Đại dịch covid-19 bùng nổ đã gây nên rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực khác nhau cùng lúc và kinh tế cũng không nằm ngoài vòng đó. Dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp, tiểu thương rơi vào tình cảnh khó khăn và phải trì hoãn công việc của mình. Những khó khăn, thách thức là điều mà chúng ta luôn nhìn nhận rất rõ.
Tuy nhiên, nếu biết nắm bắt các yếu tố chủ chốt bạn hoàn toàn có thể tạo ra cho mình những cơ hội đầy đột phá và nhất là khi tiến vào giai đoạn bình thường mới. Vậy sau dịch nên kinh doanh gì ổn định, lợi nhuận cao? 5 ý tưởng được hé lộ trong bài ngày hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách nhanh chóng.
Tác động của đại dịch đến nền kinh tế tại Việt Nam
Sự bùng phát của các đợt đại dịch Covid-19 trên toàn cầu luôn mang đến những thách thức, tác động chưa từng có đến nền kinh tế chung. Mặc dù, vẫn được đánh giá là một trong những quốc giá có nền kinh tế ổn định tại khu vực ASEAN trong bão dịch. Thế nhưng, những tác động của đại đến nền kinh tế tại Việt Nam trong suốt thời gian qua là điều mà ai cũng có thể thấy, thậm chí nó còn tạo nên một sự xáo trộn chuỗi cung ứng không chỉ trong nước. Tương tự như các nền kinh tế khác trên thế giới, trong nước các ngành công nghiệp sản xuất bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến các mối nguy cơ về việc dừng sản xuất trong thời gian dài.
Cùng với đó, Covid-19 còn tác động nặng nề đến các mảng hàng hải, hậu cần hay ngành phân phối, bán lẻ tại Việt Nam. Việc phân phối, bán lẻ hàng hóa dịch vụ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi đứng trước các đợt giãn cách xã hội, hạn chế đi lại. Điều này đã đẩy các thương nhân đứng trước bờ vực phá sản, sập tiệm bất cứ lúc nào. Rất nhiều người, doanh nghiệp đã phải trả mặt bằng kinh doanh khi việc buôn bán bị ngưng trệ trong thời gian quá dài. Ngay cả hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy hải sản cũng không thoát khỏi những tác động nghiêm trọng này.
Khi hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, không thu mua, ngừng xuất khẩu nên đã đẩy việc lưu thông các mặt hàng nông, lâm nghiệp và thủy hải sản đứng trước một rủi ro lớn. Cùng với đó, ngành dịch vụ có những giai đoạn phải đóng cửa hoàn toàn. Trong thời gian gần đây, dù điều này đã trở nên khả quan hơn nhưng do ngành du lịch chưa thực sự phục hồi, nên ngành dịch vụ vẫn rất “chật vật” để quay lại bình thường mới. Ngoài ra, nền kinh tế Việt còn phụ thuộc và các nền kinh tế khác trên thế giới. Nên các tác động chung của toàn cầu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước.
Những thay đổi của nền kinh tế sau dịch
Có thể thấy đại dịch cho đến hiện tại luôn có nhiều diễn biến phức tạp, không ai có thể đưa ra một dự đoán hay một kịch bản chắc chắn tuyệt đối. Thế nhưng, thay vì lo lắng, hoảng loạn và “đóng cửa” thì các nước hiện nay đã bắt đầu “sống chung với lũ” với những biện pháp, chính sách hợp lý hơn. Việc đóng cửa hoàn toàn, giãn cách xã hội kéo dài, diện rộng cũng không còn được áp dụng như trước kia nữa. Bạn có thể thấy điều này ngay ở trong nước ta, từng bước nới lỏng, vừa lao động vừa chống dịch là quan điểm đang được khích lệ lúc này.
Thế nhưng, do những tác động của đại dịch đã vô hình chung tạo nên những thay đổi của nền kinh tế sau dịch. Đây là những điều mà bạn cần phải quan tâm đến nếu nhưng muốn bắt đầu kinh doanh khi bước vào giai đoạn bình thường mới. Bởi những điều này sẽ chi phí rất nhiều đến chiến lược, hoạt động kinh doanh của bạn dù là quy mô nhỏ đi chăng nữa.
1. Xu hướng tiêu dùng hiện đại: Đây là thay đổi rất lớn của nền kinh tế đã được khởi phát từ trong dịch chứ không chỉ riêng thì ở bối cảnh sau dịch. Có chăng, xu hướng tiêu dùng hiện đại sau dịch sẽ càng phát triển thêm mà thôi.
2. Xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm mới: Có ba điều sẽ được đề cập trong xu hướng chi tiêu và sở thích mua sắm mới sau dịch là những mặt hàng ưu tiên, tiện lợi và tiêu dùng xanh.
3. Xu hướng thay đổi mô hình kinh doanh: Với xu hướng tiêu dùng hiện đại đã khéo theo sự thay đổi mô hình kinh doanh sau dịch rất rõ ràng. Điều này đã buộc các đơn vị phải có phản ứng nhanh để thích ứng với thời cuộc chung.
Kinh doanh sau dịch cần chú ý những gì?
Ứng phó với những tác động và hậu quả từ đại dịch Covid-19 quả là một thách thức rất lớn đối với mọi cá nhân, đơn vị kinh doanh. Nhất là khi những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế chung là không hề nhỏ chút nào. Trong bối cảnh chúng ta đang dần từng bước thích nghi với trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp lại càng phải có sự chuẩn bị tốt hơn. Việc kinh doanh sau dịch dù là mới bắt đầu hay là tiếp tục triển khi đều sẽ có những điểm chung nhất định, do chịu sự chi phối của tình hình dịch bệnh và nền kinh tế chung.
Vì vậy, kinh doanh sau dịch lại càng cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để có thể duy trì sự phát triển và tăng trưởng ổn định lâu dài. Theo đó, sẽ có một số những điều sau đầy mà bạn cần chú ý đến.
• Luôn có những kịch bản, kế hoạch ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
• Xem xét các lĩnh vực nên ưu tiên hàng đầu, tìm kiếm chuỗi giá trị khác biệt cũng như đào tạo nhân sự trong cách vận hành mới.
• Phát triển vào mảng thương mại điện tử là điều cần thiết để thích nghi với sự thay đổi chung trong xu hướng tiêu dùng, mua sắm của khách hàng.
• Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong phân phối hàng hóa để hạn chế sự giãn đoạn chuỗi cung ứng, giao hàng chậm trễ.
• Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên trách để đảm bảo các nhiệm vụ định hình, xây dựng, phát triển cũng như giám sát các nhiệm vụ cụ thể, nhất là trong vấn đề thay đổi cách vận hành mới của doanh nghiệp.
Sau dịch nên kinh doanh gì? – 5 ý tưởng siêu lợi nhuận
“Sau dịch nên kinh doanh gì?” đây có lẽ là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm nhất đến lúc này. Ngay cả khi bước vào trạng thái bình thường mới thì vẫn có rất nhiều rủi ro, thách thức thường trực. Hơn thế, một trong những lưu ý quan trọng khi bắt tay vào việc kinh doanh sau dịch lại là cân nhắc đến các lĩnh vực nên ưu tiên. Không phải lĩnh vực hay mặt hàng, dịch vụ nào cũng sẽ “bạo phát” sau dịch nên bạn cần phải cẩn trọng trong vấn đề này. Nếu như vẫn mãi băn khoăn không biết kinh doanh gì sau dịch thì 5 ý tưởng siêu lợi nhuận sau đây là những thông tin mà bạn không nên bỏ qua.
Kinh doanh thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe
Ngay từ khi đại dịch Covid-19 những thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe đã trở thành mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cực cao. Các bạn ắt hẳn vẫn còn nhớ vào thời điểm đầu dịch bệnh khẩu trang, nước muối hay nước rửa tay trở nên khan hiếm như thế nào. Dù đến nay, sự khan hiếm đối với các mặt hàng đã được giải quyết tốt hơn và cũng không cần phải lo lắng quá nhiều trong vấn đề tăng giá. Nhưng những ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Nhất là khi hiện nay, việc chữa trị các bệnh nhân Covid-19 tại nhà là điều rất phổ biến. Nên việc kinh doanh thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe thực sự trở thành một ý tưởng “vàng” giúp bạn có thể hốt bạc sau dịch này.
Kinh doanh thực phẩm chức năng
Tương tự như trên, với quan điểm đặt sức khỏe lên hàng đầu kinh doanh thực phẩm chức năng chính là ý tưởng mà bạn không nên bỏ qua lúc này. Sức tiêu thụ của mặt hàng này vốn cao và càng tăng trưởng sau những đợi dịch kéo dài. Đây là các sản phẩm bổ trợ cho sức khỏe, thể chất cũng như tinh thần và được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Do vậy, nếu bạn băn khoăn không biết sau dịch nên kinh doanh gì thì đây là một đáp án đầy lý tưởng. Tất nhiên, để bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về các điều kiện, thủ tục theo yêu cầu của Nhà nước.
Kinh doanh thực phẩm online
Do ảnh hưởng từ dịch bệnh cũng như các đợt giãn cách xã hội, đã tạo ra một xu hướng tiêu dùng mới cho người dân nước ta – mua sắm online. Thêm vào đó, rất nhiều hàng quán phải đóng cửa, hạn chế việc kinh doanh tại chỗ. Điều này đã khiến nhu cầu mua sắm thực phẩm online lại tăng cao ngay cả thời điểm sau dịch. Hơn thế, kinh doanh thực phẩm online bao hàm rất nhiều mảng khác nhau để bạn có thể sử dụng như thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm sạch,… Mỗi loại đều có những phân khúc thị trường riêng biệt và nếu như khéo léo trong cách chọn lựa, phát triển bạn sẽ đạt được mức lợi nhuận cao.
Kinh doanh đồ dùng, thiết bị nhà bếp
Trong thời điểm dịch bệnh diễn ra, chúng ta dành phần lớn thời gian ở nhà nhiều hơn. Cũng vì vậy mà nhiều chuyển sau việc “yêu căn bếp” của mình nhiều hơn, tập tành nấu nướng, thử sức với những món mới. Vì vậy mà các đồ dùng, thiết bị nhà bếp ngẫu nhiên lọt vào danh sách các sản phẩm bán chạy. Đương nhiên, thời điểm sau dịch thì thói quen, sở thích này của đông đảo mọi người vẫn sẽ được duy trì. Nhất là với những ai đang sinh sống ở các thành phố, đô thị đông đúc dân cư với lối sống bận rộn thì lại càng muốn đầu tư vào các đồ dùng, thiệt bị nhà bếp tiện dụng. Cũng vì vậy, mà đây là các mặt hàng sẽ phù hợp hơn cả khi kinh doanh ở các khu vực địa lý như vậy.
Kinh doanh dụng cụ thể thao
Tập luyện thể thao – Nâng cao sức khỏe là câu khẩu hiệu mà chúng ta bắt gặp rất nhiều. Nhưng khi thời điểm dịch bệnh bùng phát và cho đến thời điểm hiện tại thì điều này lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ các cơ sở kinh doanh như phòng gym mà hiện nay nhu cầu mua sắm dụng cụ thể thao cá nhân cũng rất cao. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để đầu tư sinh lời của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong đó, bạn cũng cần phải xác định rõ ràng các các sản phẩm mình dự tính kinh doanh là. Không phải mọi dụng cụ thể thao đều có nhu cầu cao, bán chạy. Hơn thế, với việc kinh doanh mặt hàng này cũng cần phải chuẩn bị một số vốn lớn.
Tham khảo quy trình từng bước để bắt đầu kinh doanh sau dịch
Với những bạn lần đầu kinh doanh, chập chững khởi nghiệp thì việc bắt đầu sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Kinh doanh, khởi nghiệp tốn rất nhiều công sức và thời gian, với sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng cũng như đòi hỏi về mặt kiến thức, kinh nghiệm. Thậm chí nhiều bạn cũng không biết bắt đầu từ những điều gì để có thể triển khai ý tưởng kinh doanh của mình. Mặc dù mỗi một mô hình, ý tưởng kinh doanh sẽ có cách triển khai, phát triển khác nhau.
Nhưng về tổng thể vẫn sẽ có những điểm chung giống nhau trong cách bắt đầu kinh doanh. Ngay cả việc kinh doanh sau dịch cũng như vậy, sẽ có một quy trình với từng bước cụ thể mà bạn cần nắm rõ.
• Bước 1: Lựa chọn một ý tưởng kinh doanh phù hợp và phát triển nó.
• Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu.
• Bước 3: Nghiên cứu thị trường.
• Bước 4: Xác định mô hình kinh doanh hiệu quả.
• Bước 5: Đăng ký kinh doanh.
• Bước 6: Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
• Bước 7: Chuẩn bị và dự trù về ngân sách.
• Bước 8: Chuẩn bị mặt bằng, thuê nhân viên (nếu cần)
• Bước 9: Tiếp thị và quảng cáo.
Chỉ với 5 ý tưởng được chắt lọc, đánh giá nghiêm túc, chúng tôi đã mang đến đáp án hoàn hảo nhất cho câu hỏi “Sau dịch nên kinh doanh gì?” ngay lúc này của bạn. Có rất nhiều mặt hàng, dịch vụ để bạn lựa chọn kinh doanh sau dịch, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều sẽ thành công. Hãy ưu tiên cho mình những phương án tốt nhất để hạn chế về mặt rủi ro trong tương lai.