Kinh doanh nhà thuốc đã không còn là một ý tưởng quá mới mẻ, nhưng vẫn có rất nhiều người tham gia vào đầu tư. Hơn thế, ngay cả một dược sĩ với đầy đủ bằng cấp, kinh nghiệm cùng số vốn nhất định cũng đã có thể mở một tiệm thuốc nhỏ ngay tại nhà cho mình. Tuy nhiên, việc cạnh tranh giữa các nhà thuốc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Nhất là đối với việc giành, giữ chân khách hàng và đã có ít nhà thuốc rơi vào tình trạng ngày càng mất khách mà không hiểu nguyên nhân từ đâu mà ra. Nếu bạn cũng đang phải tình trạng này, hãy cân nhắc đến 9 nguyên nhân nhà thuốc mất khách được chúng tôi đề cập ngay dưới đây.
Khởi nghiệp mở nhà thuốc – Ý tưởng hay dành cho bạn
Khởi nghiệp mở nhà thuốc khi mới nghe qua, có lẽ nhiều bạn sẽ cho rằng đây là một ý tưởng “khó nhằn”. Bởi đây là một mặt hàng kinh doanh đặc biệt, với những quy định nghiêm ngặt. Chưa kể còn liên qua đến các vấn đề như bằng cấp, chứng chỉ và thẩm định GPP chặt chẽ. Vì vậy, không phải cứ có đủ vốn, nguồn ngân sách lớn là ai cũng có thể bắt tay vào việc phát triển mô hình kinh doanh này. Nhưng với xu hướng người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe, dù là thuốc kháng sinh, đặc trị hay thực phẩm chức năng đều là những sản phẩm có nhu cầu cao.
Nhất là từ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bản thân mỗi người luôn sẵn sàng “đầu tư” để sức khỏe được tốt nhất. Đây cũng chính là lý do vì sao, trên cùng một con phố bạn đi qua mà có đến 3, 4 nhà thuốc cùng kinh doanh hoạt động mà vẫn có thể “ăn nên làm. Cũng chính điều này có thể dễ dàng khẳng định nhu cầu đối với các sản phẩm thuốc ở thị trường Việt luôn ở mức cao, khởi nghiệp mở nhà thuốc luôn là ý tưởng hay dành cho chúng ta. Mặt khác, thuốc không giống như các sản phẩm tiêu dùng thông thường là khi đến một ngưỡng nhất định là sẽ bước vào giai đoạn bão hòa, kết thúc vòng đời và loại ra khỏi thị trường.
Hơn thế, nếu bạn không phải là một người có chuyên môn trong ngành dược, nhưng lại muốn đầu tư mở nhà thuốc. Bạn vẫn có thể đầu tư vốn, quản lý hoạt động kinh doanh và thuê người có chuyên môn để đảm nhận vị trí tư vấn, bán hàng trực tiếp. Xét cho cùng, việc mở nhà thuốc vẫn là một hoạt động kinh doanh nên ngoài chuyên môn, kỹ năng ra thì muốn thành công còn cần phải có những kiến thức, khả năng về đầu tư kinh doanh. Vì vậy, đừng ngần ngại với ý tưởng này nếu bạn có đủ đam mê, khả năng để phát triển nó tốt, đứng vững và “vượt mặt” các đối thủ cạnh tranh của mình.
Những khó khăn khi mở nhà thuốc cần biết
Là một ý tưởng hay thế nhưng mở nhà thuốc cũng giống những ý tưởng, mô hình kinh khác cũng có rất nhiều khó khăn, rủi ro thường trực. Những khó khăn của nhà thuốc hay rủi ro khi mở nhà thuốc luôn là điều khiến nhiều người phải e ngại, thậm chí từ bỏ ý định đầu tư này. Tuy nhiên, nếu bạn có thể vượt qua được những khó khăn này thì việc “hái quả ngọt” cho những thành quả kinh doanh của mình sẽ còn không xa nữa. Hơn thế, đây cũng là những khó khăn chung mà bạn cần biết.
• Khó khăn về cạnh tranh kinh doanh: Đây cũng chính là khó khăn khi mở nhà thuốc mà ai ai cũng sẽ gặp phải. Bạn sẽ phải cạnh tranh với những nhà thuốc đã có từ trước, nhất là những nhà thuốc ở gần khu vực hoạt động của bạn. Là người “đến sau” đương nhiên bạn sẽ không có nhiều khách hàng, khó để tạo lòng tin ngay lập tức.
• Khó khăn về tài chính: Chắc chắn khi lên kế hoạch kinh doanh bạn sẽ cần phải cân nhắc đến vấn đề về tài chính rất kỹ lưỡng. Nhưng khi bắt tay vào triển khai thực tế, bạn sẽ thấy có rất nhiều vấn đề phát sinh và số tiền cần thiết thì lại lớn hơn rất nhiều. Nếu không có sẵn vốn dự phòng thì bạn sẽ gặp một áp lực rất lớn.
• Khó khăn về việc quản lý: Như đã đề cập đến ở trên, mở nhà thuốc ngoài những vẫn đề về chuyên môn, giấy phép ra thì bạn vẫn phải có khả năng về quản lý, kinh doanh cơ bản. Tuy nhiên, khi mới đi vào hoạt động rất nhiều người lại chưa có kinh nghiệm về quản lý khiến công việc bị gặp trục trặc, giãn đoạn.
• Khó khăn trong việc tạo dựng thương hiệu: Tạo dựng thương hiệu, sự uy tín là điều rất cần thiết để nhà thuốc của bạn có thể “trụ vững” và cạnh tranh với các đối thủ của mình. Với một nhà thuốc mới đi vào hoạt động kinh doanh thì đây chắc chắn sẽ là một nhiệm vụ “khó nhằn”.
Tại sao nhà thuốc ngày càng mất khách hàng? – 9 Nguyên nhân thực sự
Nhân viên không được đào tạo tốt
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết tại sao nhà thuốc ngày càng mất khách hàng, trong khi trước đó vốn có rất nhiều thì hãy cân nhắc đến lý do này đầu tiên. Với những nhà thuốc lớn thì số lượng nhân viên – dược sĩ bán hàng trực tiếp là rất đông đảo. Đây cũng là những người trò chuyện, tư vấn, bán hàng trực tiếp với khách. Dù bạn đang vận hành cả một chuỗi hệ thống nhà thuốc lớn hay chỉ là một tiệm thuốc nhỏ thì quá trình tương tác với khách hàng vẫn là điều quan trọng nhất trong việc. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân viên nhà thuốc lại chưa được đào tạo tốt về các nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống. Nên đây chính là lý do vì sao nhà thuốc của bạn ngày càng mất khách.
Giờ kinh doanh bị hạn chế
Tất nhiên, mọi nhà thuốc đều có giờ kinh doanh được quy định rất rõ ràng, nhưng nếu bạn thử suy nghĩ xem nhà thuốc chỉ hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, nhà thuốc chỉ hoạt động đến 18 giờ mỗi ngày,… có phải là nguyên nhân gây mất khách không. Trong khi đó, việc ốm đau, bệnh tật là điều mà chúng ta không thể biết trước có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. Hơn thế, với việc hạn chế về thời gian kinh doanh, trong khoảng thời gian bạn không bán hàng đó mà khách hàng tìm đến không có thì chắc chắn họ sẽ sang tiệm khác.
Nhà thuốc của bạn thiếu sự chuyên nghiệp
Với những tiệm thuốc nhỏ thì có thể vấn đề này sẽ không được chú trọng đến nhiều cho lắm. Nhưng với những nhà thuốc lớn, nhất là hệ thống được xây dựng với nhiều chuỗi cửa hàng thì đây lại là điều cần phải đảm bảo.Từ đồng phục, tác phong, quy trình bán hàng, tư vấn,… Tất cả đều cần phải chuyên nghiệp hóa, để khách hàng cảm nhận rõ sự khác biệt. Nếu như nhà thuốc của bạn cũng bán hàng theo cách thông thường, tư vấn hời hợt, lên đơn lâu, thanh toán chậm. Dù địa điểm rất thuận tiện với khách hàng đi chăng nữa thì họ vẫn sẽ rời đi để tìm một nhà thuốc gần đó nhưng chuyên nghiệp hơn.
Cung cấp dịch vụ kém chất lượng
Đây thực chất lại là vấn đề chưa được nhiều nhà thuốc quan tâm đến, vì khi nhắc đến dịch vụ khách hàng thì phần lớn chúng ta chỉ nghĩ đến các lĩnh vực kinh doanh khác. Nhưng mở nhà thuốc thực tế thì vẫn được xét theo một hoạt động kinh doanh thông thường. Bạn vẫn phải cạnh tranh, marketing, phát triển thị trường,… để có thể tồn tại và đứng vững trong lĩnh vực mà mình đã lựa chọn. Theo xu hướng chung, dịch vụ khách hàng ngày càng được người tiêu dùng quan tâm hơn. Thậm chí, nó còn trở thành một trong những tiêu chí để lựa chọn địa chỉ mua sắm. Điển hình là ngay trong cách tư vấn, hỗ trợ với khách hàng ở nhà thuốc phải thật khéo léo.
Không phản hồi, phản hồi chậm với khách hàng
Với xu hướng công nghệ 4.0 và kinh doanh online ngày nay, đã có rất nhiều nhà thuốc “lên mạng”. Vận hành kinh doanh cùng lúc cả hình thức bán offline và online. Nên khách hàng có thể mua sắm, nhận tư vấn, hỗ trợ với rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả khi chỉ bán trực tiếp tại nhà thuốc thì tình trạng không phản hồi, phản hồi chậm với khách hàng vẫn thường xuyên xảy ra. Nhất là khi đông khách, các dược sĩ không đủ khả năng để quan sát, xử lý mọi yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, mà rất nhiều người sẽ không đủ kiên nhẫn hay “phật ý” về điều mà rời đi.
Phương thức liên lạc khó khăn
Hầu hết các nhà thuốc đều cung cấp rất rõ số điện thoại để khách hàng có thể thuận tiện liên lạc mình. Thêm vào đó, nếu nhà thuốc của bạn mở rộng kênh bán hàng online thì khách hàng cũng có thêm các phương thức liên lạc khác. Nhưng có rất nhiều nhà thuốc dù cung cấp rõ phương thức liên lạc, có website, Fanpage nhưng đôi khi chỉ là “hình thức”. Tức là khi có câu hỏi, thắc mắc khách hàng liên hệ đến lại không được giải đáp ngay. Thậm chí, điện thoại gọi lại không có người nhắc máy nghe. Điều đơn giản này lại cũng là một trong 9 nguyên nhân tại sao nhà thuốc ngày càng mất khách mà bạn đã không cân nhắc đến.
Khách hàng khó trả lại sản phẩm
Thông thường, với việc mua thuốc tại các tiệm nhỏ, giá trị thấp thì việc trả lại sản phẩm không được quan tâm đến. Thậm chí, dù không sử dụng được nhưng nhiều người cũng không nghĩa đến việc trả lại. Nhưng đối với những nhà thuốc lớn có xuất hóa đơn, đơn hàng giá trị thị trong một vài trường hợp nhất định thì khách hàng vẫn có thể trả lại sản phẩm. Nhất là đối với những bạn đi nhập hàng về bán tại các nhà thuốc thì cần phải lưu ý đến vấn đề này nhiều hơn. Dù thực tế, đơn hàng xảy ra vấn đề trực tiếp từ nhà sản xuất, không đúng đơn,.. khi khách hàng yêu cầu trả lại sản phẩm thì lại không được giải quyết ngay. Việc khó trả lại sản phẩm, ngay cả khi đảm bảo các điều kiện cần thiết sẽ là một điểm trừ rất lớn.
Làm mất lòng tin của khách hàng
Một trong những nguyên nhân nhà thuốc mất khách, khách hàng rời bỏ đi chính là do bị mất lòng tin. Uy tín – tin tường luôn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, nhất là đối với việc giữ chân khách hàng. Hơn thế, khi kinh doanh các sản phẩm thuốc, dù là thực phẩm chức năng đi chăng nữa thì điều này lại càng trở nên quan trọng hơn. Bạn tư vấn không đúng, giới thiệu cho khách hàng những loại thuốc không mang đến hiệu quả cao, hộp đựng bị rách, cũ,… Thì rất khó để có tể tạo dựng được lòng tin với khách hàng của mình. Nên dù trước đó, họ vẫn thường xuyên ghé nhà thuốc của bạn thì chỉ cần 1, 2 lần như vậy cũng sẽ không quay lại nữa.
Không chịu trách nhiệm
Khi khách hàng yêu cầu trả lại sản phẩm, phàn nàn đến các vấn đề khác nhưng lại bị phớt lờ, phải gặp hết người này đến người kia mà mãi không được giải quyết thì chắc chắn không ai cảm thấy đễ chịu chút nào. Ngay cả bản thân chúng ta, nếu rơi vào những tình huống này cũng sẽ bực mình ngay tức thì. Thậm chí, bạn sẽ không còn quan tâm đến vấn đề của mình là gì nữa mà quay sang “đôi co” về vấn đề thái độ và trách nhiệm. Một nhà thuốc không chịu trách nhiệm thì lẽ dĩ nhiên là khách hàng sẽ dần rời bỏ. Vì vậy, muốn tránh được điều đó thì bạn cần phải đào tạo thêm cho nhân viên bán thuốc của mình cả về kỹ năng xử lý các tính huống này.
Cách giữ chân khách hàng hiệu quả tại nhà thuốc
Giữ chân khách hàng đối với nhà thuốc là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ngoài việc tránh được 9 nguyên nhân gây mất khách trên thì bạn còn phải có một chiến thuận hiệu quả đối với vấn đề này. Bởi nếu không giữ chân được khách hàng thì bạn rất khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ, lâu dài còn là sự “tồn tại” của thương hiệu. Sau đây sẽ là các cách giữ chân khách hàng hiệu quả, không chỉ giúp các nhà thuốc tăng doanh thu và còn xây dựng được các mối quan hệ gắn bó, lâu dài.
Cách 1 – Quy trình hóa hoạt động phục vụ tại nhà thuốc: Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, mọi thứ đều dần hiện đại và “cải tiến” hơn trước kia rất nhiều. Nhịp sống cũng vì thế mà trở nên hối hả hơn, bên cạnh đó không ai muốn mất quá nhiều thời gian để mua sắm một sản phẩm nào đó. Nhất là đối với loại thuốc đang cần thiết, nên việc quy trình hóa hoạt động phục vụ tại nhà thuốc là điều cần thiết lúc này. Thông qua việc quy trình hóa hoạt động phục vụ tại nhà thuốc sẽ giúp tăng sự chuyên nghiệp, chất lượng chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Cách 2 – Thân thiện và sáng tạo trong phục vụ khách hàng: Hãy luôn nhớ rằng “khách hàng là thượng đế”, thông thường các nhà thuộc sẽ tập trung phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trong vòng bán kính 1km. Vì vậy, nếu muốn họ quay lại và “trung thành” với bạn thì hãy thân thiện và sáng tạo ngay trong cách phục vụ. Điều này bao giờ cũng tạo được ấn tượng tốt và sâu sắc hơn trong mắt khách hàng.
Cách 3 – Cải thiện dịch vụ chăm sóc và trải nghiệm khách hàng: Đây chính là phương pháp “kinh điển” giúp mọi nhà thuốc có thể tăng khả năng giữ chân khách hàng của mình. Một dịch vụ chăm sóc tốt, các trải nghiệm được thiết kế một cách tối ưu nhất sẽ là những “điểm cộng” rất lớn. Từ đó, khách hàng sẽ ngày càng đánh giá cao bạn hơn và lựa chọn nhà thuốc của bạn.
Nếu bạn đang mắc phải 1 trong 9 nguyên nhân nhà thuốc mất khách trên đây, cần phải đưa ra được phương án xử lý ngay lập tức. Nếu để tình trạng đó kéo dài, không chỉ doanh thu mà hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, đừng bỏ qua 3 cách giữ chân khách hàng tại nhà thuốc mà chúng tôi để gửi đến bạn ở phần cuối của bài ngày hôm nay nhé.