Nguồn khách hàng là gì? Làm sao để phát triển nguồn khách hàng hiệu quả? Đây có lẽ là những mối bận tâm không của chỉ riêng ai. Thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhất là đối với những ngành nghề, mặt hàng đang dần bước vào giai đoạn bão hòa. Việc tìm kiếm nguồn khách hàng vốn đã khó thì việc phát triển nó ngày một tốt hơn, chất lượng hơn thì còn nan giải hơn rất nhiều.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, dù có ý tưởng hay, sản phẩm kinh doanh tốt nhưng lại không tìm kiếm và phát triển được nguồn khách hàng đảm bảo. Vì vậy, bài viết sau đây hãy cùng chúng tôi giải đáp những điều này nhé.
Nguồn khách hàng là gì?
Hiện nay, thị trường đầu tư kinh doanh đã có rất nhiều sự thay đổi từ hình thức triển khai, quy mô cho đến các tệp khách hàng. Nhất là dưới tác động của quá trình hộp nhập nền kinh tế toàn cầu, cùng với sự bùng nổ như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vì vậy, trước khi bắt đầu xây dựng, phát triển một ý tưởng kinh doanh, bạn sẽ cần phải “bỏ túi” cho mình rất nhiều kiến thức khác nhau. Đi kèm với đó là một loạt những khái niệm và rất có thể là lần đầu tiên bạn được nghe nhắc đến. Điển hình như câu hỏi “Nguồn khách hàng là gì?” liên quan đến chủ đề chính của bài viết ngày hôm nay.
Đánh giá một cách khách quan nhất, đây không phải là một thuật ngữ mang tính học thuật “cao siêu” như vô số những thuật ngữ kinh doanh khác. Thậm chí, bạn có thể hiểu ngay đúng ý nghĩa cơ bản nhất từ mặt chữ. Nó gần tương tự với cụm từ “nguồn hàng hóa/nguồn sản phẩm” mà chúng ta vẫn thường đề cập đến. Nếu bạn không phải là các đơn vị trực tiếp sản xuất hàng hóa thì bạn sẽ phải tìm kiếm một địa chỉ để nhập hàng hóa, sản phẩm về kinh doanh phân phối theo nhu cầu của mình. Đối với khách hàng cũng vậy, không phải ngẫu nhiên mà bạn sẽ có một lượng khách hàng để tiến hành các giao dịch.
Mà theo đó bạn phải tìm kiếm, tiếp cận và thuyết phục họ lựa chọn, mua sắm sản phẩm của mình. Tất nhiên, không phải cớ ra ngoài đời “vơ” bừa một ai đó là sẽ trở thành khách hàng của mình. Bạn sẽ phải tìm kiếm đến những “địa chỉ” – những nơi khách hàng đang ở đó, tập trung nhiều. Cũng có thể hiểu rằng, nguồn khách hàng cũng chính là việc tập hợp tất cả các nhu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với nhiều tệp khách hàng khác nhau. Nhưng điểm chung là họ là những người sẽ có khả năng thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Đó có thể là những cá nhân, hội nhóm hoặc các tổ chức, doanh nghiệp, tùy theo các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến.
Ý nghĩa của nguồn khách hàng
Nguồn khách hàng chính là việc tập trung tất cả các nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của các nhóm khách hàng khác nhau mà doanh nghiệp đang hướng đến, tìm kiếm để bán hàng, tiếp thị. Như chúng ta cũng đã biết, đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào thì khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu. Không chỉ giúp mang đến doanh thu trực tiếp mà còn giúp doanh nghiệp “trụ vững” và phát triển trên thị trường. Trong bất kể ngành nghề, lĩnh vực hay mô hình kinh doanh nào thì khách hàng hầu hết đều mang tính chất “thời vụ”, đúng hơn là nhu cầu, thị hiếu của họ sẽ không bao giờ là mãi mãi giữ nguyên như vậy.
Vì vậy, ngoài việc giữ chân khách hàng, phát triển sản phẩm tốt, “đầu tư” vào dịch vụ chăm sóc khách hàng thì việc tìm kiếm nguồn khách hàng luôn là nhiệm vụ quan trọng. Nguồn khách hàng chính là “địa chỉ” những nơi giúp bạn khai thác được khách hàng tiềm năng cho mình. Từ đó, bạn mới xây dựng được những chiến lược kinh doanh cũng như marketing, truyền thông sao cho thực sự hiểu quả. Việc chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng cho doanh nghiệp luôn có ý nghĩa rất lớn. Tìm kiếm được nguồn khách hàng chất lượng, khách hàng tốt sẽ là điều kiện đảm bảo cho đầu ra, việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ổn định. Cũng từ đó mang đến doanh thu cũng như các lợi ích kinh doanh cần thiết và ngược lại.
Đặc điểm của nguồn khách hàng
Trên thực tế, đặc điểm của nguồn khách hàng sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mỗi đơn vị. Không phải nguồn khách hàng nào cũng sẽ giống nguồn khách hàng nào. Dù cùng được xét trên cùng một yếu tố, tiêu chí tương tự nhau nhưng về chi tiết thì sẽ là một sự khác nhau rất lớn. Vì vậy, khi đề cập đến đặc điểm của nguồn khách hàng thì vô cùng phong phú, đa dạng. Do vậy, chúng tôi sẽ lấy ví dụ điển hình là nguồn khách hàng trong ngành du lịch để các bạn thấy rõ điều này.
Du lịch là một trong những ngành nghề có tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng trong những năm gần đây ở nước ta. Nhưng trong hai năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, đây cũng là ảnh hưởng chung của toàn ngành nên rất khó để tránh lại. Nguồn khách hàng trong ngành du lịch có rất nhiều đặc điểm khác nhau nếu bạn đơn thuần chỉ xét trên các tiêu chí như tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích,… Vì vậy, chúng tôi sẽ đề cập đến hai đặc điểm nổi bật nhất của nguồn khách hàng trong ngành du lịch.
1. Cơ cấu nguồn khách hàng phức tạp: Do sự thay đổi thị trường, nguồn khách hàng trong du lịch ngày càng có nhiều sự thay đổi rất nhiều. Trước kia, du lịch là được coi là mảng dịch vụ dành cho giới nhà giàu, những người có mức thu nhập cao. Nhưng điều này ngày nay đã hoàn toàn thay đổi, chính vì vậy mà cơ cấu nguồn khách hàng cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
2. Biến động thường xuyên: Nếu không đề cập đến vấn đề do ảnh hưởng của dịch bệnh, bản chất nguồn khách hàng của ngành vốn đã thường xuyên có nhiều biến động. Bởi nó liên quan đến thời gian, nhu cầu, thời tiết,…. mà khách hàng xét đến khi đi du lịch.
Các nguồn khách hàng phổ biến trong kinh doanh
Tìm kiếm nguồn khách hàng phù hợp, chất lượng là nhiệm vụ mà mọi đơn vị đều chú trọng đến. Nhằm đảm bảo số lượng khách hàng tiềm năng, nên hầu hết các doanh nghiệp đều có rất nhiều nguồn khách hàng khác nhau. Vì vậy, bạn có thể thấy đội ngũ nhân viên sales, marketing của họ tiến hành việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng không chỉ ở một nguồn duy nhất. Thậm chí, họ còn cố gắng mở rộng các nguồn tìm kiếm của mình để nâng cao hiệu quả. Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến 6 nguồn khách hàng phổ biến trong kinh doanh nhất mà bạn nên biết.
Nguồn khách hàng từ mối quan hệ cá nhân
Có lẽ nhiều bạn sẽ bất ngờ khi nguồn khách hàng từ mối quan hệ cá nhân lại được đề cập đến đầu tiên. Do thông thường không phải ai cũng có mối quan hệ cá nhận rộng, cũng chưa chắc những mối quan hệ này sẽ mang đến khách hàng tiềm năng cho họ. Tuy nhiên, đây lại là nguồn khách hàng dễ dàng khai thác và tiếp cận nhất. Đơn giản các mối quan hệ các nhân có thể là người thân, bạn bè thì đều là những người đã quen biết và họ có sự tin tưởng với bạn. Khi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến thì chắc chắn chí ít là họ dành sự quan tâm nhất định. Chưa kể, bạn hoàn toàn có thể nhờ họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến những người quen của họ.
Nguồn khách hàng thông qua các hội thảo
Tìm kiếm thông qua các buổi hội thảo liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chính là một nguồn khách hàng siêu “hịn”. Bởi đây chính là những “địa điểm” có khả năng tập trung khách hàng tiềm năng mà bạn đánh “nhắm” đến rất nhiều. Bạn nên đăng ký tham gia những hội thảo như vậy, vì qua đó bạn đồng thời cũng có thể lấy được những thông tin của khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng đối với nguồn khách hàng này chính là nên lựa chọn những hội thảo “chất lượng” để tham gia. Bởi dù là hội thảo có chuyên đề đúng với ngành nghề, lĩnh vực của bạn. Nhưng không phải buổi hội thảo nào cũng thu hút được nhiều người tham gia.
Nguồn khách hàng thông qua công cụ tìm kiếm
Trong thời buổi công nghệ số 4.0 phát triển như vũ bão, cùng với sự hỗ trợ của vô số những nền tảng, công cụ tiện ích thì việc tìm kiếm nguồn khách hàng cũng không phải là điều gì quá khó khăn. Điển hình là nguồn khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm trực tuyến. Nguồn khách hàng này có ưu điểm là dễ dàng triển khai, nhanh chóng, thuận tiện và cũng không mất nhiều chi phí. Tuy nhiên, chất lượng khách hàng thì lại là điều cần phải cân nhắc, chọn lựa một cách kỹ lưỡng mới có thể đảm bảo các tiêu chí mà bạn đã đặt ra.
Nguồn khách hàng từ mạng xã hội
Mạng xã hội ngày nay không chỉ là nền tảng giúp mọi người có thể kết nối, tương tác với nhau một cách dễ dàng mà còn là một “địa chỉ” giúp các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tìm kiếm khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng. Thêm vào đó, các nhóm bán hàng trên mạng xã hội Facebook hiện nay hoạt động cũng rất mạnh mẽ. Điều này đã tạo điều kiện giúp các đơn vị có thể tìm kiếm cũng như khai thác được số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Chưa kể bạn còn có thể triển khai trực tiếp hoạt động bán hàng, marketing trực tiếp trên các mạng xã hội một cách nhanh chóng.
Nguồn khách hàng qua kênh telesales
Đây chính là một trong những nguồn khách hàng hay đúng hơn là phương pháp tìm kiếm khách hàng, phổ biến nhất nhìn hiện nay. Điển hình bạn có thể bắt gặp rất thường xuyên trong ngành ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản phẩm,… rất hay khai thác theo cách này. Với nguồn khách hàng này, bạn sẽ nhanh chóng xác định được đâu là khách hàng tiềm năng của mình chỉ trong một cuộc hội thoại đơn giản. Tất nhiên, để làm được điều này thì trước hết bạn phải có một danh sách số điện thoại cụ thể. Nhưng người nằm trong danh sách này về cơ bản cũng đã được chọn lọc, “tiềm năng” đôi chút. Chứ không thể nào tiến hành việc gọi tìm hiểu, tư vấn và giới thiệu một cách ngẫu nhiên được.
Nguồn khách hàng từ đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, đối thủ cạnh tranh sẽ là những người sẽ không bao giờ nhân nhượng với bạn. Họ gần như sẽ “đối đầu” với bạn về mọi mạnh, cạnh tranh, ganh đua từ những điều nhỏ nhất. Nhưng cũng chính từ đối thủ cạnh tranh mà bạn cũng có thể khai thác một nguồn khách hàng chất lượng không kém. Hãy tìm hiểu xem tệp khách hàng tiềm năng mà họ đang hướng đến có đặc điểm gì? Họ quảng cáo ở đâu? Nội dung quảng cáo, thông điệp marketing của họ như thế nào?... Cân nhắc tất cả từ những điều này, bạn hãy tạo ra những tệp khách hàng tiềm năng mới cho mình.
Cách phát triển nguồn khách hàng hiệu quả
Nếu như bạn đã tìm kiếm được nguồn khách hàng chất lượng, phù hợp với mục tiêu mà mình đã đề ra thì nhiệm vụ tiếp theo cần thực hiện chính là phát triển chúng một cách tối ưu nhất. Có thể doanh nghiệp của bạn có nguồn lực rất tốt, đổ dồn vào việc tìm kiếm các nguồn khách hàng và thu về một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Thế nhưng, nếu như tất cả chỉ dừng tại đó mà không có bất kỳ sự phát triển nào thì rất lãng phí. Thậm chí, tìm kiếm nguồn sản phẩm mới chỉ là nền tảng cơ bản trong hoạt động tiếp cận, thu hút và thuyết phục mua sắm mà thôi. Vậy là cách nào để phát triển nguồn khách hàng hiệu quả?
Nếu bạn đang gặp khó khăn, trở ngại trong vấn đề này thì hãy ngồi lại cùng chúng tôi cân nhắc với những cách như sau:
• Thấu hiểu khách hàng mục tiêu: Hãy trở thành người thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình nhất có thể, trên mọi khía cạnh. Chỉ có hiểu được họ thì bạn mới biết mình nên quảng cáo gì, đưa ra thông điệp gì và giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ như thế nào cho họ. Từ đó, việc phát triển nguồn khách hàng sẽ không chỉ mở rộng ra nhanh chóng mà còn giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
• Tìm hiểu rõ khách hàng hiện tại của mình là ai: Đôi khi vì quá “mải mê” tìm kiếm nguồn khách hàng mới, mà chúng ta quên mất khách hàng hiện tại của mình là ai. Muốn phát triển các nguồn khách hàng mới hiệu quả thì bạn phải hiểu rõ khách hàng hiện tại của mình là ai, họ như thế nào, vì sao họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, gắn bó với mình,…
• Xác định thị trường cho sản phẩm: Sử dụng những thông tin của nguồn khách hàng hiện tại để xác định thị trường cho sản phẩm của chính bạn. Như vậy, một mối quan hệ liên kết sẽ được hình thành với nhiều giao điểm chung. Hơn thế, khi xác định thị trường cho sản phẩm bạn cũng sẽ biết được khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ cần gì, mong muốn gì.
Xoay quanh câu hỏi “Nguồn khách hàng là gì? Làm sao để phát triển nguồn khách hàng hiệu quả?”, mong rằng bạn đã nhận được rất nhiều thông tin tham khảo bổ ích cho mình lúc này. Trong kinh doanh, để thành công chúng ta phải chuẩn bị rất nhiều và kiến thức, sự hiểu biết chính là một trong số đó. Dù là một thuật ngữ rất quen thuộc, thế nhưng một thức tế chúng ta không thể phủ nhận được rằng, đó là rất nhiều người đến nay vẫn chưa hiểu chính xác về thuật ngữ này. Vì vậy, mà dễ đưa ra những đánh giá sai cũng như không biết cách để đưa ra cách phát triển tốt cho mình.