Sales Manager là một vị trí đầy triển vọng và quan trọng trong ngành Sale mà không phải ai cũng có đủ khả năng để đảm nhận. Họ là những người sẽ thực hiện các nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm liên quan đến hoạt động bán hàng – mang về doanh thu, lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp.
Chỉ riêng với điều này thôi, chúng ta cũng đã thấy được vị trí công việc này sẽ được đánh giá cao như thế nào. Vậy Sales Manager là gì? Nhận diện Sales Manager tiềm năng như nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc ngày hôm nay cũng như tìm hiểu để hiểu rõ hơn về vị trí này nhé.
Sales Manager là gì?
Sales Manager hay còn được biết đến với những cái tên khác là trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận bán hàng. Nếu bạn đi làm ở các công ty, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không còn xa lạ với chức vụ này. Theo đó, Sales Manager sẽ là người đứng đầu của bộ phận bán hàng, có trách nhiệm dẫn dắt mọi người trong phòng ban đạt được các mục tiêu về doanh số. Đồng thời kèm theo đó còn rất nhiều nhiệm vụ, trách nhiệm và chức năng cụ thể khác. Nhưng có thể nói rằng, Sales Manager là một “mảnh ghép” quan trọng trong mọi đơn vị, nhất là khi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề doanh số, lợi nhuận.
Vị trí này cũng có nhiều điểm tương đồng với chức vụ Giám sát kinh doanh – Sale Supervisor, tuy nhiên Sales Manager lại có trách nhiệm nặng nề hơn với vai trò trong quản lý nhân sự, gắn kết đội nhóm, hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy trong suốt quá trình làm việc. Đây cũng chính là “điểm đích” mà mọi nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng đều kỳ vọng đến. Đương nhiên, kỳ vọng và mong muốn là một chuyện còn có thể đảm nhận hay không lại là hai chuyện khác nhau. Khi làm Sale Manager bạn có “quyền sinh, quyền sát” trong tay khi được tuyển dụng, đào tạo và cả sa thải nhân viên cấp dưới. Nhưng những áp lực công việc luôn đè nặng trên vai, những chỉ tiêu từ trên đưa xuống cũng đủ khiến nhiều người phải “hoa mắt, chóng mặt”.
Nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của Sales Manager
Ắt hẳn nhiều bạn lúc này sẽ không khỏi băn khoăn không biết công việc của Sales Manager sẽ bao gồm những gì. Đây lại là một vị trí đầy tiêm năng và đáng mơ ước trong lĩnh vực Sales. Nhưng như đã nói, quyền lực, quyền lợi nhiều thì cũng đi kèm với khối lượng công việc, trách nhiệm không ít chút nào. Ngay cả nhân viên cấp dưới cũng khó có thể nắm bắt được hết tất cả các công việc của Sales Manager. Theo đó, công việc của trưởng phòng kinh doanh sẽ được phân chia cụ thể theo từng nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm chi tiết.
Nhiệm vụ của Sales Manager
Đây là một vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy vận hành doanh nghiệp, nên về mặt chức năng nhiệm vụ của Sales Manager luôn là cả một danh sách dài. Theo đó, xét về mặt nhiệm vụ riêng biệt thì sẽ đề cập đến những đầu mục công việc chính dưới đây.
• Thiết kế, xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng của doanh nghiệp.
• Tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân viên mới, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng.
• Thiết lập KPI, giám sát, đánh giá năng lực làm việc, hiệu suất công việc của từng người và chịu trách nhiệm về kết quả tổng thể cuối cùng trước Ban Giám đốc.
• Báo cáo thu chi, đưa ra dự đoán cho Ban Giám đốc.
• Xác định thị trường tiềm năng mới, nghiên cứu, nắm bắt sự thay đổi của thị trường. Đưa ra các nhận định về sản phẩm mới, đối thủ cạnh tranh.
• Quyết định các kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ.
• Đảm nhận các công việc liên quan khác được Ban Giám đốc giao cho.
Chức năng của Sales Manager
Là “đầu tàu” của bộ phận kinh doanh, bán hàng nên chức năng của Sales Manager luôn được xác định rất rõ ràng. Điều này nhằm đảm bảo cho các công việc, kế hoạch cũng như mục tiêu đều được tiến hành thông suốt. Hơn thế, điều quan trọng hơn cả là mang về doanh thu, lợi nhuận kỳ vọng đã đưa ra.
• Lập kế hoạch bán hàng: Là người đứng đầu bộ phận Sales, nên Sales Manager sẽ phải đặt ra các mục tiêu cùng các hoạt động tiến hành cụ thể. Không chỉ là kế hoạch bán hàng tổng thể mà còn liên quan đến các hoạt động của nhân viên cấp dưới, sản xuất hàng hóa, hàng tồn kho,…
• Quản lý nhân sự: Hiểu đơn giản, Sales Manager sẽ là người quản lý trực tiếp của bộ phận kinh doanh. Thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động chung của cả phòng cũng như từng cá nhân, tạo sự liên kết mạnh mẽ.
• Quản lý bán hàng: Các hoạt động bán hàng trực tiếp cho đến liên quan như marketing, quảng cáo thì Sales Manager đều có nhiệm vụ quản lý trong đó.
• Lập chính sách bán hàng: Khi đảm nhận vị trí này, bạn cần phải kịp thời đưa ra những sự điều chỉnh về chích sách bán hàng của doanh nghiệp sao cho hợp lý và tạo ưu thế cho hoạt động kinh doanh.
• Quản lý nhu cầu khách hàng: Cần dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, đưa ra các chiến lược kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Trách nhiệm của Sales Manager
Cuối cùng chính là trách nhiệm của Sales Manager, thông qua những chức năng, nhiệm vụ trên thì bạn có thể thấy ngay rằng đây là một vị trí không “dễ thở” chút nào. Theo đó, Sales Manager luôn có 3 trách nhiệm chính là:
• Quản lý nhân sự cấp dưới
• Quản lý khách hàng
• Quản lý kinh doanh
Cùng với đó, họ cũng là những người sẽ chịu cả trách nhiệm trong vấn đề quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Dù đây là những công việc của bộ phận Marketing, nhưng với xu hướng chung hiện nay là sự kết hợp giữa hai bộ phận Bán hàng và Tiếp thị thì trách nhiệm này sẽ được đề cập đến. Ngoài ra, Sales Manager còn là người thúc đẩy cũng như đại diện bán hàng để nâng cao năng suất công việc cho cả bộ phận.
Cách nhận diện Sales Manager tiềm năng
Trong vô vàn những ứng viên làm cách nào để các doanh nghiệp nhận diện được một Sales Manager tiềm năng? Đây ắt hẳn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm lúc này. Là một vị trí công việc được bao người mong ước, dù các bên tuyển dụng luôn đưa ra một loạt các yêu cầu khắt khe. Nhưng số lượng ứng tuyển, nộp hồ sơ không phải là ít. Chưa kể, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng nhận được những hồ sơ thực sự chất lượng, đúng với mong muốn hiện tại.
Như vậy, muốn nhận diện được một “ứng cử viên sáng giá” cho vị trí Sales Manager bạn cần dựa vào những tiêu chí như sau:
"Yêu kinh doanh như sinh mệnh": Không phải ai sinh ra cũng có khả năng về kinh doanh, nhưng nếu họ yêu nó, dành hết tâm tư tình cảm, không sợ bất kỳ khó khăn, thử thách nào mới có thể gắn nó lâu dài.
Một người huấn luyện viên tài ba: Một trong những chức năng nhiệm vụ của Sales Manager là tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên. Vì vậy, dù nghiệp vụ tốt đến đâu nhưng lại không có tài cho việc đào tạo, huấn luyện thì rất khó để đảm nhận vị trí công việc này. Ngoài ra, đó phải là những người luôn có sự khách quan trong việc đánh giá năng lực, thái độ làm việc của người khác.
Coi trọng công nghệ: Trong thời đại công nghệ số phát triển, ngay cả khi sản phẩm, dịch vụ của bạn không liên quan đến thì việc ứng dụng công nghệ vào quá trình làm việc, quản lý vẫn là điều cần thiết. Với những người coi trọng công nghệ họ luôn biết cách nâng cao năng suất làm việc từ các công cụ, phần mềm hữu ích.
Người có tính hướng ngoại: Chắc chắn một người có tính cách hướng nội rất khó để làm nhân viên sales chứ chưa nói đến Sales Manager. Công việc này đòi hỏi bạn phải trở thành một người biết cách xây dựng các mối quan hệ, hoạt ngôn hơn để tương tác, tiếp cận khách hàng.
Có khả năng hùng biện: Nếu đảm nhận chức vụ Sales Manager thì bạn cần phải có khả năng đàm phán, thuyết phục tốt. Vì vậy, khả năng hùng biện là điều không thể bỏ qua khi đánh giá về một “ứng cứ viên” có tiềm năng cho vị trí công việc này hay không.
Các kỹ năng cần có của một Sales Manager
Với những nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm như trên, muốn đảm nhận được vị trí Sales Manager thì bất kỳ ai cũng đều phải có những kỹ năng cần thiết. Một Sales Manager sẽ đi kèm với kỹ năng chuyên môn tốt, đây là hai điều kiện luôn song hành cùng nhau. Tất nhiên, những điều này không phải ngẫu nhiên hay học qua đôi chút là có được. Theo thời gian, từng kỹ năng một của bạn sẽ được bồi đắp, tích lũy thêm từ những kinh nghiệm thực chiến, được học hỏi.
Và để đảm nhận được tất cả những nhiệm vụ được giao, quản lý tốt một đội ngũ nhân viên thì Sales Manager không đơn thuần chỉ là một người quản lý bán hàng mà còn là một chuyên gia về tâm lý, huấn luyện viên tài ba. Đồng hành theo đó sẽ là những kỹ năng – “mảnh ghép” không thể thiếu mà bạn cần phải bồi đắp thêm mỗi ngày cho mình.
• Kỹ năng quản lý
• Kỹ năng xử lý tình huống
• Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường
• Kỹ năng dự đoán và lập kế hoạch
• Kỹ năng sử dụng công nghệ
• Kỹ năng kết nối
• Kỹ năng giao tiếp
• Kỹ năng đàm phán
• Kỹ năng lãnh đạo
• Kỹ năng thiết lập KPI
Cơ hội nghề nghiệp của Sales Manager
Được ví là “đầu tàu” của bộ phận kinh doanh, bán hàng, nên cơ hội nghề nghiệp của Sales Manager chưa bao giờ là thấp cả. Nhất là khi vai trò của họ được thể hiện trong mọi giai đoạn của bộ phận bán hàng. Nên vị trí công việc này luôn được coi trọng ở mọi công ty, doanh nghiệp. Tất nhiên, “tỷ lệ chọi” đối với vị trí này thì không phải là thấp. Bạn có thể thấy ở một doanh nghiệp có rất nhiên nhân viên Sales nhưng Sales Manager thì lại chỉ có một. Vì vậy, ngành Sales hiện đang thu hút đông đảo lực lượng lao động dù ở bất kỳ vị trí nào đi chăng nữa.
Tuy nhiên, đối với vị trí Sales Manager thì luôn được xếp trong danh sách những công việc HOT. Với mức lương tùy theo từng ngành nghề mà trung bình sẽ giao động trong khoảng 1000$ – 2500$/ tháng. Chưa kể kèm theo đó, các doanh nghiệp, công ty còn đưa ra rất nhiều đãi ngộ tốt để tuyển dụng được các Sales Manager tài năng cho đơn vị của mình. Thậm chí, khi đạt được các mục tiêu hoặc vượt ngoài mong đợt họ sẵn sàng đưa ra một mức thưởng siêu ấn tượng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, tuyển dụng được Sales Manager giỏi sẽ giúp mang lại rất nhiều giá trị lợi ích lớn chứ không đơn thuần chỉ là doanh thu.
Dù áp lực, trọng trách lớn nhưng cơ hội nghề nghiệp của Sales Manager lại cực kỳ hấp dẫn. Hơn thế, đối với những người làm trong ngành này thì đây chính là một điểm đích đầy mong ước. Trở thành một Sales Manager được công ty, doanh nghiệp đánh giá cao cũng đồng nghĩa với việc năng lực của bạn được kiểm chứng rất rõ ràng. Không chỉ đơn vị hiện tại mà rất nhiều đơn vị khác cũng muốn chiêu mộ một người Sales Manager tài ba như vậy.
Nếu bạn là một ứng viên hay nhà tuyển dụng thì thông tin về Sales Manager trên đây đều là những điều cần phải nắm rõ. Đây là một vị trí được đánh giá cao và coi trọng trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Để trở thành một Sales Manager thực sự chuyên nghiệp chắc chắn không phải là điều gì dễ dàng. Nhưng khi đã chạm đến điểm đích này thì bạn sẽ có cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Còn đứng trên khía cạnh là nhà tuyển dụng, nếu tuyển được Sales Manager “chất lượng” thì bạn đã sở hữu ngay một “chìa khóa vàng” giúp mở ra con đường thành công trong việc phát triển đội ngũ bán hàng, cũng như các mục tiêu về doanh thu của mình.