Nhắc đến các mô hình kinh doanh, phần lớn chúng ta chỉ quen thuộc với B2B hay B2C còn mô hình B2E có lẽ vẫn còn là một khái niệm mới lạ với nhiều người. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi B2E là mô hình thương mại nội bộ công ty. Thay vì giữa người bán với khách hàng (có thể là cá nhân, các tổ chức, công ty khác), thì B2E lại hướng đến mối quan hệ doanh nghiệp và nhân viên.
Chính yếu tố này đã tạo nên những đặc điểm, cũng như cách thức hoạt động riêng biệt cho nó. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bạn đang hiểu sai về mô hình B2E, đồng thời bị nhầm lẫn mô hình này với các mô hình khác. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn, đúng hơn về B2E và tham khảo ví dụ thực tiễn từ Coca Cola nhé.
Mô hình B2E là gì?
Hiện nay, mô hình B2E phần lớn được đề cập đến nhiều hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nó được xem là một mô hình thương mại điển tử nổi bật giữa doanh nghiệp với nhân viên hay người lao động. B2E được viết tắt từ cụm từ Business To Employee, với những bạn giỏi tiếng Anh thì có thể hiểu ngay nghĩa của cụm từ này. Đơn giản là doanh nghiệp tới nhân viên, nên nếu như bạn băn khoăn không biết mô hình B2E là gì thì có thể hiểu rằng đây là một mô hình thương mại, nhưng thuộc nội bộ trong một công ty nhất định.
Với các chủ thể chính được trong mô hình này thì doanh nghiệp sẽ là đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng như thông tin đến cho nhân viên, người lao động của mình. Lúc này nhân viên và người lao động sẽ đóng vai trò là khách hàng của doanh nghiệp. Đương nhiên, giá bán cho những vị khách hàng đặc biệt này bao giờ cũng được ưu đãi hơn cả. Bên cạnh đó, B2E còn được ví là cổng thông tin giải đáp thắc mắc, các vấn đề của người lao động một cách tối ưu hơn. Thay thế cho các quy trình, giấy tờ phức tạp, truyền thống trước kia.
Được triển khai trong nội bộ công ty, doanh nghiệp nên B2E được ví như cầu nối giữa người làm chủ và đội ngũ nhân sự của mình. Nên đây cũng là lý do vì sao nó lại trở thành khái niệm mới lạ với nhiều bạn. Bởi trên thực tế thì không phải đơn vị kinh doanh nào cũng sẽ áp dụng mô hình này. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang làm nhân viên của một công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào đó cũng đừng cảm thấy lạ vì sao đơn vị mình không có mô hình này nhé. Tuy nhiên, đây cũng là xu hướng chung trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp khi quy mô ngày càng mở rộng.
Đặc điểm nổi bật của mô hình B2E
Mỗi một mô hình thương mại không chỉ có sự khác nhau về chủ thể tham gia mà còn chứa đựng không ít các đặc điểm riêng biệt. Căn cứ vào những điều này cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình B2E và đồng thời phân biệt chúng với các mô hình khác để tránh sự nhầm lẫn. Lý do nhiều bạn đến nay vẫn hiểu sai về B2E cũng chính vì bởi bỏ qua những điều này. Khi tìm hiểu về mô hình B2E, thói quen của chúng ta số đông sẽ là chăm chăm vào mục khái niệm.
Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật lại là yếu tố giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này, nó như một sự bổ sung hoàn hảo. Các khái nhiệm thường sẽ đi theo hướng chung chung và đôi khi bạn cũng khó phân biệt chúng với những khái niệm tương tự khác. Và B2E cũng không phải ngoại lệ, bạn không thể hiểu đúng về nó nếu không biết đến các đặc điểm nổi bật này.
• Trong mô hình B2E sẽ có một đường dẫn URL được sử dụng cho tất cả mọi người trong cùng công ty truy cập vào và nó cũng là đường dẫn duy nhất được thiết lập.
• Trong mô hình B2E dù chỉ có một đường dẫn URL duy nhất, nhưng vẫn có khả năng phát triển, nâng cấp theo từng nhân viên.
• Trong mô hình B2E sẽ có một danh sách các tổ chức, phòng ban, cá nhân cụ thể.
Ngoài ra, mô hình B2E được áp dụng để tự động hóa quy trình sản xuất, quản trị cũng như kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều vấn đề khác nhau như:
• Quản lý bảo hiểm trực tuyến.
• Update các thông báo, quyết định của doanh nghiệp tới nhân viên.
• Đáp ứng yêu cầu trực tuyến của nhân viên.
• Thông báo cho nhân viên về những lợi ích mà họ có được.
Cách thức hoạt động của mô hình B2E
B2E là một mô hình thương mại giữa doanh nghiệp và người lao động, nhưng xét về mặt chức năng cùng với sự phát triển hiện nay thì nó còn liên quan trực tiếp đến yếu tố Internet. Hơn thế, như các bạn đã tìm hiểu ở phần đặc điểm thì nó sẽ được thiết lập với một đường dẫn URL duy nhất để mọi người trong cùng công ty có thể truy cập vào và sử dụng. Như vậy, về bản chất thực sự thì B2E còn là một mô hình thương mại điện tử, nhờ vậy doanh nghiệp có thể tự động hóa rất nhiều quy trình, hoạt động trong nội bộ của mình một cách nhanh chóng.
Cách thức hoạt động của mô hình B2E cũng sẽ được phân tách theo từng chức năng cụ thể như sau:
• Cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ: Lúc này các doanh nghiệp sẽ tiến hành việc cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ của mình tới người lao động thông qua đường dẫn URL đã được thiết lập trước đó. Những thông tin hay sản phẩm, dịch vụ mà người lao động nhận được vô cùng đa dạng như chính sách bảo hiểm, khen thưởng, chế độ đãi ngộ,…
• Giao dịch mua bán: Các nhân viên có thể trực tiếp mua sắm các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp của mình cung cấp, đồng thời bạn cũng sẽ nhận được mức chiết khấu và giảm giá riêng.
• Doanh nghiệp liên hệ với người lao động: Với B2E doanh nghiệp có thể liên hệ với người lao động của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng qua Internet bất kỳ lúc nào. Khi mọi tài khoản đã được thiết lập và liên kết với nhau thì điều này sẽ vô cùng thuận tiện.
“Điểm cộng” khi vận hành mô hình B2E trong kinh doanh
Được ví là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, nên khi vận hành mô hình B2E trong kinh doanh bạn sẽ thấy chúng có rất nhiều “điểm cộng” lớn. Cũng nhờ những “điểm cộng” này mà B2E đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều công ty, doanh nghiệp. Cụ thể hơn thì các bạn cần tìm hiểu ngay sau đây.
Mô hình B2E giúp giảm tải gánh nặng về hành chính: Đây là “điểm cộng” đầy ưu việt không thể không nhắc đến khi nói về mô hình B2E. Với cách hoạt động của mình B2E đã cắt giảm đi rất nhiều quy trình, thủ tục hành chính phức tạp, mất thời gian. Điển hình như việc thông báo các thông tin, quyết định quan trọng đến các nhân sự trong công ty. Mọi thứ chỉ cần thông qua Internet một cách nhanh chóng mà không cần bên nhân sự hành chính hay trực tiếp các quản lý, lãnh đạo phải xuống tận nơi để làm việc với mỗi người.
Mô hình B2E xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả: Thiết lập mô hình B2E thành công, mọi thứ sẽ được vận hành một cách thông suốt và nhất là khi bạn có thể tự động hóa nhiều quy trình, hoạt động khác nhau. Điều này giúp xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả mà không ai có thể phủ nhận được. Cùng với đó, với chính sách chiết khấu, giảm giá còn giúp thúc đẩy tinh thần lao động, làm việc của nhân viên một cách hiệu quả.
Mô hình B2E cung cấp thông tin nội bộ chính thống và chia sẻ nhanh chóng: Với B2E doanh nghiệp có thể cung cấp mọi thông tin chính thống một cách rõ ràng. Ngay cả các nhân viên mới khi vừa gia nhập sẽ thông qua đây để tìm hiểu, nghiên cứu thay vì tiếp cận với các nguồn tin không chính xác tuyệt đối. Hơn thế, người lao động không chỉ tìm kiếm mà còn có thể chia sẻ những thông tin này nhanh chóng hơn.
Tại sao B2E ngày càng trở nên quan trọng với doanh nghiệp?
Mô hình thương mại điện tử B2E ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, chú trọng của các công ty, doanh nghiệp. Không chỉ có những đơn vị quy mô lớn mà những đơn vị tầm trung cũng đang bắt tay vào phát triển mô hình nội bộ này cho mình. Với mục đích hỗ trợ phân phối hàng hóa, dịch vụ và truyền tải thông tin đến người lao động một cách tối ưu nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp khai thác được rất nhiều giá trị khác nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh và quản trị của mình.
Tuy nhiên, lý do tại sao B2E ngày càng trở nên quan trọng với doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những lợi ích như về chi phí, quản lý nhân sự, hiệu suất làm việc,… Theo đó, có 2 điều khiến mô hình này được các chủ doanh nghiệp chú trọng đến vậy.
Thứ nhất – Sự hài lòng của nhân viên: Đây là điều mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến rất nhiều, một môi trường làm việc không nhận được sự hài lòng của nhân viên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thân và năng suất làm việc của họ. Khi bản thân một người có sự bất mãn, dù chỉ là với những điều nhỏ nhất cũng dễ tạo ra năng lượng tiêu cực. Năng lượng này không chỉ ảnh hưởng duy nhất đến một người mà còn là những cá nhân liên quan, xung quanh.
Thứ hai – Giữ chân nhân sự: Không dễ để doanh nghiệp có thể giữ chân nhân sự tài giỏi lâu dài, hơn thế nếu thường xuyên có sự thay đổi về mặt nhân sự sẽ đưa đến một hình ảnh không tốt về đơn vị. Chưa kể còn khiến doanh nghiệp tốn kém về mặt chi phí tuyển dụng, đào tạo.
Cả hai điều này đều được B2E tối ưu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều. Vì vậy, càng theo thời gian phát triển, mổ rộng quy mô cũng như tiến tới chuyên môn hóa thì các doanh nghiệp càng cần phải chú trọng đến nó.
Ứng dụng của mô hình B2E
Mô hình B2E được xây dựng và phát triển ở nhiều công ty, doanh nghiệp, nhưng nhiều bạn dường như chưa thực sự hiểu rõ về cách ứng dụng của nó. Ứng dụng của mô hình này được đi theo hai hướng chính là ứng dụng hỗ trợ và ứng dụng thực tế. Mỗi một ứng dụng sẽ có cách thiết lập khác nhau về mặt quy trình cũng như phương thức hoạt động.
+ Ứng dụng hỗ trợ của B2E: Đây là ứng dụng được áp dụng phổ biến hơn cả trong các công ty, doanh nghiệp. Bạn rất dễ để bắt gặp về kiểu ứng dụng này của mô hình B2E, ví dụ như thông báo các thông tin đến nhân viên, quản lý bảo hiểm trực tuyến, cung cấp các chính sách về quyền lợi, đãi ngộ cho nhân viên,… Như vậy, lúc này B2E sẽ giống như một cổng thông tin điện tử giúp nhân viên, người lao động có thể tìm kiếm, nhận các thông tin cần thiết dễ dàng. Doanh nghiệp qua đó cũng truyền đại những điều cần thiết mà không tốn kém về thời gian, nguồn lực.
+ Ứng dụng thực tế của B2E: Điều khác biệt của ứng dụng thực tế với ứng dụng hỗ trợ là giá trị mà nó mang lại. Ứng dụng thực tế sẽ hướng đến mục tiêu quản lý và kết nối nhân viên. Với những doanh nghiệp lớn, quy mô rộng khắp thường sẽ phát triển B2E theo cách này nhiều hơn.
Ví dụ thực tiễn về mô hình B2E của Coca Cola
Để giúp bạn có những đánh giá khách quan và chính xác hơn về mô hình B2E, trong phần cuối cùng này chúng tôi sẽ gửi đến một ví dụ thực tiễn. Ví dụ mô hình B2E của Coca Cola luôn là ví dụ điển hình được nhiều bài phân tích đề cập đến. Hơn thế, đây cũng là thương hiệu nổi tiếng, thành công trên quy mô toàn cầu. Để duy trì được sự uy tín và vị thế thương hiệu trên thị trường trong suốt hơn 100 năm, chắc chắn là một nỗ lực không hề nhỏ. Nên Coca Cola luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều bài nghiên cứu về các chủ đề khác nhau.
Đã từ lâu Coca Cola đã áp dụng rất thành công mô hình B2E vào quá trình vận hành doanh nghiệp của mình. Hướng áp dụng của họ là ứng dụng thực tế, liên quan trực tiếp đến việc quản lý và tạo ra sự kết nối chặt chẽ với đội ngũ nhân viên đông đảo của mình. Từ phía doanh nghiệp, Coca Cola luôn nhanh chóng tiếp nhận những ý kiến, đánh giá của người lao động trong mọi vấn đề. Nhờ vậy các vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng, giúp tăng sự hài lòng của đội ngũ nhân viên.
Còn về phía người lao động, mọi thông tin liên quan, quan trọng trong công việc đều được cung cấp kịp thời. Họ không khó để tra cứu bất kỳ điều gì trên hệ thống, phục vụ cho việc tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Những điều này đã vô hình chung tạo ra một sự liên kế chắc chẽ giữa cả hai bên. Vì vậy, Coca Cola nổi tiếng từ chất lượng sản phẩm cho đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động là nhờ vậy.
Khái niệm và những kiến thức về mô hình B2E đều là những thông tin đầy hữu ích mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mỗi một mô hình kinh doanh đều mang đến giá trị riêng biệt cho từng công ty, doanh nghiệp. B2E – Mô hình thương mại nội bộ công ty cũng vậy, nó sẽ giúp các đơn vị xây dựng nên một tổ chức hoàn thiện hơn cả.