Không chỉ có Facebook hay Instagarm mà Zalo – một sản phẩm phẩm “Made in Việt Nam”, cũng trở thành mạng xã hội có lượng người dùng đông đảo ở nước ta hiện nay. Cùng với đó, đối với các chủ shop, doanh nghiệp thì đây còn là một “mảnh đất màu mỡ” cho hoạt động tiếp thị, truyền thông của mình.
Rất nhiều đơn vị đang tập trung vào việc khai thác Zalo marketing một cách tối ưu nhất, nhằm phục vụ cho các chiếc lược, mục tiêu tiếp thị tổng thể của mình. Tuy nhiên, để triển khai chiến lược Zalo marketing thành công buộc bạn phải có kiến thức chuyên sâu về vấn đề này, ngay cả những lưu ý nhỏ nhất cũng không nên bỏ qua.
Zalo marketing là gì?
Hầu hết chúng ta đều đã quá quen thuộc với mạng xã hội Zalo, nó là một ứng dụng OTT cho phép người dùng có thể nhắn tin, gọi điện với những người khác trên nền tảng thông qua nền tảng điện thoại thông minh và máy tính. Tuy nhiên, dù quen thuộc là vậy nhưng không phải ai cũng có thể trả lời một cách chính xác đối với câu hỏi Zalo marketing là gì? Với sự bùng nổ của các nền tảng số, không chỉ về phương pháp bán hàng mà ngay cả trong vấn đề tiếp thị, truyền thông hiện đại buộc các doanh nghiệp cũng phải thay đổi rất nhiều.
Trong đó, các nền tảng, phương pháp marketing online đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và Zalo marketing cũng nằm trong số đó. Bạn có thể hiểu khái niệm này một cách đơn giản rằng, Zalo marketing được đề cập để nói về một tập hợp các hoạt động tiếp thị được diễn ra trên nền tảng mạng xã hội này. Như vậy, Zalo sẽ được xem như một môi trường, một công cụ để các doanh nghiệp triển khai các kế hoạch tiếp thị của mình một cách tối ưu hơn. Trong đó sẽ có rất nhiều hoạt động khác nhau như tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận khách hàng mục tiêu, quảng bá, thúc đẩy nhận thức về sản phẩm, thương hiệu,…
Nói theo một cách khác thì Zalo marketing là phương tiện giúp các chủ shop, doanh nghiệp kết nối nhanh chóng và rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua. Về bản chất thì có cũng giống như Facebook marketing hay Instagram marketing. Đơn giản là sử dụng mạng xã hội để triển khai các hoạt động tiếp thị của mình, nhằm đạt được các giá trị nhất định cho mục đích kinh doanh. Nhất là khi mạng xã hội ngày càng phát triển, tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của chúng ta.
Triển vọng phát triển của Zalo marketing
Là một sản phẩm “Made in Việt Nam”, so với Facebook hay các mạng xã hội tầm cỡ khác trên thế giới có lẽ nhiều bạn sẽ không đánh giá quá cao Zalo marketing. Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi trong nước thì điều này lại là hoàn toàn ngược lại. Nền tảng tiếp thị này ngày càng nhận được nhiều đánh giá cao hơn về mức độ hiệu quả, cũng như các tính năng được phát triển mới dần từng bước hoàn thiện. Bắt đầu từ năm 2021, Zalo đã bổ sung thêm rất nhiều tính năng mới nhằm hỗ trợ cho giao tiếp cá nhân và giao tiếp công việc được tối ưu hơn.
Điển hình như tính năng tin nhắn nhanh, phục vụ cho các shop, nhân viên sales, chăm sóc khách hàng có thể gửi đi các mẫu có sẵn đã được lưu trước đó ngay lập tức hay tính năng cuộc họp nhóm qua Zalo. Những dấu hiệu này mà một minh chứng rõ ràng nhất cho triển vọng phát triển của Zalo nói chung và Zalo marketing nói riêng trong tương lai. Cùng với đó, nền tảng này cũng không ngừng được mở rộng để phục vụ các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cho nhiệm vụ tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định rằng Zalo marketing chính là một nền tảng có đầy triển vọng mà các cá nhân, đơn vị kinh doanh nên chú trọng phát triển trong thời gian sắp tới. Dù ở thời điểm hiện tại, bạn chưa bắt đầu khám phá “mảnh đất màu mỡ” cho hoạt động tiếp thị này thì ngay bây giờ hãy bắt đầu tìm hiểu, chuẩn bị để triển khai một cách tốt nhất cho mình. Trong thời đại số, các quan điểm và cách nhìn nhận về marketing của bạn cũng cần phải thay đổi. Nếu chậm chân thì bạn sẽ ngay lập tức trở thành một người “lạc hậu” và vị thế kém hơn so với các đối thủ của mình.
Có nên thực hiện Zalo marketing không?
Triển vọng phát triển của Zalo marketing là điều có thể minh chứng một cách rõ ràng, tuy nhiên để triển khai chiến lược tiếp thị trên một nền tảng nào đó luôn cần có một sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nên đây cũng là lý do vì sao nhiều người sẽ băn khoăn không biết có nên thực hiện Zalo marketing không? Hơn thế với nhiều người thì Zalo vẫn là một “mảnh đất mới” trong việc làm tiếp thị, truyền thông vẫn còn nhiều rủi ro và thách thức. Trong kinh doanh dù rủi ro là điều được coi là hiển nhiên, nhưng mọi thứ đều được tính toán một cách rõ ràng để tránh hoặc giảm thiểu tác động một cách thấp nhấp.
Ngay cả việc có nên triển khai Zalo marketing cũng vậy, dù không phủ nhận được rằng Zalo đã mang đến rất nhiều thành công cho nhiều chủ shop, doanh nghiệp. Không chỉ trong vấn đề tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận, chăm sóc khách hàng mà còn trực tiếp là doanh thu được tăng lên. Hiệu quả là vậy, nhưng bạn có biết tại sao chúng ta nên triển khai Zalo marketing không và những hé lộ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp điều này một cách rõ ràng.
• Thứ nhất: Zalo là mạng xã hội có lượng khách hàng tiềm năng lớn, khoảng 50 triệu tài khoản sử dụng.
• Thứ hai: Tính định vụ của Zalo tại Việt Nam rất cao.
• Thứ ba: Zalo hoàn toàn miễn phí với các tính năng cơ bản của mình.
• Thứ tư: Đây là nền tảng có mức độ uy tín cao.
• Thứ năm: Tối ưu chi phí cho các chiến lược marketing của đơn vị.
• Thứ sáu: Giao diện quảng cáo thân thiện, dễ dàng sử dụng.
• Thứ bảy: Đây là nền tảng quảng cáo dành cho người Việt, hỗ trợ cho người Việt. Nên nếu có vấn đề về phi phạm sẽ chỉ bị từ chối duyệt bài chứ không khóa tài khoản.
• Thứ tám: Tiềm năng phát triển của Zalo trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người làm kinh doanh.
Phân loại các hình thức triển khai Zalo marketing
Như vậy, Zalo đã và đang trở thành nền tảng tiếp thị giúp các cá nhân, đơn vị có thể khai thác được vô số giá trị lớn cho hoạt động kinh doanh. Tương tự như các mạng xã hội khác khi được sử dụng với mục đích tiếp thị, Zalo marketing được triển khai với nhiều hình thức khác nhau. Việc phân chia các hình thức này cũng được tiến hành dựa trên các phương pháp riêng biệt. Nên khi tìm hiểu về vấn đề này sẽ gây ra nhầm lẫn với nhiều bạn.
Để giúp các bạn có thể hiểu rõ về Zalo marketing cũng như phân biệt một cách rõ ràng nhất về các hình thức triển khai Zalo marketing chúng tôi sẽ phân loại như sau:
• Zalo marketing triển khai qua tài khoản cá nhân
• Zalo marketing triển khai qua Zalo Official Account (Zalo OA)
• Zalo marketing triển khai trong lĩnh vực bán lẻ - Zalo shop
• Zalo marketing triển khai qua quảng cáo Zalo.
• Zalo marketing triển khai qua Zalo ZNS và Zalo ZNC
Mỗi một hình thức triển khai Zalo marketing sẽ có các đặc điểm khác nhau, từ đó hình thành nên từng ưu – nhược điểm. Vì vậy, nếu muốn triển khai chiến lược Zalo marketing dù trong thời gian ngắn hay dài thì bạn đều cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này. Hơn thế, cùng là một hình thức nhưng không phải hiệu quả với người này mà sẽ hiệu quả với tất cả. Nên đôi khi chúng ta cần phải xét đến các yếu tố khác nhau để đánh giá hình thức này có phù hợp với mô hình, mục tiêu và tiềm lực của mình hay không.
Nên ứng dụng Zalo marketing vào ngành nào?
Theo đánh giá chung thì Zalo marketing phù hợp với hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Không khó để một cá nhân hay một công ty, doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động tiếp thị trên nền tảng này. Nhất là khi Zalo còn mang đến vô số những tính năng, công cụ ưu việt phục vụ một cách tối ưu nhất cho mục đích tiếp thị của chúng ta. Tuy nhiên, thực tế thì không phải đơn vị nào cũng lựa chọn Zalo để triển khai các chiến lược, hoạt động tiếp thị của mình. Điều này có thể xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau nhưng tiềm lực, khả năng và đặc biệt là tính phù hợp.
Mục tiêu, nguồn lực tiếp thị của mỗi cá nhân, đơn vị là khác nhau nên trong quá trình lựa chọn nền tảng, kênh truyền thông họ cũng sẽ đưa ra những đánh giá của riêng mình. Hơn thế, hoạt động trên cùng một lĩnh vực cũng chưa chắc mọi doanh nghiệp cũng đã lựa chọn Zalo marketing. Theo đánh giá của chúng ta sẽ có 3 ngành được coi là phù hợp hơn cả để triển khai tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội này.
1. Ngành bán lẻ: Có thể nói bán lẻ là một ngành nên ứng dụng ngay Zalo marketing, đây là công cụ không chỉ phù hợp, mang đến sự thuận tiện mà còn đánh giá vào thói quan, hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Điển hình trong đó phải kể đến các lĩnh vực như quần áo, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm,…
2. Ngành dịch vụ: Như các bạn cũng đã biết, ngành dịch vụ luôn đi kèm với các yếu tố về khu vực địa lý, dân cư. Trong khi đó, Zalo được phát triển với những tính năng chuyên sâu để giúp các doanh nghiệp dịch vụ tìm kiếm các cơ hội tốt nhất cho mình dựa trên khía cạnh này.
3. Ngành bất động sản: “Ứng cử viên sáng giá” cuối cùng chính là ngành bất động sản, khi mà ngày càng nhiều doanh nghiệp tập trung phát triển Zalo như một kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng chủ lực.
Cách xây dựng chiến lược marketing trên Zalo hiệu quả
Để thực hiện từng bước, từng bước quy chuẩn trong việc xây dựng chiến lược marketing trên Zalo đôi khi lại không phải quá khó. Nhưng để chiến lược được triển khai một cách hiệu quả, dựa trên nền tảng về mặt lý thuyết bạn đã xây dựng này lại điều hoàn toàn ngược lại. Quan trọng hơn cả, chỉ cần xây dựng chiến lược tiếp thị trên Zalo hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Từ tỷ lệ chuyển đổi, tiếp cận, chăm sóc khách hàng, doanh thu cho đến ngân sách hoạt động đều được tối ưu nhất.
Vậy làm sao để xây dựng chiến lược marketing trên Zalo một cách hiệu quả nhất? Chỉ với một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn có một đáp án hoàn chỉnh với câu hỏi này.
• Sử dụng những tài nguyên miễn phí của Zalo: Nền tảng mạng xã hội Zalo cung cấp không ít những tài nguyên miễn phí, vậy tại sao bạn lại không tận dụng chúng một cách triệt để cho mục đích tiếp cận khách hàng của mình?
• Xây dựng nội dung thu hút: Dù ở bất kỳ một nền tảng tiếp thị nào thì nội dung vẫn là yếu tố quyết định đến mức độ hiệu quả của chiến lược rất nhiều. Nội dung ở đây không chỉ là câu từ đơn giản mà bao gồm cả hình ảnh, video,… Bạn cần phải sáng tạo, xây dựng ra những nội dung thực sự lôi cuốn, khiến khách hàng của mình ấn tượng sâu sắc.
• Kết hợp các biện pháp Zalo marketing tổng thể: Đừng chỉ sử dụng duy nhất một hình thức hay một công cụ Zalo marketing nào thay vào đó hãy kết hợp chúng lại với nhau. Zalo marketing tổng thể bao giờ cũng nâng cao hiệu quả một cách tốt nhất cho bạn.
Một số lưu ý khi triển khai Zalo marketing bạn cần biết
Những giá trị hữu ích mà Zalo marketing mang lại cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh là điều rất dễ để kiểm chứng. Nhưng như đã nhắc đến với các bạn, muốn thành công ở các hoạt động tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội Zalo hay bất kỳ một nền tảng nào khác thì bạn phải thực sự am hiểu về nó. Trong suốt quá trình xây dựng, hiện thực hóa chỉ cần bạn bỏ qua một điều gì đấy, dù là nhỏ nhất những có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng.
Không phải ai khi triển khai Zalo marketing cũng đều thu về những kết quả đúng như kỳ vọng của mình, đây là điều mà bạn cần phải biết rõ và không được phép đánh giá thấp. Sẽ thật đáng tiếp nếu như các Marketers triển khai Zalo marketing mà bỏ qua những lưu ý “vàng” này.
• Phân tích thị trường – Thử nghiệm – Đo lường: Đây là những “mảnh ghép” không thể thiếu trong hoạt động Zalo marketing của bạn. Bạn cần đưa ra một chiến lược rõ ràng và bạn cần phải hiểu rõ thị trường, sau đó đừng quên thử nghiệm chúng ở một phạm vi hay mức độ nhất định. Cuối cùng là đo lường, thiếu đi sự đánh giá, kiểm soát thì bạn không thể biết mình đã làm tốt chưa và chưa làm tốt ở đâu.
• Nội dung hữu ích: Đừng đưa ra những nội dung chỉ chăm chăm vào việc làm tăng giá trị cho sản phẩm, thương hiệu của mình. Mà thay vào đó, hãy nghiên cứu đâu là những nội dung thực sự hữu ích cho khách hàng của mình.
• Ngân sách quảng cáo: Để tăng mức độ hiệu quả thì quảng cáo Zalo là điều bạn không nên bỏ qua. Bạn chỉ cần nạp tiền vào để triển khai các chiến dịch quảng cáo trên Zalo của mình. Tuy rằng, các điều kiện không quá nghiêm ngặt như trong việc khóa tài khoản. Nhưng bạn hãy phân chia và tính toán ngân sách quảng cáo của mình một cách rõ ràng, nhất là khi muốn đi đường dài.
• Khu vực: Zalo cho phép các tài khoản tiến hành quảng cáo theo từng khu vực địa lý, đừng bỏ qua điều này nó rất hữu ích nếu như bạn áp dụng đúng cách, đúng lúc.
Không dừng lại ở một mạng xã hội đơn thuần, Zalo còn mang đến một nền tảng tiếp thị siêu hữu ích với nhiều tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để triển khai Zalo marketing bạn cần tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm giá trị cho mình. Mỗi một nền tảng đều có những luật chơi, cơ hội và thách thức riêng. Điều này buộc bạn phải tỉnh táo để đưa ra những quyết định, chiến lược sáng suốt nhất.