Marketing tập trung vào khách hàng, đang là chiến lược “cưng” của rất nhiều doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau. Chúng ta đều biết đến câu “Khách hàng là thượng đế” và trọng thị trường đầy biến động, với sức cạnh tranh lớn như hiện nay thì điều này lại càng được chú trọng đến nhiều hơn.
Nếu không có khách hàng, lượng khách hàng ít thì công việc kinh doanh khó mà diễn ra thuận lợi được. Thế nhưng, điểm mấu chốt rất nhiều đơn vị có tư duy tập trung vào khách hàng nhưng lại chưa biết cách để marketing điều này sao cho thành công, hiệu quả nhất. Và 7 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu mong muốn!.
Tập trung vào khách hàng là gì?
Kinh doanh tập trung vào khách hàng, marketing tập trung vào khách hàng, văn hóa doanh nghiệp tập trung vào khách hàng,… Có thể thấy, chúng ta thường sẽ được nghe, bắt gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến việc tập trung vào khách hàng. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này chưa? Tập trung vào khách hàng, tiếng Anh gọi là Customer-Focused là xu hướng chuyển đổi trong hoạt động kinh doanh, quản trị đang nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao thời gian gần đây.
Tập trung vào khách hàng là phương pháp có xu hướng nhìn nhận một cách sâu sắc vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cố gắng giải quyết những điều đó một cách tối ưu nhất. Các doanh nghiệp đi theo phương pháp này sẽ nỗ lực đáp ứng, thỏa mãn mong muốn của mọi nhóm khách hàng. Từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng trong mỗi trải nghiệm, hành trình mà doanh nghiệp đã xây dựng ra. Hơn thế, với điều này thì các doanh nghiệp sẽ theo đuổi khách hàng một cách chủ động. Thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng sẽ giúp tăng khả năng mua sắm của họ ngay từ đầu tiên. Tuy nhiên, để kéo dài giá trị vòng đời của khách hàng thì còn phải gắn liền với các dịch vụ chăm sóc khách hàng, chính sách hậu mãi. Nên thông thường, để nâng cao tính tập trung vào khách hàng các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh vào cả bộ phận chăm sóc khách hàng của mình.
Marketing tập trung vào khách hàng là gì?
Nếu như bạn đã hiểu tập trung vào khách hàng là gì thì việc trả lời câu hỏi “Marketing tập trung vào khách hàng là gì?”, chắc chắn sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Marketing tập trung vào khách hàng được biết đến là chiến lược marketing luôn đòi hỏi sự nỗ lực, “đầu tư” vượt xa hơn các chiến lược marketing đơn thuần. Bởi lúc này bạn cần phải sử dụng các thông điệp, nội dung và cả sản phẩm được cá nhân hóa. Nhằm đảm bảo rằng, khách hàng luôn hiểu rõ những gì mà họ tìm kiếm được, những thông tin mà bạn đưa ra về sản phẩm và thương hiệu của mình.
Lúc này, việc đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần phải cung cấp cho khách hàng của mình một trải nghiệm nhất quán, phù hợp với đạt tỷ lệ chuyển đổi cao ở tất cả các điểm chạm trên hành trình của họ. Các nhà quản trị cần phải hiệu được rằng, các khoản chi phí cần phải bỏ ra cho hoạt động tiếp thị tập trung vào khách hàng sẽ mang đến lợi nhuận mong muốn. Nhưng đằng sau đó còn là rất nhiều những giá trị khác mà khách hàng sẽ mang lại, chứ không chỉ dừng đơn thuần là doanh thu.
Vì vậy, tập trung vào khách hàng là một chiến lược marketing có tính lâu dài với tầm nhìn xa trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Với phương pháp này, các doanh nghiệp sẽ ngừng chỉ chăm chăm vào việc nói với khách hàng họ cần mua những gì. Thay vào đó, họ sẽ tìm hiểu nhu cầu, mong muốn thực sự của khách hàng là gì. Để từ đó đưa ra những sự gợi ý, thông tin, thông điệp thực sự hữu ích nhất cho khách hàng của mình.
Có nên marketing tập trung vào khách hàng không?
Thay vì cố gắng truyền thông, quảng cáo và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình. Marketing tập trung vào khách hàng sẽ đòi hỏi các nhà tiếp thị, các chủ doanh nghiệp phải cố gắng hơn nữa trong việc thấu hiểu, gia tăng sự hài lòng cho khách hàng của mình. Cũng chính vì điều này, mà nhiều người sẽ không khỏi băn khoăn trong vấn đề có nên marketing tập trung vào khách hàng không? Bởi nếu bạn áp dụng theo phương pháp này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn, nỗ lực nhiều hơn và rất nhiều nguồn lực khác cũng phải tận dụng một cách triệt để.
Tất nhiên, có rất nhiều cách để bạn làm tiếp thị thành công, nhưng trong một thị trường đầy biến động, người tiêu dùng ngày càng nắm giữ vai trò chủ động trong các quyết định mua sắm của mình. Chưa kẻ, trên thị trường lại có không ít các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp với bạn. Dẫn đến việc giành, thu hút khách hàng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nên nếu như chiến lược marketing của bạn không có sự gắn kết với khách hàng thì liệu có thể thành công được không?
Thực tế, hơn 90% khách hàng đều bị hấp dẫn với những thông tin, thông điệp, quảng cáo đi theo tính cá nhân hóa. 80% người tiêu dùng cho biết rằng, họ sẽ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của đơn vị có cách tiếp cận theo hướng cá nhân hóa. Và marketing tập trung vào khách hàng chính là phương pháp đi theo tính cá nhân hóa rất cao, đặt nhu cầu và mong muốn của khách hàng nên hàng đầu. Từ đó, không chỉ nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, thuyết phục khách hàng mua sắm mà còn “giữ chân” họ được họ lâu dài. Xét về tổng thể, kiểu tiếp thị này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ gắn bó, thân thiết với khách hàng.
Bí quyết marketing tập trung vào khách hàng thành công
Với những đánh giá trên, có thể thấy rằng marketing tập trung vào khách hàng là một chiến lược đầy lý tưởng, giúp các doanh nghiệp có thể đạt được rất nhiều kết quả ấn tượng. Tuy nhiên, không phải ai áp dụng cũng sẽ thành công, nếu bạn đơn thuần chỉ áp dụng đúng theo một khuôn mẫu với từng bước từng bước một thì thực tế chỉ đạt được một vài giá trị nhỏ. Chính vì vậy, 7 bí quyết này sẽ giúp bạn “thăng hạng” phương pháp tiếp thị này một cách hiệu quả nhất.
Hãy luôn nghĩ đến khách hàng của bạn
Cũng giống như các vấn đề thông thường khác trong cuộc sống của bạn, bạn muốn đạt được điều gì thì hãy dành thời gian để nghĩ về nó, tìm hiểu về nó nhiều hơn. Khi bạn tập trung suy nghĩ về khách hàng, về nhu cầu, mong muốn của họ,… bạn không những hiểu họ hơn mà còn có thể tìm kiếm ra các phương pháp, cách hay để thực hiện những điều này. Thực tế thì đây là một hiện tượng tâm lý được áp dụng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Khi bạn suy nghĩa, tập trung nhiều vào điều gì đó thì nó sẽ tăng trưởng theo thời gian. Đương nhiên, bạn cần phải tập trung vào những điều tích cực thì mới có thể thu hút được những năng lượng tốt cho mình.
Làm chủ mọi vấn đề
Tập trung vào khách hàng chứ không đồng nghĩa với việc mọi thứ đều phải thay đổi, chuyển hướng đột ngột không có dự tính nào theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Bạn làm người làm tiếp thị, kinh doanh thì bạn vẫn phải là người làm chủ mọi vấn đề. Ngay cả khi xảy ra những vấn đề với khách hàng, doanh nghiệp – bán hàng vẫn phải là người đứng ra giải quyết, dù có bên trung gian đi chăng nữa. Điều này các bạn cần phải học hỏi ngay từ IBM – Một trong những tập đoàn máy tính đa quốc gia lớn nhất trên thế giới. Có rất nhiều công ty có sản phẩm, thậm chí còn vượt trội hơn nhưng tại sao IBM vẫn thành công? Một trong những lý do giải thích cho điều này chính là họ luôn là chủ trong mọi vấn đề. Ngay cả đội ngũ bảo vệ của họ cũng được tập huấn để giải quyết tốt các vấn đề của khách hàng.
Lắng nghe khách hàng trên mạng xã hội
Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội thì việc tìm hiểu, tiếp cận hay thậm chí là bán hàng trên những kênh này cũng trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Bản thân số đông mọi người đều rất dễ dàng chia sẻ những ý kiến, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội. Vì vậy, hãy lắng nghe khách hàng trên mạng xã hội bạn sẽ hiểu rõ hơn về họ, đồng thời biết được họ đang tìm kiếm, quan tâm đến điều gì. Ngoài ra, mạng xã hội còn giúp các doanh nghiệp cung cấp, truyền tải thông tin, thông điệp đến khách hàng một cách nhanh chóng. Tạo nên một sự gắn kết gần gũi mà lại rất tự nhiên.
Hãy xem loại nội dung mà khách hàng hay tương tác
Nếu bạn muốn biết khách hàng của mình thực sự quan tâm đến điều gì, hãy xem loại nội dung mà họ hay tương tác trên các kênh khác nhau như mạng xã hội, blogs, website. Việc tương tác nhiều, đồng nghĩa với việc họ thực sự bị thu hút, có nhu cầu tìm hiểu đến vấn đề đó. Ngoài ra, bạn có thể vào ngay các Fanpage của đối thủ cạnh tranh để tìm hiểu về vấn đề này. Việc tìm hiểu từ đối thủ cạnh tranh, thực tế luôn đem lại rất nhiều kinh nghiệm, bài học cho bạn. Sau đó, bạn có thể tìm kiếm các cách khác để làm tốt hơn các đối thủ của mình.
Dành sự quan tâm đến khách hàng không thực hiện chuyển đổi
Thực tế thì rất nhiều đơn vị sẽ chỉ quan tâm đến những khách hàng đã thực hiện chuyển đổi mà thôi. Nhưng thực tế, bạn sẽ học được nhiều hơn, tìm kiếm được nhiều điều hơn từ chính những người không thực hiện chuyển đổi. Đương nhiên, quá trình này sẽ phức tạp hơn so với những khách hàng mà bạn đã có đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn biết được vì sao họ lại không thực hiện chuyển đổi, từ đó thay đổi các điểm chạm, hành trình trải nghiệm thì hiệu quả sẽ càng tăng cao hơi bội phần.
Xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng
Vẫn là một cách rất quen thuộc, nhưng chắc chắn hiệu quả mà nó mang lại sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Marketing tập trung vào khách hàng, thì ngay từ đầu bạn đã phải thấu hiểu khách hàng của mình. Một chân dung khách hàng tiềm năng sẽ giống như một hình ảnh đại diện cho các cá thể khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Nhờ vậy, bạn sẽ có những thông tin cơ bản nhất về khách hàng của mình. Nên việc xây dựng nội dung, thông điệp ban đầu vẫn sẽ có cơ sở nhất định. Nhưng có một điều mà bạn cần phải lưu ý, mặc dù chân dung khách hàng tiềm năng được xây dựng rất kỹ lưỡng. Nhưng trong suốt quá trình marketing hãy thu thập, phân tích khách hàng để hoàn thiện hơn.
Tiến hành các cuộc khảo sát
Các cuộc khảo sát dù diễn ra ở hình thức nào cũng đều mang đến rất nhiều thông tin giá trị cho chúng ta. Nhưng để thu hút được đông đảo khách hàng tham gia, thì bạn cần phải dùng chút “chiêu”. Thứ nhất, bạn nên làm các bảng khảo sát thực sự đơn giản nhất có thể. Đừng để những bảng hỏi ngập tràn chữ, chỉ nhìn thôi cũng đủ khiến người ta phải “chóng mặt”. Thứ hai, các câu hỏi mà bạn đưa ra phải thực sự “chạm” vào những gì mà khách hàng đang quan tâm. Và “chiêu” cuối cùng là bạn có thể sử dụng đến các phần thưởng để khích lệ khách hàng tham gia vào cuộc khảo sát của mình.
So sánh marketing tập trung vào khách hàng với quan điểm marketing khác
Ngoài marketing tập trung vào khách hàng ra thì còn có rất nhiều quan điểm marketing khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà tiếp thị, doanh nghiệp hiện nay. Xã hội ngày một phát triển, các hoạt động marketing cùng càng được “nâng cấp” lên với nhiều kiểu chiến lược, phương pháp hiện đại khác nhau. Vậy hãy cùng chúng tôi so sánh đôi chút giữa các quan điểm đang được “lòng” nhất nhé.
Marketing tập trung vào khách hàng với marketing lấy khách hàng làm trọng tâm: Rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn hai quan điểm này là một. Nhưng marketing lấy khách hàng làm trọng tâm lại được coi là phương pháp “cao tay” hơn marketing tập trung vào khách hàng. Nó là một bước tiến đột phá trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, mới đang tập trung chứ chưa lấy khách hàng làm trọng tâm trong chiến lược marketing. Bởi để chuyển đổi sang mô hình này là điều không dễ dàng chút nào, thậm chí bạn còn phải thay đổi cả văn hóa doanh nghiệp.
Marketing tập trung vào khách hàng với marketing tập trung vào sản phẩm: Có lẽ sự khác biệt giữa hai quan điểm tiếp thị này là điều đã quá rõ ràng. Một bên đặt nhu cầu, mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, còn một bên lại đặt sự phát triển của sản phẩm. Những đơn vị đi theo phương pháp marketing tập trung vào sản phẩm sẽ nỗ lực phát triển, sản xuất ra những mẫu mã, phiên bản tốt nhất. Nhằm cung ứng cho thị trường những sự lựa chọn lý tưởng.
Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, áp lực đến từ các đối thủ cạnh tranh. Buộc các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm, xây dựng cho mình các chiến lược marketing hiệu quả và nổi bật. Marketing tập trung vào khách hàng chính là một trong số đó, nó mở ra những cơ hội, giá trị thành công cho chúng ta. Nhưng quan trọng nhất vẫn là, bạn sẽ áp dụng và triển khai phương pháp này như thế nào.