Covid xuất hiện làm xáo trộn mạnh mẽ nền kinh tế, như một sự “chọn lọc tự nhiên” giữa các doanh nghiệp.
Ngồi nói chuyện với chủ doanh nghiệp kinh doanh nội thất, anh trải lòng: “Công ty thành lập 5 năm, 1 2 năm đầu đi đúng hướng, doanh số khá tốt, nhưng gần 2 năm chống chọi dịch bệnh, doanh thu bắt đầu lẹt đẹt và từ đầu năm đến giờ suy giảm trông thấy.”
Tìm hiểu sâu hơn, Hiếu phát hiện: cách thức kinh doanh của họ vẫn giống hệt như cách làm từ 5 năm trước! Thị trường biến động nhanh chóng, hôm nay thế này ngày mai đã khác.
Vậy mà doanh nghiệp còn ngoan cố đứng im 5 năm liền, thiếu đi năng lực học tập nội tại, làm sao trụ vững?
Hiếu cũng từng trả giá đắt cho sự không chịu học hỏi.
Trước đây làm trong công ty có Brand lớn, được đào tạo bài bản về cách bán hàng B2B, sau một thời gian, Hiếu trở thành The Best Seller.
Đạt thành tựu, Hiếu tự mãn và nghĩ cái gì vào tay cũng bán được, chuyện bán hàng… dễ ẹc. Khi chuyển qua mô hình B2C, Hiếu bắt đầu nếm thất bại vì khách hàng, mô hình khác nhau.
Chuyển sang bán hàng cho Startup, vẫn bảo thủ áp dụng cách cũ, Hiếu lại té sấp mặt, giờ mới nhận ra cái quan trọng mình thiếu là tư duy Marketing.
Nếu công ty có sẵn Brand lớn với mô hình bán hàng B2B thì Sales không cần kỹ năng Marketing vẫn có thể bán tốt, nhưng với B2C và Startup mà không chịu học hỏi làm Marketing thì đừng mơ có số, lúc này Hiếu mới vội vàng đọc sách, tìm hiểu về MKT một cách bài bản.
Thành công của quá khứ hay hiện tại của bất kì cá nhân hay tổ chức nào không là cơ sở đảm bảo sự thành công trong tương lai.
Lợi thế cạnh tranh cuối cùng của một doanh nghiệp là khả năng học hỏi và biến việc học tập thành thực tiễn. Doanh nghiệp không thể chỉ chiến đấu bằng xe tăng nếu như đối thủ đã dùng bom hạt nhân. Việc học tập và nâng cao năng lực không ngừng sẽ là chìa khóa để tồn tại.
Văn hóa học tập là câu chuyện không hề mới. CEO nào cũng mong muốn nhân viên nâng cao trình độ, tích lũy kiến thức.
Tuy nhiên, một nước đi sai lầm là doanh nghiệp thiếu đi chiến lược cụ thể cho hoạt động học tập này, khiến cho tri thức chung của doanh nghiệp không được quản trị.
Cổ vũ văn hoá học tập trong một tổ chức không phải là việc có thể làm trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng mà là một quá trình bền vững theo chiến lược:
- Đào tạo và Huấn luyện
Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển văn hóa học tập Quá trình đào tạo và huấn luyện tạo ra một môi trường tuyệt vời để phát triển sự học hỏi đa chiều trong tổ chức.
- Chấp nhận rủi ro và thử nghiệm sáng kiến mới
Hiếu tin tưởng mạnh mẽ rằng các nhân viên ở trong vùng thoải mái sẽ không thể học hỏi và phát triển tốt. Lãnh đạo cần học cách chấp nhận rủi ro và không ngừng thử nghiệm !
Có những thất bại cần được chấp nhận, như là những cơ hội học tập.
- Định hướng bằng mục tiêu OKR
Học hỏi và các sáng kiến sẽ bị phân tán và giảm sức mạnh, khi không có định hướng.
Hãy hình dung, hàng trăm bài học và hàng nghìn sáng kiến được đưa ra, nhưng không có mục đích? Do đó, cần thiết lập mục tiêu OKR của cả công ty, từng phòng ban và từng cá nhân cụ thể. OKR giúp tất cả tập trung và tăng động lực để đạt được mục tiêu cá nhân cũng là mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.
- Lãnh đạo làm gương
Việc quan trọng của lãnh đạo là là truyền cảm hứng cho nhân viên khiến họ phát huy tối đa tiềm năng và hiệu suất.
Không thể hô hào văn hóa học tập mà chính lãnh đạo lại là người chây ỳ, không chịu học tập, phát triển. Như thế làm sao nhân viên tin, phục?
Cần hành động mạnh hơn lời nói, tạo sự tin tưởng từ nhân viên.
Chủ doanh nghiệp hãy nhớ, đầu tư vào con người không bao giờ lỗ!
VIỆT ANH - MARKETING TUHA