Marketing 5.0 xuất hiện đã mang đến một sự thay đổi rất lớn trong lĩnh vực tiếp thị, đặc biệt là tạo ra khoảng cách giữa các giai đoạn. Mặc dù còn có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau nhưng marketing 5.0 vẫn khiến dân trong ngành phải theo dõi theo mọi sự chuyển dịch của nó.
Phần lớn chúng ta chỉ quen thuộc với các thuật ngữ như marketing 1.0 hay marketing 4.0 nhưng marketing 5.0 là gì thì ắt hẳn vẫn còn là một câu hỏi khó với nhiều người. Vì còn là một khái niệm khá mới mẻ nên điều này luôn gây được ấn tượng với những người lần đầu tiên được biết đến. Cùng với đó, ở thời điểm hiện tại marketing 5.0 đã hình thành được các xu hướng phát triển của mình một cách rõ rệt.
Marketing 5.0 là gì?
Nhiều bạn cho rằng, marketing là ngành mới xuất hiện trong 20, 30 năm gần đây, không phủ nhận rằng có rất nhiều tranh cãi về thời điểm xuất hiện của marketing. Nhưng số đông các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng, nó xuất hiện vào khoảng những năm 1900. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiếp thị đã có mặt được hơn 1 thế kỷ. Nó đã phát triển thành một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng rất lớn và thay đổi theo từng giai đoạn một. Điều này cũng tạo ra những khái niệm marketing theo “chấm”, nó cũng được phân chia thành từng giai đoạn với các giá trị nổi bật.
Theo Philip Kotler – Giáo sư marketing nổi tiếng toàn cầu, đã nhận định rằng marketing 5.0 là việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc định hình cách giao tiếp, tiếp cận, tương tác nhầm nâng cao giá trị trong từng hành trình trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời qua đó chỉ ra những khó khăn, thách thức cũng như đưa ra các giải pháp về mặt công nghệ nhằm tối ưu hóa hiệu quả trong chiến lược marketing. Ngoài ra, Philip Kotler cũng đã cho xuất bản cuốn sách “Marketing 5.0: Công nghệ cho nhân loại” để cho chúng ta thấy rõ hơn về quan điểm mới này.
Hơn thế, marketing 5.0 còn hướng đến việc giải quyết những vấn đề mà vốn bạn vẫn cho rằng nó không thuộc phạm vi của lĩnh vực tiếp thị. Sau đây là các giai đoạn phát triển của ngành marketing cùng với các giá trị nổi bật, giúp bạn phân biệt marketing 5.0 một cách chính xác hơn.
• Marketing 1.0: Lấy sản phẩm làm trung tâm phát triển trong các chiến lược tiếp thị.
• Marketing 2.0: Lấy khách hàng làm trung tâm, phục vụ khách hàng được đặt lên hàng đầu.
• Marketing 3.0: Lấy con người làm trung tâm, tối ưu trong việc xây dựng trải nghiệm.
• Marketing 4.0: Lấy con người làm trung tâm nhưng trong thời đại công nghệ số, kết hợp cả hình thức offline và online.
• Marketing 5.0: Đi lên từ các nền tảng marketing trước đó, nhưng dưới sự ứng dụng của công nghệ một cách toàn diện.
Marketing 5.0 xuất hiện như thế nào?
Mọi giai đoạn phát triển của ngành marketing đều được đặt trong những điều kiện nhật định. Hay chính xác hơn, những điều kiện này là cơ sở để xuất hiện một “chấm” marketing tiếp theo. Marketing 4.0 là sự kết hợp giữa online và offline, nó được coi là điều kiện đầu tiên để xuất hiện marketing 5.0 sau này. Đúng hơn là để chúng ta làm quen với sự ứng dụng của công nghệ, kỹ thuật trong hoạt động tiếp thị của mình. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã mang đến một tiền đề rất tốt cho sự xuất hiện của tiếp thị 5.0. Cùng với đó là sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng, đã khiến các doanh nghiệp phải “cải tiến” để thích ứng với thời cuộc.
Ngoài ra, còn một yếu tố khác đã thúc đẩy sự xuất hiện của marketing 5.0, đó là những ảnh hưởng đến từ đại dịch Covid-19. Có lẽ nhiều bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì điều này, tại sao đại dịch lại có thể trở thành một điều kiện quan trọng trong sự xuất hiện của xu hướng tiếp thị công nghệ này? Covid-19 thực chất lại là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, tác động đến mọi lĩnh vực khác nhau. Giãn cách xã hội cho đến liên tiếp các chỉ thị hạn chế tiếp xúc, hoạt động,… đã khiến nhiều điều phải thay đổi. Kinh doanh và tiếp thị cũng không phải một trường hợp ngoại lệ, thậm chí nhiều nhiều thói quen, quan điểm trước kia cũng đều phải “chỉnh hình” lại một lượt.
Rất nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, tiếp thị của mình nhanh chóng để thích nghi với tình hình này. Thậm chí, người tiêu dùng cũng phải đổi mới cách thức tìm hiểu, mua sắm các loại hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của mình. Mọi thứ dần dần chuyển lên “mạng” một cách nhanh chóng, từ người bán lẫn người mua đang dần quen thuộc với những điều này hơn. Tất nhiên, để có thể tạo ra một cuộc chuyển đổi thành công thì thông thể thiếu đi được sự góp sức của các nền tảng công nghệ.
Trọng tâm của marketing 5.0
Dễ dàng hiểu rằng, khi xã hội và nhu cầu thay đổi thì sẽ có những sự thay đổi nhất định không thể tránh khỏi. Những bất ổn trong xã hội, chính trị, dịch bệnh cho đến thiên tai, nhất là bối cảnh toàn cầu số đã tạo ra sự phân chia khắc nghiệt khi các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp nào còn “chậm chân” trong vấn để “cải tiến” theo xu hướng số hóa thì cũng đồng nghĩa với việc mình đang dần lạc hậu. Các Marketers buộc phải phản ứng với những điều này như một lý lẽ tự nhiên.
Vì vậy, trong tâm của marketing 5.0 sẽ hướng đến việc tạo nên một mối quan hệ hợp tác lý tưởng giữa công nghệ và con người. Tại đây, mỗi bên đều có môi trường thuận lợi nhất để phát huy tối đa các ưu thế của mình đi đến việc thúc đẩy hiệu quả chung cho hoạt động tiếp thị. Chúng ta đều hiểu rằng con người không thể tính toán nhanh được như máy móc, dễ mắc phải những lỗi sai. Tuy nhiên, máy móc thì lại không có cảm xúc, suy nghĩ như con người. Hiểu rõ những điều này, các doanh nghiệp sẽ xây dựng lên các phương án tối ưu nhất. Đồng thời, từng bước mang đến những trải nghiệm lý tưởng cho khách hàng – đây cũng là nhiệm vụ mà các Marketer cần phải đảm bảo trong thời đại mới.
Vai trò của công nghệ trong marketing 5.0
Công nghệ là nhân tố không thể “vắng mặt” trong marketing 5.0 và cũng là điều giúp xu hướng này xuất hiện, phát triển. Có thể nói rằng, công nghệ đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong nhiều lĩnh vực chứ không chỉ riêng ngành tiếp thị. Nhiều bạn đơn thuần khi tìm hiểu về marketing 5.0 biết rằng công nghệ là điều rất quan trọng. Nhưng nó quan trọng như thế nào thì lại không biết một cách cụ thể, chính xác. Vai trò của công nghệ trong marketing 5.0 cùng lúc được thể hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất – Hỗ trợ đưa ra các quyết định chính xác hơn nhờ big data: Big data được biết đến là một sản phẩm lý tưởng của thời đại công nghệ số. Khi mọi thông tin đều có thể thu thập một cách nhanh chóng, nhờ vậy mà bạn có thể xây dựng một bức tranh về khách hàng rất hoàn chỉnh. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch, chương trình, nội dung phù hợp với từng khách hàng mục tiêu.
Thứ hai – Dự đoán kết quả các hoạt động: Nhờ trí tuệ nhân tạo các doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa đoán kết quả các hoạt động marketing của mình một cách chính xác hơn. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược, kế hoạch điều chỉnh sao cho hợp lý hơn.
Thứ ba – Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm: Với công nghệ cảm biến như IoT (Internet of Things) giúp các bạn có thể thấu hiểu hơn, truy vết khách hàng hiệu quả hơn như ở các cửa hàng tạp hóa. Nhờ vậy, việc tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân trong từ trải nghiệm mua sắm cũng như đưa ra các quảng cáo “trúng đích” hơn.
Thứ tư – Ảo hóa các touchpoint đang phục vụ trực tiếp khách hàng: Sự kết hợp bởi công nghệ AI cùng các loại máy móc được sử dụng trong việc phục vụ khách hàng ngày càng trở nên phổ biến hơn cả. Điều này sẽ giúp các nhân viên có nhiều thời gian hơn, để tập trung vào xử lý các vấn đề mà máy móc không thể “kham” nổi.
Thứ năm – Đẩy nhanh việc thực hiện các hoạt động: Thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay rất dễ thay đổi. Nó khiến các doanh nghiệp phải đẩy nhanh việc thực hiện các hoạt động, kế hoạch marketing của mình. Để làm được điều này bên cạnh tư duy, sự nhanh nhạy thì công nghệ là điều không thể thiếu.
Các xu hướng phát triển của marketing 5.0
Tiếp thị 5.0 được vận hành dựa trên 3 nền tảng là dự đoán hiệu quả hoạt động, dựa trên tình huống cụ thể và dựa trên công nghệ thực tế ảo. Đồng thời kèm theo đó là hai quy tắc nhất nhất, thứ nhất – data là yếu tố bắt buộc và thứ hai – tính tinh gọn. Nhằm mang đến chuỗi giá trị thực tế, marketing 5.0 sẽ được phát triển dựa trên 5 xu hướng như sau:
Data-Driven Marketing (Tiếp thị dựa trên dữ liệu)
Đi theo quy tắc đầu tiên của marketing 5.0, xu hướng Data-Driven Marketing hay tiếp thị dựa trên dữ liệu sẽ là điều được đề cập đến đầu tiên. Với xu hướng này các doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống dữ liệu chuyên sâu, tối ưu nhất. Nhằm đảm bảo mức độ hiệu quả, thúc đẩy trong việc xây dựng các chiến lược, đưa ra các quyết định cần thiết. Không có dữ liệu, việc triển khai các hoạt động sẽ giống như việc đi câu mà không có mồi. Bạn không nắm rõ thị hiếu, sở thích cũng như nhu cầu của khách hàng thì sao có thể thu hút và thuyết phục họ một cách thành công. Vì vậy, Data-Driven Marketing được coi là căn cứ quan trọng trong mọi quyết định, hành động.
Agile Marketing (Tiếp thị linh hoạt)
Xu hướng tiếp theo là xu hướng tiếp thị linh hoạt, trong marketing 5.0 mọi thứ đều diễn ra một cách nhanh chóng. Ngay cả thị hiếu, sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng cũng vậy. Hoạt động marketing không phải chỉ duy nhất một phòng ban đảm nhận, mà cần phải có sự kết hợp của nhiều phòng ban cũng như các bộ phận khác. Có như vậy, bạn mới có thể nắm bắt các thông tin, sự thay đổi một cách nhanh chóng nhất. Agile Marketing được thể hiện ở chỗ, bạn có thể kịp thời đưa ra các phương án, kế hoạch khi có sự thay đổi đột ngột xuất hiện hay không.
Predictive Marketing (Tiếp thị dự đoán)
Ngay cả khi các chiến lược, kế hoạch marketing của bạn chưa được triển khai thực tế thì bạn vẫn hoàn toàn có thể dự đoán được các kết quả mà nó đạt được với tỷ lệ đúng cao. Bên cạnh việc phân tích dữ liệu bằng các thiết bị “chạy bằng cơm” thì các doanh nghiệp hãy kết hợp theo các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho điều này. Nó cho phép doanh nghiệp dự đoán được kết quả, phản ứng của thị trường. Tiếp thị dự đoán sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều chỉnh, hoàn thiện các chiến lược, kế hoạch hoặc sản phẩm, dịch vụ của mình.
Contextual Marketing (Tiếp thị tình huống)
Được ví như “xương sống” của ngành marketing hiện đại, Contextual Marketing (Tiếp thị tình huống) sẽ ứng dụng tất cả các thông tin, phân tích về mọi yếu tố môi trường, vật chất cho đến thực tế của khách hàng mục tiêu. Tất nhiên, những điều này sẽ được phát triển dựa trên những tiện ích có sẵn. Mục đích là tiếp thị theo từng tình huống một cách tối ưu nhất – cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cá nhân hóa nội dung,… Việc cá nhân hóa trước kia là một bài toán nan giải, nhưng trong marketing 5.0 mọi thứ dần trở nên nhẹ nhàng hơn với sự hỗ trợ đến từ công nghệ.
Augmented Marketing (Tiếp thị tăng cường)
Xu hướng này đề cập đến việc áp dụng các công cụ nhằm cải thiện trải nghiệm, tương tác với khách hàng. Công nghệ được áp dụng để mang đến những sự hỗ trợ đầy tiện ích và ý nghĩa cho người tiêu dùng thông qua các giao diện kỹ thuật số. Khi mọi thứ diễn ra nhanh chóng hơn, khách hàng có nhiều đòi hỏi, yêu cầu hơn hay đơn giản họ trực tiếp muốn thể hiện các quan điểm của mình thì điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn không thể lúc nào cũng có mặt 24/24 giờ tại cửa hàng hay trực điện thoại, website để phục vụ khách hàng. Augmented Marketing không chỉ giúp ích cho người tiêu dùng mà còn là cả cho các doanh nghiệp.
Chỉ với một câu hỏi đơn giản, “Marketing 5.0 là gì?” đã mở ra cho chúng ta được rất nhiều kiến thức hữu ích. Sự thay đổi, phát triển trong hoạt động tiếp thị đã đưa chúng ta đi từ nhận thức này đến nhận thức khác. Để không bị bỏ lại ở phía sau trong thời đại công nghệ số, bạn cũng như doanh nghiệp của mình cần phải khẩn trương đổi mới. Đổi mới để phát triển, đổi mới để nắm bắt cơ hội và đổi mới để khẳng định chính mình.