Với sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường, đi kèm với các xu hướng “lên ngôi” liên tiếp đã khiến các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động tiếp thị, truyền thông, đặc biệt là Brand Marketing. Trước kia, phần lớn các chiến lược marketing của đơn vị kinh doanh chỉ chú trọng đến sản phẩm, dịch vụ hay khách hàng còn thương hiệu thì có phần “xem nhẹ” hơn.
Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, điều này đang dần được thay đổi. Không khó để nhận ra, hàng loạt thương hiệu đã bắt đầu “quay xe” quan tâm, chú trọng hơn đến Brand Marketing. Dường như, nó còn trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp.
Brand Marketing là gì?
Brand Marketing đang là khuynh hướng tiếp thị hiện đại nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo các Marketers cũng như các chủ doanh nghiệp, thương hiệu. Đối với dân trong ngành, đương nhiên “Brand Marketing là gì?” chỉ là một câu hỏi đơn giản, như một vấn đề quen thuộc mà vẫn thường trò chuyện mỗi ngày. Nhưng với những Marketers chỉ vừa mới “tập tành” hay chỉ là những người yêu thích tìm hiểu, đang có vấn đề cần phải nghiên cứu về điều này thì ắt hẳn đây vẫn là câu hỏi cần làm sáng tỏ ngay từ đầu. Dịch theo nghĩa tiếng Anh cơ bản thì “Brand” là thương hiệu, còn “Marketing” là tiếp thị.
Như vậy thì Brand Marketing được hiểu là tiếp thị thương hiệu, tức là các hoạt động tiếp thị, quảng bá liên quan đến thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng trong mắt khách hàng. Phương pháp này sẽ tập trung vào việc phát triển thương hiệu, để từ đó thương hiệu của mình có được vị thế riêng trên thị trường với những bản sắc riêng, giá trị riêng và điều này sẽ được in sâu vào trong tâm trí của mọi người. Tất nhiên, đối tượng mục tiêu ở đây vẫn sẽ được xác định một cách rõ ràng và cụ thể. Hay nói theo một khía cạnh khác, Brand Marketing là nỗ lực nâng cao giá trị thương hiệu và khiến nó được khách hàng ghi nhớ lâu hơn, sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn đang nhầm lẫn giữa Brand Marketing và Branding, nhưng đây lại là hai hoạt động riêng biệt. Tiếp thị thương hiệu chú trọng vào việc tái định hình thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo nên một sự nhận diện cao. Còn Branding sẽ xoay quanh các hoạt động xây dựng thương hiệu, nó được bắt đầu ngay từ khi thương hiệu của bạn chỉ vừa mới xuất hiện. Trong khi đó, Brand Marketing sẽ được triển khai sau khi sản phẩm đã được sản xuất một cách hoàn chỉnh, có kế hoạch phát triển rõ ràng.
Tầm quan trọng của Brand Marketing
Trước kia, phần lớn hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp, công ty chỉ tập trung vào sản phẩm, đúng hơn là làm sao để bán được nhiều sản phẩm, mang về được nhiều doanh thu nhất. Nhưng hiện nay, với xu hướng chuyển dịch trong kinh doanh nói chung và trong marketing nói riêng đã khiến nhiều quan điểm phải dần thay đổi. Marketing nếu chỉ tập trung vào sản phẩm, dịch hay doanh thu thì rất khó có thể giúp doanh nghiệp có thể đi lâu dài, cũng như giành được vị thế nhất định trên thị trường, cạnh tranh được với các đối thủ của mình.
Nhận định rất rõ điều này, khái niệm Brand Marketing đã được ra đời và trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thậm chí, tại nhiều doanh nghiệp lớn còn có riêng một đội ngũ đảm nhận về mảng này vô cùng chuyên nghiệp. Suy cho cùng, người tiêu dùng hiện nay không chỉ mua sản phẩm, dịch vụ mà còn là mua cả thương hiệu của bạn. Nếu thương hiệu không nổi tiếng, không uy tín thì rất khó để thuyết phục họ “chốt đơn”. Hơn thế, một khi thương hiệu không có tên tuổi trên thị trường thì ngay từ việc tiếp cận khách hàng mục tiêu ban đầu cũng đã trở nên khó khăn hơn cả.
Ngược lại, ngay khi thương hiệu của bạn được củng cố, đạt được một vị trí nhất định trên thị trường thì ngay khi bạn tung ra một dòng sản phẩm mới, cũng sẽ không quá chật vật trong việc “phủ sóng” chúng. Giá trị thương hiệu sẽ là yếu tố quyết định rất nhiều trong việc định vị sản phẩm định giá sản phẩm cũng như định vị vị trí trong tâm trí khách hàng. Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì Brand Marketing vẫn luôn là chìa khóa giúp bạn đạt được sự thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Nó không chỉ là doanh thu, ở đây chính là cả giá trị của cả một thương hiệu tác động đến mọi mặt.
Phân biệt nhanh Brand Marketing và Trade Marketing
Là hai khía cạnh rất được chú trọng trong chiến lược marketing, thế nhưng không ai cũng có thể phân biệt được rõ ràng giữa Brand Marketing và Trade Marketing. Tất nhiên, đây là những khái niệm độc lập, không có sự liên quan về các yếu tố quy chiếu. Trong một chiến lược marketing, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thúc đẩy mạnh cả hai mảng này. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn và tránh sự nhầm lẫn hãy cùng chúng tôi phân biệt nhanh về hai thuật ngữ này dựa trên những tiêu chí cụ thể dưới đây:
+ Về đối tượng:
• Brand Marketing: Hướng đến người tiêu dùng.
• Trade Marketing: Tác động tập trung vào cả người tiêu dùng và nhà bán lẻ.
+ Về mục tiêu:
• Brand Marketing: Tác động đến tâm trí khách hàng, vào sự tin tưởng, cả những điều mà chúng ta không thể do lường bằng các con số cụ thể.
• Trade Marketing: Tác động trực tiếp đến hành vi của khách hàng mục tiêu, cụ thể ở đây chính là quyết định mua sắm của họ.
+ Về vai trò:
• Brand Marketing: Nâng cao khả năng định vị, giá trị và tầm ảnh hưởng của thương hiệu, kéo khách hàng về nhiều hơn.
• Trade Marketing: Thúc đẩy hàng hóa, dịch vụ đến các nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng.
+ Về kênh:
• Brand Marketing: Thông các kênh truyền thông đại chúng.
• Trade Marketing: Thông qua các nhà phân phối bán lẻ, địa điểm bán hàng trực tiếp.
Các hoạt động chủ yếu trong Brand Marketing
Hướng đến mục tiêu chính là làm sao ngày càng khiến nhiều khách hàng biết đến thương hiệu, yêu thích thương hiệu và tin tưởng thương hiệu hơn, từ đó trở thành khách hàng trung thành luôn ủng hộ, lựa chọn mua sắm. Brand Marketing sẽ được phát triển với rất nhiều hoạt động khác nhau để thúc đẩy về mọi mặt. Hãy nhớ rằng, tiếp thị thương hiệu không phải chỉ có một hoạt động duy nhất. Trong thời buổi cạnh tranh gia tăng nhanh chóng hiện nay, một hoạt động tiếp thị, quảng cáo dù “bùng nổ” đến đâu cũng khó để cùng lúc mang về mọi giá trị mà chúng ta mong muốn.
Nó sẽ không chỉ dựa vào một hoạt động cố định là quảng cáo, chương trình khuyến mại hay digital marketing để phát triển. Tùy theo tiềm lực và khả năng, các doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những chiến dịch Brand Marketing hiệu quả nhất, phù hợp nhất. Và khi tìm hiểu về các hoạt động chủ yếu trong Brand Marketing sẽ có 5 cái tên mà bạn sẽ bắt gặp nhiều nhất.
1. Target Consumers Understanding – Thỏa mãn khách hàng mục tiêu
2. Brand Stategy Planning – Hoạch định chiến lược Brand Marketing
3. Brand Marketing Implementation – Thực thi Brand Marketing
4. Marketing Support
5. Effectiveness Tracking & Optimizing – Đo lường hiệu quả và tối ưu
Các yếu tố quan trọng trong chiến dịch Brand Marketing
Brand Marketing là một trong những chiến dịch được các doanh nghiệp “đầu tư” không nhỏ. Để có thể phát triển và đạt được các mục tiêu kỳ vọng, đội ngũ thực hiện cần phải nỗ lực, tập trung công sức, mọi người lực của mình. Tuy nhiên, để tạo nên sự thành công cho cả chiến dịch thì cần phải là sự hợp sức của rất nhiều yếu tố khác nhau. “Đầu tư” nhiều, chú trọng hàng đầu thế nhưng chỉ cần thiếu đi một yếu tố quan trọng thì kết quả cuối cùng mà bạn đạt được chưa chắc đã đúng với mong muốn.
Khi xây dựng và phát triển chiến dịch Brand Marketing cũng vậy, ngoài những yêu cầu cơ bản về mặt quy chuẩn, bài bản thì cần phải có sự đảm bảo từ 4 yếu tố quan trọng hàng đầu sau đây:
1. Xác định được chiến dịch chính của Brand Marketing: Khi phát trên Brand Marketing, bạn cần phải xác định được các chiến dịch chính của mình là gì, mọi thứ cần phải rõ ràng với kế hoạch được thiết lập.
2. Nhận diện đối tượng khách hàng: Để đem lại hiêu quả như mong muốn và tối ưu về mặt ngân sách thì việc nhận diện đối tượng khách hàng là khâu không thể bỏ qua.
3. Có thông điệp cụ thể cho doanh nghiệp: Đây chính là những thông tin, giá trị mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng.
4. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với ngành hàng/sản phẩm: Kênh truyền thông phù hợp sẽ quyết định đến sự thành công của cả chiến dịch lên đến 70%.
Cách xây dựng chiến dịch Brand Marketing bài bản
Hiểu được tầm quan trọng, nắm bắt được các yếu tố căn bản là một chuyện, nhưng để xây dựng nên một chiến dịch Brand Marketing bài bản thì vẫn sẽ có khoảng cách rất lớn. Brand Marketing là chiến dịch không chỉ giành riêng cho các doanh nghiệp lớn, thương hiệu quy mô tầm cỡ khu vực hay quốc tế. Nhưng ngay cả khi bạn là một thương hiệu nhỏ thì việc xây dựng chiến dịch này cũng cần phải bài bản ngay từ đầu.
Để chuẩn hóa về điều này, từ kinh nghiệm thực tiễn cũng như nghiên cứu, tổng hợp từ kiến thức được chia sẻ từ các Marketers lâu năm, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn 10 bước để xây dựng chiến dịch Brand Marketing bài bản nhất.
• Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch.
• Bước 2: Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực.
• Bước 3: Phân khúc khách hàng bạn hướng đến.
• Bước 4: Tạo ra một tuyên bố sứ mệnh thương hiệu của bạn.
• Bước 5: Phác thảo những lợi ích hấp dẫn mà thương hiệu bạn mang lại cho khách hàng.
• Bước 6: Xác định rõ cảm giác, giá trị mà bạn muốn mang đến cho khách hàng.
• Bước 7: Xây dựng câu chuyện và thông điệp thương hiệu.
• Bước 8: Xây dựng logo và khẩu hiệu.
• Bước 9: Tạo sự thống nhất giữa thương hiệu và các khía cạnh liên quan.
• Bước 10: Triển khai chiến dịch, đo lường và điều chỉnh cần thiết.
Những điều cần tránh khi phát triển chiến dịch Brand Marketing
Khi bạn chuẩn bị bắt tay vào việc xây dựng và phát triển chiến dịch Brand Marketing, bạn sẽ phải đối mặt với một khối lượng công việc không hề nhỏ chút nào. Thậm chí, sẽ có cả những mảng, lĩnh vực mà trước đó bạn chưa từng tiếp xúc, tìm hiểu đến. Vì vậy, mà đôi khi chúng ta dễ bỏ qua một số điều cần thiết hay mắc phải những sai lầm dù không quá lớn nhưng đều gây nên ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Nên đây là lý do vì sao, ngay từ khi mới chỉ là “mớ lý thuyết” thì chiến dịch của bạn đã phải cần đánh giá nghiêm ngặt. Đặc biệt, cần phải tránh rơi vào những điều được chúng tôi đề cập đến này.
Thứ nhất – Bỏ qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Đã có không ít đơn vị đã tung ra các chiến dịch Brand Marketing mà không qua sự nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Và đây chính là một điều các bạn tuyệt đối nên tránh khi trên “mảnh đất” không chỉ có một mình bạn. Hơn thế, đối thủ cạnh tranh cũng chính là tấm gương soi giúp bạn biết được mình nên làm gì và không nên làm gì.
Thứ hai – Phát triển các quảng cáo không nhất quán: Việc phát triển các quảng cáo không nhất quán sẽ dễ gây loãng thông tin, thông điệp, hình ảnh không được nhất quan. Tất nhiên, điều này còn khiến khách hàng dễ bị hiểu sai về giá trị, thông điệp mà thương hiệu muốn mang đến.
Thứ ba – Không có tầm nhìn dài hạn: Nếu thiếu đi điều này thì chiến dịch Brand Marketing trong quá trình triển khai sẽ nhanh chóng bị mất định hướng, các hoạt động, chính sách dần mất đi quy chuẩn.
Với những nội dung như trên, ắt hẳn không khó để bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Brand Marketing cũng như việc xây dựng, phát triển chiến dịch này sao cho bài bản và tối ưu nhất. Tiếp thị thương hiệu trong sự chuyển dịch ngày nay, đã trở thành một phần không thể thiếu. Ngay cả đối với một thương hiệu mới, quy mô nhỏ thì việc tập trung vào Brand Marketing vẫn luôn là điều cần thiết. Đảm bảo khi xây dựng tốt chiến dịch tiếp thị thương hiệu sẽ mang đến những lợi ích lý tưởng mà bao doanh nghiệp, công ty hằng mong muốn.