Shopee – đang là một trong những sàn thương mại điện tử hot nhất hiện nay với số lượng “gian hàng” khủng khiếp, tấp nập kẻ bán - người mua.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trên trang TMĐT này, hoặc đã kinh doanh nhưng chưa hiệu quả ?
TUHA sẽ chia sẻ cho bạn những cách thu hút khách hàng hiệu quả khi kinh doanh trên sàn với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 80,000 nhà bán lẻ.
Việc mở cho mình một gian hàng trên shopee không hề khó, nhưng làm sao để gian hàng của mình có chỗ đứng và giúp hái ra ngàn đơn thì không phải ai cũng làm được.
Dưới đây là những bí quyết mà có thể chưa ai bật mí cho bạn, hy vọng sẽ giúp bạn thành công với gian hàng của mình nhé.
Shopee, TiKi,,.. Những ông lớn trong sàn giao dịch TMĐT bạn biết chọn ai để “lên sàn” ?
Cùng điểm qua một vài ý chính và những ưu đãi thú vị khi đăng ký gian hàng tại Shopee nào !
Mở gian hàng, đăng sản phẩm miễn phí. Phí thanh toán khoảng 2%, tương đối thấp so với các sàn còn lại.
Có sẵn lượng khách truy cập lớn. Tính đến năm 2021, Shopee đang là sàn thương mại điện tử dẫn đầu về lượt truy cập mỗi tháng.
Tạo được mã giảm giá riêng. Trên Shopee, bạn có thể chủ động tạo mã giảm giá cho toàn bộ sản phẩm hoặc riêng 1 sản phẩm nào đó.
Shopee là một trong những trang thương mại điện tử hàng đầu hiện nay, thu hút lượng lớn người mua và bán hàng online.
1. Tiêu đề sản phẩm:
Tiêu đề được xem là cửa ngõ đầu tiên quyết định khách hàng có tiếp tục tìm hiểu và mua sản phẩm hay không.
Đầu tư thêm thời gian để đặt tiêu đề cuốn hút sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn, không chỉ tăng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng mà còn tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
2. Sử dụng Hashtag khi bán hàng:
Sử dụng Hashtag là cách thức giúp người mua tiếp cận sản phẩm nhanh chóng nhất.
Một Hashtag thống nhất sẽ giúp nâng cao kết quả hoạt động của các kênh truyền thông.
3. Trang trí shop chuyên nghiệp:
Hình ảnh sản phẩm trên trang cửa hàng được trang trí một cách chuyên nghiệp, hấp dẫn sẽ giúp củng cố mức độ hiển thị shop của bạn trên Shopee và nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Từ đó khách hàng sẽ tin tưởng hơn và quan tâm đến các sản phẩm trong cửa hàng của bạn.
4. Đặt giá cạnh tranh:
Bạn nên tham khảo các shop khác về giá cả sản phẩm và đưa ra mức giá cạnh tranh phù hợp.
Bạn có thể áp dụng một số chương trình khuyến mãi khác như giảm giá giờ vàng, miễn phí vận chuyển,…
5. Tư vấn và chăm sóc khách hàng tận tình
Thử hình dung bạn là người mua hàng, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn vừa mất tiền lại vừa bị đối xử với thái độ thờ ơ, khó chịu.
Ngược lại, khi bạn được tư vấn nhiệt tình, chu đáo bạn sẽ mang tâm trạng vui vẻ và muốn chi tiêu nhiều hơn cho cửa hàng đó, thậm chí nếu có sai sót hay lỗi nhỏ cũng sẽ dễ dàng để khách hàng
thương lượng, bỏ qua.
6. Áp dụng chính sách bảo hành:
Bản thân là người mua hàng, chúng ta đều muốn có được một sự đảm bảo nhất định.
Đồng thời nó thể hiện uy tín của cửa hàng, đáp ứng tâm lí thích an toàn của khách.
Chính sách bảo hành thường phù hợp với các mặt hàng điện tử, các thiết bị đồ chơi, điện gia dụng…
Nhiều khách hàng ngại mua hàng online vì các vấn đề bảo hành.
Nếu bạn bổ sung chính sách bảo hành, đổi trả hàng khi có lỗi của nhà sản xuất thì khách hàng sẽ tin tưởng và ưu tiên chọn mua sản phẩm của bạn hơn.