàng lựa chọn website giả mạo.
• Rủi ro bị lừa chuyển tiền.
• Rủi ro về mạo danh.
• Rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố.
• Rủi ro về an ninh mạng, an toàn hệ thống.
So sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống
Khi một “phiên bản” mới được hình thành và phát triển, thì hiển nhiên tâm lý của số đông sẽ là so sánh, đánh giá nó với “phiên bản” cũ. Thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống cũng chính là một trong những chủ đề so sánh liên quan đến điều này. Hơn thế, hiện nay dù xu hướng thanh toán điện tử đang có tốc độ phát triển nhanh chóng. Nhưng thanh toán truyền thống vẫn đang nắm giữ một vị thế nhất định trong nền kinh tế chung.
Tất nhiên, với những bạn trẻ, những người tiêu dùng số thì việc chuyển đổi sang thanh toán điện tử không quá khó khăn mà còn diễn ra rất nhanh chóng. Nhưng đối với những người trung tuổi trở nên thì có lẽ thanh toán truyền thống, tức là dùng tiền mặt vẫn cứ là “chân ái”. Vậy hãy cùng chúng tôi so sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống để hiểu rõ hơn về hai hình thức đối ngược nhau này, đồng thời đưa ra những đánh giá chính xác nhất nhé.
+ Về mặt ưu điểm:
• Thanh toán truyền thống: Là hình thức quen thuộc, không mất phí giao dịch, thủ tục đơn giản, nhanh gọn và ai cũng có thể thực hiện được. Đặc biệt, bảo mật tuyệt đối về mặt thông tin cá nhân, không phát sinh thêm các khoản phí khác.
• Thanh toán điện tử: Tiến hành thuận tiện mọi lúc, mọi nơi, thậm chí không cần phải đến tận nơi, gặp mặt trực tiếp các cá nhân, đơn vị để thanh toán. Không mất nhiều thời gian cho việc lưu chuyển tiền tệ. Minh bạch, chính xác đến từng con số nhỏ nhất.
+ Về mặt nhược điểm:
• Thanh toán truyền thống: Hạn chế rất lớn về mặt địa lý, thất thoát, thiếu tiền có thể xảy ra trong quá trình giao dịch. Mất nhiều thời gian cho việc tính toán đối với những khoản giao dịch có giá trị lớn.
• Thanh toán điện tử: Liên quan đến các rủi ro về mặt lộ thông tin người dùng, các khoản chi phí phát sinh cũng như đòi hỏi cần phải có kết nối Internet hoặc các thiết bị tương thích mới có thể tiến hành giao dịch, thanh toán được.
Những giải pháp an toàn trong thanh toán điện tử
Đứng trước những bất cập, rủi ro trong thanh toán điện tử ắt hẳn nhiền bạn sẽ không khỏi băn khoăn, lo lắng khi tiến hành các giao dịch cần thiết của mình với hình thức này. Tất nhiên, sẽ không có một giải pháp nào đảm bảo an toàn trong thanh toán điện tử một cách tuyệt đối. Sự phát triển của thanh toán điện tử là điều mà chúng ta có thể cảm nhận một cách rất rõ ràng. Nhưng trước mắt những hạn chế trước mắt cần phải tìm kiếm các giải pháp tương ứng.
Khi sử dụng hình thức thanh toán điện tử hoặc đơn giản mua sắm trực tuyến, chúng ta đã phải tự đặt mình vào các trường hợp rủi ro. Tất nhiên, điều này cũng không khơi lên để bài trừ đi phương thức này vì bản chất thanh toán truyền thống những mang đến không ít bất cập và rủi ro. Mặt khác, thanh toán điện tử mang lại nhiều lợi ích hơn là hạn chế mà bạn vừa tìm hiểu đến ở phần trên. Vì vậy, trong phần cuối cùng này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những giải pháp an toàn trong thanh toán điện mà bạn nên “bỏ túi” cho mình.
• Lựa chọn hình thức thanh toán đảm bảo.
• Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình trạng tài khoản.
• Kích hoạt xác thực 2 yếu tố cho tất cả các giao dịch trực tuyến.
• Không lưu trữ thông tin thẻ tín dụng trực tuyến.
• Vô hiệu hóa tính năng tự động điền thông tin (Autofill) trên trình duyệt.
• Không thực hiện các giao dịch tài chính qua mạng wifi công cộng.
• Cảnh giác với các trang web lừa đảo.
• Cảnh giác với những lời đề nghị khó tin.
• Sử dụng mật khẩu an toàn.
• Nên sử dụng dịch vụ thanh toán của bên thứ ba có uy tín.
Trong những năm gần đây, thanh toán điện tử đã thực sử trở thành một xu hướng “bùng nổ” và không chỉ riêng tại thị trường Việt. Hình thức thanh toán này mang đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta và tất nhiên song hành với đó cũng có cả một số hạn chế nhất định. Tất nhiên, đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu khi mỗi một hình thức đều có tính chất hai mặt. Điều quan trọng là chúng ta sử dụng như thế nào để đảm bảo tính an toàn, sự thuận tiện của mình mà thôi.