Marketing concept là gì? Mục đích của marketing concept là gì? Làm sao để phát triển marketing concept hiệu quả? Liệu đây có phải là một trong những câu hỏi mà bạn quan tâm đến lúc này? Marketing concept là thuật ngữ được sử dụng đến với tần suất cao trong hoạt động tiếp thị. Nhưng với nhiều người, đây vẫn là một khái niệm mới lạ và chưa biết cách để vận dụng sao cho đúng.
Trong thời buổi thị trường phát triển nhanh chóng, ngoài nhiệm vụ về doanh số, lợi nhuận thì vấn đề thỏa mãn nhu cầu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, marketing concept đã và đang trở thành một chiến dịch hoàn hảo giúp các doanh nghiệp tối ưu các mục tiêu tiếp thị của mình.
Concept là gì?
Để có thể trả lời câu hỏi “Marketing concept là gì?” thì trước hết hãy cùng chúng tôi làm sáng tỏ một khái niệm liên quan, đó chính là concept. Đây là thuật ngữ mà bạn không chỉ bắt gặp nhiều mà còn sử dụng ngay trong cuộc sống, công việc hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bạn lúc này vẫn chưa hiểu rõ concept là gì, theo cách hiểu đơn giản nhất concept sẽ đề cập đến những ý tưởng chủ đạo và được áp dụng xuyên suốt trong một quá trình, tình huống nào đó. Phần lớn chúng ta đều hiểu theo cách chung chung này, nhưng trên thực tế khi đặt vào từng lĩnh vực thì thuật ngữ này lại có những cách hiểu khác nhau.
Điển hình trong ngành giải trí, concept được sử dụng để đề cập đến những ý tưởng, sự sáng tạo ở các show, mang đến điểm nhấn riêng biệt và sự thành công cho chương trình. Đồng thời, nó sẽ tạo ra ấn tượng nổi bật, “không đụng hàng” để khán giản ghi nhớ ngay lập tức. Hay trong lĩnh vực nhiếp ảnh, cụm từ này lại được biết đến là sự định hình về phong cách, bố cục, nối cảnh và nội dung cho buổi chụp hình, bức ảnh. Từ đó thể hiện ý nghĩa, chất riêng của bộ ảnh cũng như thể hiện được thần thái của mẫu chụp.
Như vậy, dù được hiểu theo khái niệm “chung chung” hay được sử dụng trong từng lĩnh vực khác nhau. Concept vẫn là thuật ngữ biểu thị cho những ý tưởng xuyên suốt, quyết định từ tổng thể cho đến những điều nhỏ nhất của từng vấn đề, công việc mà chúng ta áp dụng vào. Điều này sẽ khác với ideal, khi thuật ngữ này chỉ đơn thuần đề cập đến các ý tưởng. Còn concept mang hàm nghĩa rộng hơn và nó quyết định đến rất nhiều thứ chứ không đơn thuần chỉ là nói về một phong cách hay một cách sắp xếp nào đó.
Marketing concept là gì?
Như vậy, từ khái niệm concept chúng ta hãy cùng tìm hiểu về marketing concept với câu hỏi tương tự. Nhiều người vẫn thường ví marketing concept giống như một vỏ bọc hoàn hảo, được thể hiện ra bên ngoài giúp các thương hiệu có một hình ảnh ấn tượng, nhiều “điểm cộng” nhất trong mắt người tiêu dùng. Tùy theo doanh nghiệp muốn lựa chọn “vỏ bọc” cho mình như thế nào, muốn cho khách hàng muốn thấy những điều gì, điểm gì thì sẽ lựa chọn concept phù hợp cho mình.
Trong hoạt động tiếp thị, marketing concept mang hàm nghĩa về định hướng về các ý tưởng, hướng đi, kịch bản marketing nhắm đến nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Nó tạo nên một sự thống nhất, tất cả đều hướng về mục tiêu của chiến lược marketing, kinh doanh tổng thể. Đối với marketing concept doanh nghiệp sẽ nỗ lực tập trung vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Từ đó, đưa ra những giải pháp, giá trị tốt nhất cho khách hàng và thậm chí còn phải “vượt mặt” các đối thủ cạnh tranh của mình.
Cũng có thể nói rằng, marketing concept sẽ giống như một chiếc áo đẹp nhất, lộng lẫy nhất mà bản thân mỗi người muốn mặc khi ra ngoài. Đương nhiên, bạn sẽ muốn người khác đánh giá cao, bị ấn tượng về nó. Tuy nhiên, marketing concept không chỉ là chiếc áo để tạo nên tính cách mà còn là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng dấu ấn không thể phai mờ. Marketing concept sẽ dựa trên những cơ sở thực tế về những gì chúng ta cần phải làm, để truyền đại đúng thông điệp, đúng nội dung đến đúng người, đúng lúc. Trong từng bước triển khai, nó sẽ hướng bạn đến hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là gì, điều gì ảnh hưởng đến nhận thức của họ và chúng ta cần làm gì, tận dụng những gì.
Mục đích của marketing concept
Đương nhiên, dù triển khai một chiến lược lớn hay một phương pháp marketing nào đó chỉ trong một giai đoạn nhỏ thì chúng ta đều cần phải hiểu rõ mục đích của nó là gì. Mục đích của markting concept luôn là việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng nên những chiến lược, chiến dịch tối ưu nhất bằng một “vỏ bọc” ngày một hoàn hảo. Thông qua đó, marketing concept không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh số mà còn đạt được các giá trị lợi ích mong muốn.
Một khía cạnh quan trọng nhất trong mục đích của markting concept, là việc tạo dựng bản sắc riêng biệt cho thương hiệu. Điều này sẽ giúp gia tăng nhanh chóng nhận thức về thương hiệu cũng như sản phẩm, từ đó việc tiếp cận hay thuyết phục khách hàng cũng trở nên hiệu quả hơn. Kết quả đối với một chiến dịch marketing concept thành công đó là hỗ trợ, thúc đẩy trực tiếp cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, khi markting concept của bạn thành công, tạo được ấn tượng tốt trong mắt khán giả mục tiêu. Đương nhiên, sau đó việc bạn thu hút, thuyết phục họ mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của mình cũng sẽ không chật vật như trước nữa.
Các yếu tố quan trọng trong marketing concept
Để có một “vỏ bọc” tốt nhất, hoàn hảo nhất thì trong chiến lược marketing concept của doanh nghiệp luôn phải đảm bảo 3 yếu tố hàng đầu là: Sự đúng lúc – Sự phù hợp – Sự rõ ràng. 3 yếu tố tưởng như rất đơn giản này, nhưng nhiều doanh nghiệp khi triển khai vào thực tế lại chưa đảm bảo được. Điều này sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả tổng thể của cả chiến lược.
Sự đúng lúc: Đúng lúc là yếu tố quyết định đến sự thành công trong rất nhiều vấn đề của cuộc sống, công việc. Thậm chí, nó còn là yếu tố để đánh giá phẩm chất của một người. Trong marketing concept điều này cũng mang ý nghĩa quan trọng rất lớn. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có ích, chỉ thuyết phục đực khách hàng khi mà đúng lúc họ cần thiết mà thôi. Vì vậy, bạn cần phải biết đâu là lúc để “tấn công” khách hàng mục tiêu của mình, đâu là thời điểm để tung ra những “cú hích” hiệu quả.
Sự phù hợp: Marketing concept hướng đến sự phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Nếu như sản phẩm, dịch vụ hay thông điệp, nội dung bạn đưa ra không có sự phù hợp thì chắc chắn không thể tiếp cận chứ chưa nói đến việc có thuyết phục được họ hay không. Ngoài ra, yếu tố này còn liên quan đến các kênh, cách thức mà bạn tiếp cận khách hàng.
Sự rõ ràng: Muốn xây dựng một “vỏ bọc” hoàn hảo thì bạn không thể mập mờ trong các thông tin, thông điệp hay các chính sách gửi đến khách hàng. Mọi thứ đều cần phải rõ ràng, người tiêu dùng hiện nay không chỉ khó tính hơn mà họ thừa thông minh để nhận ra bạn đang “chém gió” điều gì.
3 ý tưởng marketing concept không thể không biết đến
Chúng ta vẫn thường ngồi với nhau để đánh giá xem concept này như thế nào, concept này có ấn tượng không. Nhưng khi để tự bản thân mình lên một concept thực thụ và nhất là khi nó được áp dụng vào hoạt động marketing thì lại không biết bắt đầu từ đâu đến đâu. Nếu như bạn cũng đang rơi vào trường hợp này thì sao không thử khởi động với 3 ý tưởng “đắt giá” này.
Bắt đầu với một thông điệp
Bạn đang cần một ý tưởng marketing concept tạo được ấn tượng sâu sắc với khách hàng mục tiêu? Vậy hãy bắt đầu với một thông điệp có giá trị thực sự, với khả năng truyền cảm hứng lớn đến cộng đồng. Thông điệp được ví là cầu nối về mặt cảm xúc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Mỗi khi họ nghĩ, nhớ về hay tìm kiếm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn thì tự động thông điệp ấy sẽ tạo nên một sự kết nối vô hình.
Hãy tập trung vào việc khách hàng cần gì, mong muốn gì, quan tâm đến gì,… để xây dựng thông điệp cho sản phẩm – thương hiệu. Nhờ vậy, thông điệp không chỉ để kết nối mà còn tạo nên sự tương tác. Bạn có thể thấy rất nhiều thương hiệu lớn để tạo dưng nên thành công những thông điệp đầy ấn tượng. Từ đó, họ đã thiết lập nên một marketing concept không thể vang dội hơn. Đôi khi, thông điệp không phải là những từ ngữ khó hiểu hay quá văn vẻ, mà nó phải chạm đến cảm xúc của mọi người.
Định vị
Ý tưởng tiếp theo chính là thông qua việc định vị, nó là một cách để các doanh nghiệp dễ dàng “tìm được vị trí” sản phẩm của mình trên thị trường. Qua đó, dần từng bước xác định được đâu là những kênh bán hàng hiệu quả, các yếu tố giúp việc phục vụ khách hàng trở nên tốt hơn. Ngay cả việc đánh giá đối thủ cạnh tranh như thế nào, họ có gì tốt hơn và kém hơn mình.
Sản phẩm, thương hiệu của bạn sẽ không được khách hàng nhận ra nếu không có gì nổi bật. Nhất là với những quảng cáo giống với người người, nhà nhà dù bạn bỏ ra chi phí lớn đến đâu thì hiệu quả khó mà đạt được như kỳ vọng. Muốn thành công, bạn cần phải định vị tốt cho sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Mỗi một giá trị đưa ra cần phải nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng.
Tạo thương hiệu
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp luôn là một trong những ý tưởng tạo marketing concept “đắt giá”. Với ý tưởng này bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ nhiều công cụ khác nhau như hình ảnh, content, âm thanh hay đơn giản là các biểu tượng cảm xúc. Để sản phẩm, dịch vụ của bạn mang một thương hiệu nổi bật thì phải làm nên những cung bậc cảm xúc cho khách hàng.
Đồng thời, trong quá trình xây dựng cảm xúc ấy còn phải truyền tải được lời hứa đến với khách hàng. Điển hình khi nhắc đến các sản phẩm chăn ga gối đệm Hanvico, ngoài câu slogan không thể nổi tiếng hơn thì bạn còn nghĩa đến điều gì? Phải chăng đó là sự thoải mái, đảm bảo đến từ những sản phẩm chất lượng của hãng? Nên việc tạo thương hiệu này sẽ đánh vào mặt cảm xúc rất nhiều và quan trọng hơn nó sẽ ảnh hưởng đến những đánh giá của khách hàng.
Sự khác nhau giữa marketing concept và selling concept
Trong quá trình tìm hiểu về marketing concept, bạn sẽ bắt gặp một khái niệm khác nữa rất nhiều chính là selling concept. Ắt hẳn nhiều bạn sẽ không khỏi tò mò về mối quan hệ giữa hai thuật ngữ này. Tại sao chúng lại xuất hiện song hành với nhau trong nhiều tài liệu marketing, kinh doanh như vậy? Trước hết, cần phải hiểu rõ selling concept là gì, thuật ngữ này đề cập đến các hoạt động với mục tiêu cụ thể bán thành công sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tập trung vào việc bán được càng nhiều càng tốt, tăng số lượng giao dịch chứ không phải là nỗ lực trong việc xây dựng mối quan hệ giữa người bán và người mua.
Sự khác nhau giữa marketing concept và selling concept, luôn là chủ đề gây tranh cãi. Do đến nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này và đồng thời không thể phân biệt chúng. Theo như tìm hiểu, sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này thể hiện ở hai khía cạnh dưới đây.
1. Marketing concept tập trung vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng, còn selling concept lại đáp ứng cho kỳ vọng của người bán hàng. Trong khi đó, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng không chỉ làm ở việc tìm kiếm, mua sắm được sản phẩm của mình mà còn rất nhiều điều khác. Nhưng với người bán hàng thì kỳ vọng của họ rất đơn giản bán được càng nhiều càng tốt.
2. Marketing concept sẽ thiết kế nên những ý, kịch bản, nội dung, quảng cáo để “chăm sóc” cho nhu cầu của khách hàng. Nhưng selling concept do chỉ quan tâm đến việc bán được hàng hóa, nên họ cũng sẽ tập trung vào những yếu tố giúp họ thành công về điều này thôi. Vì vậy, họ sẽ không chú trọng đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
Xoay quanh câu hỏi “Marketing concept là gì?”, TUHA đã cùng bạn tìm hiểu và “bỏ túi” được rất nhiều thông tin hữu ích. Với nhiều doanh nghiệp, marketing concept đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu và trở thành chiến lược đỉnh cao. Ngoài ra, 3 ý tưởng “đắt giá” mà chúng tôi gửi đến trong bài ngày, mong rằng bạn sẽ có một phần tham khảo hữu ích nhất cho chiến lược marketing concept của mình.