Marketing địa phương – Local marketing đang là một khái niệm đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, nhất là khi tại Việt Nam điều này vẫn còn khá mới lạ. Nhắc đến các hoạt động marketing chúng ta thường sẽ luôn mặc định đó là các nỗ lực truyền thông, quảng bá để đạt được các giá trị tích cực của các doanh nghiệp, công ty.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại marketing đã trở thành một “mảnh ghép” quan trọng, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội. Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ triển khai marketing địa phương rất tốt, từ đó biến các địa phương của mình trở thành những nơi cực phát triển. Tuy nhiên, để có thể đạt được những thành tựu nhất định khi triển khai marketing địa phương thì bạn còn cần phải nắm chắc những quyết tố mang tính chất quyết định.
Marketing địa phương là gì?
Marketing địa phương là gì? Local marketing là gì? ắt hẳn là những câu hỏi mà rất nhiều bạn đang tự đặt ra lúc này. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi mà tại Việt Nam khái niệm này chưa có độ “phủ sóng” cao, thậm chí rất nhiều bạn đây còn là lần đầu tiên được nghe nhắc đến. Marketing địa phương (tiếng Anh là Local marketing) hay còn được gọi là tiếp thị địa phương là tập hợp các hoạt động, chương trình, giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tính cạnh tranh và sự phát triển của địa phương.
Cũng tương tự như các hoạt động marketing của doanh nghiệp, marketing địa phương sẽ nỗ lực tạo ra những giá trị tích cực nhằm mang đến lợi thế nhất định cho địa phương để có thể phát triển cũng như cạnh tranh với các địa phương khác. Các nỗ lực này có thể được xây dựng từ chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp, cá nhân để từ đó tạo dựng nên những ảnh hưởng mang tính chất tích cực đến công chúng. Theo Philip Kotler, các hoạt động marketing địa phương chính là quá trình bạn xây dựng hình tượng cho một địa phương để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Quá trình này sẽ thành công chỉ khi người dân cũng như các doanh nghiệp tại địa phương sẵn sàng hợp tác với cộng đồng và có được sự mong chờ từ khách du lịch và các nhà đầu tư bên ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng những nguyên lý của hoạt động marketing ngày nay không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh mà còn được mở rộng ra các ra lĩnh vực khác như xã hội, chính trị và văn hóa. Việc đồng nhất về mặt marketing địa phương một cách hiệu quả sẽ cho phép các địa phương hưởng rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Với tư duy mới, chính quyền phục vụ người dân – doanh nghiệp và người dân chính là một thương hiệu, từ đó tạo nên một tập thể vững mạnh hướng đến những giá trị chung.
Đặc điểm của marketing địa phương
Dù vẫn áp dụng những nguyên lý cơ bản của hoạt động marketing mà rất nhiều người đã thuộc lòng. Thế nhưng marketing địa phương vẫn sẽ có những đặc điểm riêng biệt, đây cũng được coi là “đặc điểm nhận dạng” của các hoạt động này. Từ đó giúp bạn có sự phân biệt một cách rõ ràng so với các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Bởi nếu chỉ tìm hiểu khái niệm của cụm từ này một cách cơ bản như trên thì rất nhiều bạn vẫn chưa thể thực sự hiểu rõ. Sau đây là những đặc điểm của marketing địa phương mà bạn cần thuộc lòng.
Thứ nhất: Sự thành công của các hoạt động local marketing sẽ luôn được tính toán dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân. Các tiêu chí này sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương để xây dựng. Bộ tiêu chí này có thể bao gồm những điều như sau: Thu hút vốn đầu tư, khách du lịch, tạo ra công ăn việc làm,…
Thứ hai: Các chương trình, chiến dịch được triển khai trong chiến lược marketing địa phương tổng thể sẽ mang tính cộng động cao. Vì vậy, nó sẽ có sự tham gia của tất cả mọi người từ chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, công ty, người dân đến cả người dân, doanh nghiệp, khách du lịch của các nơi khác.
Thứ ba: Không giống như các hoạt động marketing của các doanh nghiệp, công ty được xây dựng nhằm đạt các lợi ích kinh doanh khác nhau. Các chiến lược marketing địa phương sẽ chỉ được phép đánh giá, đo lường về mặt hiệu quả sau một khoảng thời gian dài đưa vào triển khai.
Vai trò của local marketing
Marketing địa phương là hoạt động được diễn ra mang tính cộng đồng cao, với sự tham gia của tất cả mọi người. Những điều này đều mang tính chất “nhân tạo” chứ không phải nghiễm nhiên mà có như thời tiết, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,… Vì vậy, việc xây dựng các chương trình, chiến dịch tiếp thị địa phương luôn thể hiển được vai trò rất quan trọng. Theo đó, nếu như chúng hiệu quả sẽ giúp địa phương của bạn trở nên hấp dẫn hơn, nổi bật hơn trong mắt các các khách du lịch, các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Nói một cách dễ hiểu hơn thì marketing địa phương chính là những tác động ở thế chủ động nhằm thay đổi tình trạng kinh tế - xã hội của địa phương ngày một tốt hơn.
Nếu đặt trong hoạt động marketing của doanh nghiệp thì địa phương sẽ được ví như một sản phẩm. Bạn cần phải tìm kiếm thị trường, khách hàng mục tiêu cho nó và không ngừng phát triển, tạo dựng những ưu thế cạnh tranh để có thể “vượt mặt” các sản phẩm tương tự của các đối thủ. Tuy nhiên, “sản phẩm” địa phương này lại không phải do một nhà máy, một cá nhân nào sản xuất nên sẽ không bị dập trong một quy cách, tiêu chuẩn nhất định. Hơn thế, “sản phẩm” này cũng mang những đặc tính riêng biệt đó là vị trí địa lý, không gian,… Vì vậy, tận dụng tất cả những ưu thế riêng biệt, nổi bật của địa phương để biến chúng trở thành ưu thế cạnh tranh cho địa phương. Từ đó tạo dựng lên những cơ hội mở rộng, phát triển cho khu vực của mình.
Thực trạng hoạt động marketing địa phương tại VN
Trong xã hội hiện đại, để phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước hay địa phương đều cần phải có những sự đổi mới nhất định. Đặc biệt là đối với nhiệm vụ marketing địa phương, những hoạt động này càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Đã có rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và các địa phương trên thế giới làm rất tốt về điều này. Họ trở thành một “sản phẩm” thu hút được đông đảo các mục tiêu về đầu tư, du lịch từ khắp mọi nơi. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vào thực trang hoạt động marketing địa phương tại Việt Nam thì chúng ta có thể đánh giá rằng chưa thực sự tốt. Không có nhiều kết quả nổi bật, các địa phương chưa biết cách khai thác các thế mạnh của mình.
Thậm chí những điều này vẫn còn nằm ở mặt lý thuyết của rất nhiều địa phương, dù có những ưu thế rất đặc biệt nhưng lại chưa biết cách để tận dụng và phát triển. Vì vậy, mà hoạt động marketing địa phương ở nước ta chưa thực sự nổi bật và tạo nên những lợi ích to lớn. Vì vậy, trong thời gian tới các địa phương và nhất là đối với chính quyền địa phương cần phải nhìn nhận lại vấn đề này một cách nghiêm túc. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế ở các địa phương trên thế giới. Bởi dù khác nhau về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên nhưng vẫn có rất nhiều điều nếu khéo léo chuyển đổi thì đều mang đến giá trị thành công cao.
Các mục tiêu của hoạt động marketing địa phương
Marketing địa phương được xây dựng nhằm mang đến những lợi ích to lớn cho sự phát triển tổng thể của địa phương về mặt kinh tế, xã hội. Theo đó, trong các chiến lược này sẽ được thiết lập các mục tiêu cụ thể để hướng đến các hành động cụ thể. Có 4 mục tiêu chính sẽ được xây dựng trong chiến lược marketing địa phương như sau:
1. Thu hút nhà đầu tư, kinh doanh: Đây chính là mục tiêu được thể hiện rõ ràng nhất trong các hoạt động marketing địa phương. Để phát triển được nền kinh tế cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân thì việc thu hút nhà đầu tư, kinh doanh luôn là điều cần thiết. Hơn thế các nhà đầu tư ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc lựa chọn “mảnh đất cắm cọc” của mình. Họ xem xét rất kỹ lưỡng về mọi mặt và tất nhiên sẽ đưa ra những sự so sánh cần thiết.
2. Thu hút khách du lịch: Khách du lịch thực chất còn được phân thành hai nhóm khác nhau trong hoạt động marketing địa phương là khách thương nhân và khách du lịch thông thường. Điều quan trọng ở đây chính là làm sao phải đáp ứng được nhu cầu của cả hai nhóm khách hàng này một cách tốt nhất. Họ sẽ giúp nâng cao thu nhập cho các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch của địa phương.
3. Xuất khẩu hàng hóa địa phương: Với những chiến lược và bước tiến phù hợp, marketing sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa địa phương được khởi sắc hơn rất nhiều. Đặc biệt nó còn tạo nên hiệu ứng lan tỏa, giúp các sản phẩm của địa phương nhận được sự công nhận khi được xuất khẩu sang các thị trường khác.
4. Thu hút dân cư về địa phương: Dân cư – lao động luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hiện nay, nhất là đối với việc giữ chân các nguồn lao động chất lượng. Có rất nhiều địa phương dù nguồn công việc lớn nhưng lại thiếu nguồn lao động, người dân đi đến các nơi khác làm việc. Trong khi đó, dân cư cũng chính là yếu tố được các nhà đầu tư, kinh doanh cân nhắc đến rất nhiều.
Cách xây dựng chiến lược marketing địa phương
Cũng giống như các hoạt động marketing kinh doanh khác, marketing địa phương để có thể triển khai một cách hiệu quả đạt được các mục tiêu đã đặt ra thì đều cần phải có một chiến lược được xây dựng một cách cụ thể và rõ ràng. Xây dựng chiến lược marketing địa phương thì bạn cần phải trả lời được 3 câu hỏi như sau:
• Vị thế hiện tại của địa phương đang ở đâu?
• Vị trí mong muốn trong tương lại của địa phương như thế nào?
• Các giải pháp marketing địa phương mà bạn có thể đưa ra?
Như vậy, xây dựng chiến lược marketing cho địa phương chính là cách thức để các chủ thể tiến hành các hoạt động tiếp thị cần phải thực hiện để gia tăng chất lượng các yếu tố quan trọng để tạo nên ưu thế cạnh tranh và phát triển cho mình. Thông thường sẽ có 4 kiểu chiến lược local marketing được áp dụng là: Marketing địa phương bằng hình ảnh – Marketing địa phương bằng đặc trưng nổi bật – Marketing địa phương bằng cơ sở hạ tầng – Marketing địa phương bằng con người. Tuy nhiên, dù sử dụng chiến lược nào hoặc kết hợp chúng cùng lúc với nhau thì bạn đều phải trải qua những bước như sau:
• Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến lược.
• Bước 2: Lựa chọn kênh phát triển và đối tượng cụ thể.
• Bước 3: Xây dựng và thiết lập các mối quan hệ cần thiết.
• Bước 4: Thường xuyên phản hồi "khách hàng"
• Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và đo lường kết quả.
Yếu tố nào quyết định đến sự thành công của local marketing?
Chiến lược local marketing sẽ được xây dựng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, tất nhiên không phải ngẫu nhiên mà các hoạt động, chương trình được bạn xây dựng sẽ thành công ngay lập tức. Hơn thế, kết quả của marketing địa phương sẽ phải trải qua một quãng thời gian dài mới nhận thấy rõ được. Chứ không phải chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã có thể đo lường như các hoạt động marketing đơn thuần của các doanh nghiệp. Theo đó, để tạo nên sự thành công cho chiến lược tiếp thị địa phương thì bạn cần phải tập trung vào các yếu tố dưới đây.
Độ nhận diện của địa phương: Nếu như doanh nghiệp có độ nhận diện thương hiệu thì trong chiến lược này cũng sẽ có độ nhận diện địa phương. Bước đầu bạn cần phải biết được đâu là những ưu thế của địa phương, đâu là những điều có thể tạo dựng thành những đặc điểm nổi bật nhất. Bởi không phải tất cả mọi người khi được nghe nhắc đến cái tên của địa phương bạn cũng đều biết đó là ở đâu, có gì để gợi nhớ hay không.
Xu thế phát triển của địa phương: Đây là yếu tố không thể có mặt ngay ở thời điểm hiện tại để chúng ta có thể đánh giá một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, xu thế phát triển của địa phương trong tương lai sẽ quyết định đến chiến lược marketing rất nhiều. Ví dụ, nếu xu thế phát triển của địa phương là trở thành một điểm du lịch văn hóa, lịch sử thì sẽ cần phải phát triển các hoạt động quảng bá, đánh mạnh vào các yếu tố khác liên quan như ẩm thực và dịch vụ như thế nào.
SEO local: Nếu bạn cho rằng chỉ có các hoạt động marketing của doanh nghiệp mới cần phải sử dụng đến phương pháp SEO thì bạn đã sai. Hiện nay, mọi người đều có thói quen tìm kiếm các thông tin trên Internet. Nếu như các thông tin của địa phương không có mặt hoặc không được tối ưu một cách tốt nhất thì đương nhiên rất khó để thu hút họ.
Mạng xã hội: Mạng xã hội ngày càng phát triển một cách đầy mạnh mẽ, rất nhiều hoạt động trong đời sống đều bị ảnh hưởng từ đây rất nhiều. Tất nhiên, nếu muốn thúc đẩy hoạt động marketing địa phương của mình thì đây chính là yếu tố rất quan trọng.
Những lợi thế riêng của địa phương: Lợi thế riêng biệt chính là yếu tố tạo nên sự thành công cho chiến lược local marketing nếu như bạn biết cách tận dụng triệt để. Bởi “sản phẩm” địa phương không giống như các sản phẩm đặc thù khác khi nó luôn có những đặc điểm riêng biệt không trùng lặp.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về marketing địa phương với những thông tin đầy hữu ích. Đây vẫn còn là một chủ đề khá mới với nhiều người, nhưng trong tương lại chắc chắn sẽ là một xu hướng phát triển của xã hội. Khi những giá trị to lớn mà điều này mang lại là không thể phủ nhận. Chúng góp phần mang đến những cơ hội phát triển cho cộng đồng với ý nghĩa to lớn.