Marketing gián tiếp là gì? Có nên áp dụng marketing gián tiếp không? Marketing gián tiếp có những ưu điểm gì? luôn là những câu hỏi thu hút được sự quan tâm của mọi người. Đối ngược với marketing trực tiếp, phương pháp này đang được rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho chiến lược tiếp thị tổng thể của mình.
Tiếp thị gián tiếp sẽ có tiêu chí đánh giá về mức độ thành công riêng biệt. Đương nhiên, có một số doanh nghiệp sẽ chỉ “trung thành” với phương pháp trực tiếp. Vậy hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này ngay trong khuôn khổ bài viết này hôm nay nhé.
Marketing gián tiếp là gì?
Là thuật ngữ quen thuộc với các Marketers, tuy nhiên “Marketing gián tiếp là gì?” vẫn là một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều từ bạn đọc thời gian gần đây. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi có những khái niệm với dân trong ngành thì chỉ cần “phút mốt” đã cụ thể hóa được cho chúng tôi. Nhưng ngược lại, với dân ngoài ngành thì nó lại giống như một kiến thức cao siêu nào đó. Marketing gián tiếp theo tiếng Anh được gọi là Indirect Marketing, phương pháp này tiến đến việc định hướng truyền thông đại chúng. Ngoài ra, còn một cách hiểu khác về tiếp thị gián tiếp là tổng thể các hoạt động không có sự giao tiếp, tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Sự thành công của marketing gián tiếp thường được công nhận khi nó nhắc nhở về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu đến với khách hàng. Đặc biệt ở đây, khách hàng là người đã mua, đã trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Lúc này, người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì marketing gián tiếp sẽ là một công cụ đầy hữu ích. Nó tạo ra sự nhắc nhở, sự hiển thị của sản phẩm, dịch vụ nhằm mang đến ấn tượng sâu sắc, cũng như tăng điểm hơn trong mắt khách hàng.
Ngoài ra, marketing gián tiếp không chỉ được sử dụng một để nhắc một số lượng lớn khách hàng, mà còn được dùng để nhắm mục tiêu vào một loạt các nhóm người tiêu dùng. Trong quá trình này, người tiếp thị sẽ không tiến hành việc ghi nhận phản hồi, đánh giá của khách hàng ngay lập tức. Nên trong chiến lược marketing gián tiếp vị ghi nhận phải hồi của khách hàng tức thì là điều không thể. Nó sẽ được tiến hành sau một khoảng thời gian triển khai nhất định, thường sẽ đi theo một bảng hỏi để tiến hành khảo sát.
Các đặc điểm nổi bật của marketing gián tiếp
Về căn bản, dù là marketing gián tiếp hay marketing trực tiếp đều đi đến một mục đích chung cuối cùng là tăng doanh thu, tạo dựng các giá trị lợi ích thiết yếu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong marketing gián tiếp thì cách thức triển khai, phát triển lại có không ít đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, muốn tìm hiểu chuyên sâu về marketing gián tiếp bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về những đặc điểm của nó. Ngoài ra, đây cũng là cách để bạn phân biệt kênh marketing trực tiếp và gián tiếp đang gần nhầm lẫn với nhiều người.
• Dù đã triển khai trong thực tế, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết hết đến các đặc điểm nổi bật của marketing gián tiếp này.
• Tiếp thị gián tiếp giống như một cách mà doanh nghiệp sử dụng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mà thậm chí, nhiều khi danh tính cũng không cần phải quá rõ ràng.
• Marketing gián tiếp sẽ tập trung vào việc xây dựng sự nhận thức về thương hiệu đến lượng lớn người tiêu dùng. Nó tạo ra cảm giác quen thuộc, gần gũi trong từng chi tiết nhỏ.
• Marketing gián tiếp sẽ nỗ lực cung cấp giá trị tức thì cho khách hàng, nó có thể được triển khai thông bao việc giáo dục hay giải trí.
• Marketing gián tiếp sẽ từng bước xây dựng mối liên hệ hoặc thành công hơn nữa là mối quan hệ giữa người bán và người mua. Với những giá trị nhận thức đã được xây dựng trong tâm trí người tiêu dùng.
• Đôi khi nhiệm vụ của marketing gián tiếp còn là xây dựng và kể một câu chuyện mang tiếng vang, tạo ra hiệu ứng bùng nổ tức thì.
• Marketing không chỉ cung cấp cho khách hàng thông tin hữu ích, những gia trị “đắt giá” mà còn chạm đến cảm xúc.
Ưu điểm của marketing gián tiếp
Rất nhiều thương hiệu lớn đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu bằng cách sử dụng marketing gián tiếp. Cùng với đó, phương pháp này ngày càng phổ biến hơn trong ngành tiếp thị chứ không chỉ có riêng marketing trực tiếp mới nhận được đánh giá cao. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, marketing gián tiếp đã có những bước tiến phát triển đáng kể. Vậy đâu là những ưu điểm giúp phương pháp này tạo nên những sự đột phá đầy ấn tượng như vậy?
Thứ nhất – Marketing gián tiếp ít gây rối hơn: Với marketing trực tiếp thì không ít trường trường quá mức, sẽ khiến khách hàng cảm thấy phiền phức. Nhưng trong tiếp thị gián tiếp bạn không phải “khua chiêng gõ trống” để thu hút sự chú ý của khách hàng. Hay bạn cũng không gửi cả “núi” email, tin nhắn để nhận được sự quan tâm của họ. Vì vậy, marketing gián tiếp sẽ ít gây rối và không khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, bực bội khi nhận được các thông tin.
Thứ hai – Tăng mức độ nhận thức về thương hiệu: Marketing gián tiếp sẽ sử dụng đến các công cụ truyền thông đại chúng có mức tiếp cận, phủ sóng đến đông đảo mọi người. Nó từng bước, từng bước tăng mức độ hiển thì về sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhờ đó, về lâu dài mức độ nhận thức về thương hiệu cũng sẽ tỷ lệ thuận tăng lên.
Thứ ba – Lãnh đạo tư tưởng tới công chúng: Thông qua việc tăng nhận thức về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu, marketing gián tiếp sẽ cho phép doanh nghiệp thể hiện những thông tin, kiến thức một cách chuyên sâu. Cùng với đó, các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng trong marketing gián tiếp đều có độ tin cậy cao. Tổng hòa lại doanh nghiệp hoàn toàn có thể lãnh đạo tư tưởng tới công chúng và cụ thể là khách hàng của mình.
Nên hay không nên áp dụng marketing gián tiếp?
Bên cạnh những ưu điểm nhất định thì marketing gián tiếp cũng có những nhược điểm nhất định như chi phí cao, không ghi lại phản ứng khách hàng ngay lập tức, chỉ hiệu quả khi khách hàng đã mua sắm, trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ,… Vì vậy, chắc chắn nhiều người sẽ không khỏi đắn đo với việc nên hay nên áp dụng marketing gián tiếp. Hơn thế, các hình thức marketing trực tiếp cũng vô cùng đa dạng, nhất là trong thời đại 4.0 của chúng ta. Nó đã tạo ra một sự so sánh, đánh giá trực tiếp giữa hai phương pháp này.
Tuy nhiên, nhìn nhận ở nhiều trường hợp thì marketing trực tiếp không thể phát huy được hiệu quả cao nhưng marketing gián tiếp. Thậm chí còn là ngược lại, điển hình là khi người tiêu dùng – khách hàng đã “ngấy tận cổ”, mệt mỏi với các quảng cáo, chiến dịch rõ ràng, nhắm thẳng trực tiếp vào mình. Họ cảm thấy chúng quá nhàm chán và gây phiền phức cho mình. Lúc này, marketing gián tiếp sẽ là một giải pháp hàng đầu mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua.
Điển hình như Brewdog, sự thành công của thương hiệu này không chỉ đến từ các quảng cáo, chiến dịch truyền thông quá rõ ràng. Mà cùng với đó, họ đã sử dụng đến các trải nghiệm có độ “bật” cao với các quảng cáo ngoại tuyến đầy sự khôn khéo. Ngoài ra, họ còn sử dụng đến các thông cáo báo chí để xây dựng tên tuổi, nhận thức cho thương hiệu của mình theo thời gian. Tất nhiên, không phải lúc nào sử dụng marketing gián tiếp cũng sẽ hiệu quả nó cần phải đúng lúc – đúng người. Nhưng với quan điểm của mình, trong thời đại toàn cầu và siêu cạnh tranh như hiện nay thì tiếp thị gián tiếp vẫn là phương pháp mang đến mức độ hiệu quả cao.
So sánh marketing gián tiếp với marketing trực tiếp
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, marketing gián tiếp và marketing trực tiếp thường xuyên được đặt lên “bàn cân” so sánh. Đây là hai phương pháp có sự đối ngược nhau cao, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng cùng lúc để tối ưu về mặt hiệu quả trong các chiến dịch lớn của mình. Để so sánh giữa hai phương pháp tiếp thị điển hình này thì chúng ta cần căn cứ vào 4 yếu tố: Mục đích, phản ứng, khán giả mục tiêu và chi phí.
Về mục đích
Đây chính là tiêu chí đầu tiên giúp bạn so sánh marketing gián tiếp và marketing trực tiếp một cách rõ ràng nhất. Bởi mục đích bao giờ cũng là yếu tố thể hiện cho giá trị cốt lõi, bản chất của vấn đề.
• Mục đích của marketing gián tiếp: Tạo ra sự nhắc nhở về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu đến khách hàng. Từ đó hình thành nên những giá trị công nhận về mặt lâu dài, điều này sẽ vô cùng hiệu quả đối với những dòng sản phẩm hàng hóa tiêu dùng quen thuộc.
• Mục đích của marketing trực tiếp: Được sự dụng để nhắm thẳng vào các nhóm khách hàng mục tiêu đã chọn lọc, nó sẽ mang tính chất thuyết phục, thôi thúc người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm. Vì vậy, các thông điệp hay thông tin được sử dụng còn có tính cá nhân hóa cao.
Về phản ứng
Tiếp đến chính là phản ứng được tạo ra giữa hai hình thức tiếp thị quen thuộc này. Dù có thể mục đích cuối cùng là giống nhau, nhưng phải ứng được tạo ra lại có nhiều điểm khác biệt.
• Phản ứng của marketing gián tiếp: Trong các hoạt động tiếp thị gián tiếp thì khả năng ghi nhận lại phản ứng ngay lập tức là điều rất khó. Bởi nó định hướng thông tin đại chúng, tức là một thông tin dành cho tất cả. Nên việc ghi nhận phản ứng sẽ không thế tiến hành ngay mà phải qua một thời gian.
• Phản ứng của marketing trực tiếp: Trái ngược với marketing gián tiếp, phản ứng trong marketing trực tiếp sẽ được ghi nhân ngay tức thì. Bởi quá trình này sẽ tạo ra sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Về khán giả mục tiêu
Khán giả mục tiêu luôn là điều được xác định rất rõ ràng trong các chiến dịch, hoạt động marketing. Điều này ắt hẳn nhiều bạn cũng biết rõ, hơn thế nó còn quyết định đến độ thành công của một chiến lược khi được triển khai.
• Khán giả mục tiêu của marketing gián tiếp: Như đã nói, marketing gián tiếp sẽ tiến hành các hoạt động định hướng thông tin đại chúng. Nên khán giả mục tiêu trong chiến lược này sẽ là bao gồm tất cả hoặc sẽ đồng loạt hướng đến nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Nó sẽ không hướng đến một nhóm khách hàng duy nhất.
• Khán giả mục tiêu của marketing trực tiếp: Phần lớn các chiến dịch, hoạt động marketing trực tiếp sẽ nhắm đến một nhóm khán giả mục tiêu cụ thể. Tất nhiên, nhóm này đã được chọn lọc và đánh giá một cách kỹ lưỡng. Hay đúng hơn, họ sẽ là những người mang về doanh thu cao cho doanh nghiệp.
Về chi phí
Tiêu chí so sánh cuối cùng chính là chi phí, trong các chiến dịch, hoạt động marketing thì đây là yếu tố được tính toán một cách kỹ lưỡng. Nhất là đối với những doanh nghiệp, công ty có sự hạn chế về ngân sách. Nhưng chiến dịch, hoạt động “ngốn” tiền đương nhiên sẽ không nằm trong danh sách lựa chọn của họ.
• Chi phí của marketing gián tiếp: Do sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, radio hay báo in nên chi phí dành cho các hoạt động marketing gián tiếp thường đắt đỏ. Tuy nhiên, đổi lại thì mức độ nhận diện mà chúng mang lại đương nhiên sẽ rất cao và không khiến bạn phải thất vọng.
• Chi phí của marketing trực tiếp: Nhờ việc sử dụng các công cụ trực tuyến nên chi phí để triển khai marketing trực tiếp luôn làm hài lòng nhiều người. Thậm chí, có nhiều công cụ hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên muốn nâng cao hiệu quả thì bạn vẫn cần phải “rót tiền” vào chúng.
Ngay cả khi đều là những phương pháp tiếp thị được đánh giá cao về mặt hiệu quả, nhưng trong mỗi một trường hợp marketing gián tiếp và marketing trực tiếp sẽ có sự chênh lệnh. Không phải lúc nào tiếp thị gián tiếp cũng đều sẽ tốt và ngược lại. Bạn cần phải căn cứ vào mục tiêu, tiềm lực và định hướng phát triển lâu dài của mình để xây dựng nên một chiến lược marketing sao cho hiệu quả.
Không đơn thuần chỉ giản đáp câu hỏi “Marketing gián tiếp là gì?” hay những câu hỏi liên quan khác, bài viết này cung cấp đến bạn một bức tranh tổng thể về phương pháp tiến thị này. Dù ngày nay, các hình thức, công cụ marketing trực tiếp ngày càng phát triển nhanh chóng. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc, chúng ta có thể đánh giá thấp về tiếp thị gián tiếp. Ngay cả khi nó tốn kém, không khi nhận được phản ứng của khán giản mục tiêu tức thì. Ở nhiều khía cạnh và trường hợp nó sẽ “áp đảo” hoàn toàn tiếp thị trực tiếp mà bạn sẽ phải bất ngờ.