Đặt tên shop quần áo hay, độc đáo cũng giúp gây ấn tượng mạnh với khách hàng trong những giây đầu tiên.
Hôm nay, Tuha sẽ gợi ý cho bạn những cái tên hay, ấn tượng, đảm bảo không đụng hàng, đồng thời một số lưu ý trong quá trình đặt tên shop quần áo giúp bạn bán hàng tốt hơn.
1. Nguyên tắc cơ bản khi đặt tên shop quần áo:
Cách đặt tên shop ảnh hưởng gián tiếp tới khả năng bán hàng mà ít chủ shop lưu tâm, hãy cùng điểm qua những nguyên tắc cơ bản khi đặt tên:
1.1 Hạn chế đặt tên tiếng Anh dài
Nếu bạn bán quần áo dành cho đối tượng khách hàng bình dân, một cái tên shop quá dài bằng tiếng Anh thì chẳng khác nào thách đố khách hàng, tới đọc còn khó huống chi là gõ ra, tìm kiếm trên google, facebook.
Ví dụ: Crocodile, Scarlet Beauty Boutique, Angela Nail Beauty & Spa…
Nếu đặt tên tiếng Anh hãy lựa chọn những từ ngữ phổ biến, dễ nhớ, người già, trẻ nhỏ dù không biết tiếng Anh cũng có thể ghi nhớ được.
1.2 Không đặt tên tiêu cực hoặc dễ phát âm nhầm lẫn
Cộng đồng mạng hài hước có khả năng liên tưởng cực kỳ nhanh nhạy, vì thế nếu không muốn trở thành một trò đùa của cư dân mạng bạn tuyệt đối không nên đặt tên shop quần áo dễ phát âm nhầm lẫn hoặc liên tưởng tới những từ ngữ tiêu cực, không văn minh.
1.3 Không đặt tên trùng lặp với các thương hiệu lớn trên Thế Giới
Nghe có vẻ không liên quan nhưng lại cực kỳ ảnh hưởng khi bạn chạy quảng cáo google hoặc Facebook, các thương hiệu lớn đã đăng ký bản quyền thương hiệu với Facebook và Google, việc bạn dùng trang quảng cáo trùng tên dễ gây hiệu nhầm là giả mạo và bị Facebook đánh sập bất cứ lúc nào.
VD: Channel, Adidas, Zara, Nike,….
1.4 Không nên đặt tên theo hot trend
Đặt tên shop theo hot trend có vẻ là cách nhiều người áp dụng, tuy nhiên khi hết trend thì tên shop lại chìm vào quên lãng.
Kinh doanh là chuyện nghiêm túc vì thế khi đặt tên cho shop bạn hãy dành nhiều thời gian để tính toán và lựa chọn một cái tên có ý nghĩa, đừng đặt tên theo trend để tới lúc hết trend thì shop cũng hết khách.
1.5 Đặt tên phù hợp với chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu
Hãy đặt tên cửa hàng sao cho gần gũi và dễ ghi nhớ nhất có thể, bạn bán mặt hàng gì, đối tượng khách hàng chính là những ai, ở độ tuổi nào, họ có sở thích gì, tính cách ra sao. Hãy viết ra để hình dung được chân dung khách hàng.
- Nếu đối tượng khách hàng lớn tuổi hãy đặt tên thuần Việt, dễ đọc, dễ ghi nhớ.
- Nếu khách hàng là phái nữ trẻ trung hay đặt tên đáng yêu hoặc nữ tính.
- Nếu khách hàng là nam giới hãy đặt tên thể hiện sự nam tính.
- Nếu khách hàng là những lớp trẻ cá tính hãy đặt tên cửa hàng toát lên thần thái, cá tính riêng.
2. Những cách đặt tên shop quần áo hay, dễ ghi nhớ
2.1: Đặt tên shop quần áo bằng cách đảo ngược các chữ cái của tên riêng:
Bất kỳ chủ shop nào cũng muốn có dấu ấn cá nhân riêng mình, mở một cửa hàng theo tên của mình thì còn gì bằng, tuy nhiên tên riêng thì hầu như khó có thể mang lại sự độc lạ vì có rất nhiều người trùng tên với bạn. Cách đặt tên cửa hàng quần áo hay và độc lạ đó là hãy đảo ngược các chữ cái trong tên của bạn và viết không dấu.
Ví dụ: Bạn tên Yến - có thể đặt thành NEY
Bạn tên MAI có thể đảo ngược thành IAM
Nghe thật lạ tai đúng không?
Vậy ngay bây giờ hãy chắp bút thử sáng tạo cho shop quần áo của bạn một cái tên thật độc đáo xem nào.
Lời khuyên Tuha dành cho bạn là không nên chọn từ quá dài, khi đảo ngược sẽ khó đọc.
2.2 Đặt tên cửa hàng bằng cách ghép các chữ cái chính
Nếu bạn mở shop quần áo cùng bạn bè hoặc người thân bạn có thể đặt tên shop quần áo bằng cách ghép các chữ cái chính đầu tên của mọi người lại.
Hoặc nhiều bố mẹ cũng thường đặt tên con là tên cửa hàng.
VD: Trang, Ly, Yến bạn có thể đặt tên cửa hàng là T-Y-L hoặc L-Y-T
Với cách chọn ra các chữ cái đầu này bạn có thể đảo thứ tự các chữ cái sao cho dễ gọi tên, dễ ghi nhớ. Đặt tên vừa ngắn gọn lại độc đáo thì không thể bỏ qua cách này.
2.3 Đặt tên cửa hàng theo sản phẩm chủ đạo
Nếu cửa hàng của bạn chuyên về chân váy bạn có thể đặt tên có từ chân váy để khi khách hàng nghe qua cũng có thể nhận ra bạn bán sản phẩm gì.
Khi khách có nhu cầu mua chân váy sẽ nghĩ ngay tới cửa hàng của bạn.
Nếu bạn bán bikini hãy đặt tên cửa hàng có từ đồ bơi hoặc bikini, việc đặt tên theo sản phẩm này không chỉ giúp khách hàng dễ nhớ mà còn dễ dàng tìm kiếm cửa hàng bạn.
Nhiều khách hàng có thói quen tìm kiếm sản phẩm trên thanh công cụ facebook hoặc google, bạn có thể vợt được kha khá khách khi áp dụng cách này.
Việc đặt tên shop quần áo online theo tên sản phẩm rất có lợi cho việc SEO từ khóa sản phẩm.
Khi người dùng tìm kiếm từ khóa "chân váy", "Bikini", các công cụ tìm kiếm sẽ trả về kết quả liên quan và shop của bạn có thể sẽ ở vị trí top đầu, dễ dàng để người dùng tìm thấy.
2.4 Đặt tên quán theo địa chỉ cửa hàng:
Cách đặt tên cửa hàng này không phổ biến vì thế khi nghe một cửa hàng quần áo nào có tên như địa chỉ đường thật khiến người ta ghi nhớ, khó mà quên được.
Một cửa hàng thời trang hàng xách tay tên BA MỐT HÀNG BÀI là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Dù shop có nhiều địa chỉ và chẳng có cửa hàng nào ở Ba Mốt Hàng Bài thì tên tuổi của nó vẫn nổi như cồn và được khách hàng nhớ tới mỗi khi cần shopping mua sắm.
2.5 Đặt tên shop quần áo liên quan tới đối tượng khách hàng:
Nhiều cửa hàng đặt tên theo đối tượng khách hàng.
Ví dụ cửa hàng mẹ và bé, cửa hàng đồ trẻ em, đồ sơ sinh,...
Ngoài ra một số cửa hàng bán đồ dành riêng cho người mập hoặc người gầy cũng đặt tên rất ấn tượng, đọc xong cũng nhận biết được ngay shop bán quần áo dành cho người gầy, hay người béo.
VD: Lép, Mập ú, Big Size
2.6 Đặt tên theo các loại thú cưng hoặc 12 con giáp:
Những động vật dễ thương như chó, mèo, thỏ, gà,..được nhiều trẻ em yêu thích, thậm chí các bạn trẻ cũng rất thích những thú cưng có hình dáng đáng yêu, vì thế nhiều shop cũng đặt tên và chọn logo dựa theo những con vật này. Ví dụ như Miushop, Gâu Gâu, Pig house, chick store, chip chip,...
Nhiều shop quần áo cũng đặt tên shop theo tên con giáp ứng với tuổi của chủ shop.
2.7 Đặt tên quán theo tên ở nhà của con:
Thay vì đặt tên thật thì các phụ huynh cũng rất chuộng việc đặt tên ở nhà của con làm tên cửa hàng quần áo. Vừa đáng yêu lại vừa là động lực để bố mẹ cố gắng kiếm tiền vì con.
Những cái tên như: Bống Store, Cún xinh Store, Mầm, Gạo design, Bi Shop, Mít Store,...
Đặt tên cửa hàng theo tên ở nhà của các bé sẽ phù hợp với mặt hàng đồ trẻ sơ sinh hoặc bán quần áo, dày dép, túi xách cho học sinh mẫu giáo, cấp 1,..
2.8 Đặt tên có yếu tố đặc trưng vùng miền:
Mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng ví dụ như món ăn, địa danh hoặc đơn giản là biển số xe, mã vùng điện thoại.
Ví dụ Hà Nội biển 30, Thanh Hóa 36, Nghệ An 37, Hà Tĩnh 38,...
Khi nhắc tới 37 người ta đều biết đó là người Nghệ An, nhiều chủ quán đặt luôn tên cửa hàng theo biển số xe để thể hiện niềm tự hào riêng của người dân xứ Nghệ.
2.9 Đặt tên cửa hàng theo tiếng nước ngoài:
Đặt tên cửa hàng bằng tiếng Anh thì không còn xa lạ gì với người Việt, nhưng bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng với các khách hàng khi đặt tên cửa hàng theo tiếng nước Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc, Nhật,..hay một ngôn ngữ của một quốc gia nào khác. Đảm bảo yếu tố độc lạ, không đụng hàng với bất kỳ shop quần áo nào khác.
Đừng quên chọn một cái tên ngắn, ít ký tự, dễ đọc lái sang tiếng Việt, có ý nghĩa bởi nếu tên hay nhưng khó đọc, khó ghi nhớ thì chính bạn cũng đang làm khó chính mình.
Những cái tên sâu sắc, đòi hỏi độ hiểu biết của khách hàng thì mới hiểu được ý nghĩa xâu sa phía sau cái tên đó, bởi lẽ đó những cửa hàng thời trang phân khúc cao cấp mới sử dụng những cái tên nước ngoài đặc biệt như vậy. Nếu bạn mở cửa hàng ở nông thôn, những vùng quê mà tới cả tiếng Anh còn chưa đọc hiểu được thì việc lựa chọn một cái tên tiếng Đức, tiếng Ý,..có lẽ là không phù hợp.
2.10 Đặt tên theo tiếng Việt không dấu:
Nhiều chủ shop muốn lưu dấu ấn cá nhân của mình vào thương hiệu cửa hàng, nếu chọn tên riêng thì lại chẳng có gì đặc biệt, họ muốn mới mẻ, lại muốn thiên hướng hiện đại, tây một chút và đặt tên tiếng Việt không dấu chính là giải đáp cho họ. Ví dụ như thương hiệu lớn NguyenKim, TranAnh chẳng hạn.
Bạn có thể đặt tên trước, họ sau theo nguyên tắc gọi tên của người phương Tây. Hoặc bỏ tên lót đi, chỉ ghép họ và tên thôi cũng đã gây ấn tượng mạnh rồi.
2.11 Đặt tên theo các chòm sao, theo mệnh:
Nếu bạn là người mê mẩn các chòm sao, các cung hoàng đạo thì có thể tham khảo cách đặt tên shop quần áo bằng cung hoàng đạo theo ngày sinh của mình. Bạn có thể lựa chọn đặt tên tiếng Việt hoặc tiếng Anh đều ổn bởi các cung hoàng đạo đều khá phổ biến, chỉ gần gọi tên ai cũng biết:
Cung hoàng đạo trong tiếng Việt: Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bọ Cạp, Nhân mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư
Cung hoàng đạo trong tiếng Anh: Aries, Taurus, Gemini, Cancer, Leo, Virgo, Liibra, Scorpio, Sagittarius, Capricorn, Aquarius, Pisces
2.12 Đặt tên theo các vị thần trong thần thoại La Mã cổ đại:
Những vị thần Hy lạp gắn với truyền thuyến cổ đại và ly kỳ sẽ là niềm yêu thích của rất nhiều bạn trẻ. Mỗi vị thần đều có ý nghĩa riêng, người là đại diện cho trí tuệ, có người là đại diện của sức mạnh.
Ví dụ: Shop Venus Charm nổi tiếng với mặt hàng đồ lót cho phái nữ được dựa theo tên vị thần Venus - Vị thần của tình yêu, cái đẹp, tình dục, nữ quyền.
Một cái tên rất đẹp và nhiều ý nghĩa hứa hẹn sẽ mang đến thành công cho shop quần áo của bạn.
Hy vọng với thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ phần nào giúp bạn có kiến thức chọn lọc bổ ích, hiệu quả hơn đối với lĩnh vực kinh doanh của mình.
Nếu quý độc giả đang là doanh nghiệp hay đang kinh doanh bán hàng online, hãy dùng thử trải nghiệm 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng online TUHA.
Link đăng ký dùng thử tại đây: https://bit.ly/3dslqCM
VIỆT ANH - P. MARKETING TUHA