Lợi nhuận kinh doanh là một chỉ số có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của cả doanh nghiệp. Thông qua đó, bạn sẽ đánh giá được chính xác khả năng “kiếm tiền” của doanh nghiệp như thế nào.
Bởi vậy, mà các nhà đầu tư, quản lý luôn sát sao trong vấn đề cũng như đưa ra các chiến lược, giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận trong các hoạt động kinh doanh của mình. Vậy lợi nhuận kinh doanh là gì? Làm sao để gia tăng lợi nhuận kinh doanh một cách bền vững? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này ngay sau đây.
Lợi nhuận kinh doanh là gì?
Là một chỉ số quan trọng, nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng lợi nhuận kinh doanh là gì? Chưa kể trong kinh doanh, có rất nhiều chỉ số liên quan khác nhau càng khiến chúng ta dễ bị nhầm lẫn. Trong tiếng Anh chỉ số này có tên gọi là Operating Profit được tính dựa trên mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh. Nó được biết đến là chi tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả kinh doanh của các đơn vị. Ngoài ra, mọi người vẫn thường gọi lợi nhuận với những cái tên khác nhau như lợi tức hay lãi.
Một doanh nghiệp, cá nhân khi tiến hành kiểm toán định kỳ nếu có lợi nhuận sẽ đồng nghĩa với việc các hoạt động kinh doanh tiến hành trong suốt khoảng thời gian vừa qua, đã “gánh” được hết tất cả các khoảng chi phí đã bỏ ra và có tích lũy ược một khoản lãi nhất định. Lợi nhuận kinh doanh của kỳ này nếu cao hơn kỳ trước chính là một biểu hiện tích cực. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sản phẩm bán được nhiều hơn, chi phí đầu tư sản xuất giảm hay các hoạt động đầu tư tài chính đạt hiệu quả tốt,…
Mục tiêu của hoạt động kinh doanh có thể nói là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao, tăng trưởng theo từng kỳ mới có thể đảm bảo việc phát triển của doanh nghiệp. Nhưng bạn cần phải lưu ý rằng, lợi nhuận của một doanh nghiệp sẽ gồm rất nhiều kiểu khác nhau. Nhưng loại quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận đạt được từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Qua đó, bạn sẽ đánh giá được nhanh chóng về khả năng “kiếm tiềm” của một doanh nghiệp hay cá nhân khi tham gia vào hoạt động buôn bán, cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào đó cho thị trường tiêu dùng.
Ý nghĩa của lợi nhuận kinh doanh
Không chỉ là những con số khô khan, phản ánh về tình hình kinh doanh của các đơn vị, cá nhân. Hay là cơ sở nền tảng để đánh giá mức độ hiệu quả đối với các hoạt động kinh doanh. Mà đây còn là chỉ tiêu có ý nghĩa rất đặc biệt trên nhiều góc độ khác nhau. Ý nghĩa của lợi nhuận kinh doanh trên thực tế cùng lúc được thể hiện trên ba góc độ như sau:
1. Ý nghĩa của lợi nhuận kinh doanh đối với doanh nghiệp: Đối với mọi đơn vị khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, sản xuất thì lợi nhuận kinh doanh luôn là điều được quan tâm đến hàng đầu. Không có lợi nhuận, lợi nhuận âm thì chắc chắn không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại được. Lợi nhuận nói chung và lợi nhuận kinh doanh nói riêng là cơ sở để đảm bảo cho việc tái sản xuất, cũng như ảnh hưởng đến mọi mặt khác. Nếu lợi nhuận kinh doanh ổn định, tăng trưởng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được vị thế mong muốn trên thị trường. Đồng thời việc kêu gọi vốn đầu tư bên ngoài cũng sẽ dễ dàng hơn.
2. Ý nghĩa của lợi nhuận kinh doanh đối với người lao động: Không chỉ là nền tảng, động lực phát triển cho doanh nghiệp, lợi nhuận kinh doanh cao, tăng trưởng ổn định còn mang đến giá trị cho người lao động. Họ sẽ có cơ hội nhận mức lương, thưởng cao hơn mà còn có được công việc ổn định.
3. Ý nghĩa của lợi nhuận kinh doanh đối với nền kinh tế chung: Khi các doanh nghiệp của một quốc gia có lợi nhuận kinh doanh cao, tăng trưởng thì đương nhiên sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế chung của toàn xã hội. Thêm vào đó, họ sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách quốc gia thông qua việc đóng thuế.
Phân loại lợi nhuận trong kinh doanh
Dựa trên báo cáo hoạt động kinh doanh, các bạn sẽ thấy có rất nhiều chỉ số khác nhau được thể hiện. Ngay cả đối với phần lợi nhuận cũng vậy, điều này sẽ khiến nhiều bạn không khỏi “hoang mang” và khó có thể hiểu hết ý nghĩa của từng con số. Theo đó, trong lợi nhuận kinh doanh sẽ được phân chia thành hai chỉ tiêu riêng biệt. Một là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và hai là lợi nhuận thuần. Như vậy, lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần cũng chính là hai lợi nhuận trong kinh doanh mà bạn cần phải chú trọng đến.
1. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Lợi nhuận gộp hay còn được gọi đầy đủ là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ được hiểu là mức chênh lệch về doanh thu thuần với giá vốn hàng hóa. Hay bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng lợi nhuận gộp chính là khoảng cách chênh lệch giữa giữa giá bán và giá vốn. Đây là những con số quan trọng trong việc đánh giá tình hình kinh doanh cả ở thời điểm hiện tại lẫn tương lai.
2. Lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh: Được hiểu là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, đây cũng là cơ sở để đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nó sẽ bao hàm tất cả các khoản chi phí được đưa vào để tính toán. Vì vậy, nó trở thành một điều được mong chờ nhất trong tổng lợi nhuận doanh nghiệp đạt được. Đây cũng là thông tin quan trọng để giúp các cá nhân, đơn vị đánh giá một cách toàn diện, chính xác nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh
Như vậy, chúng ta đều hiểu rằng lợi nhuận kinh doanh là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng mà không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp. Bản thân người lao động cũng quan tâm đến điều này rất nhiều, một công ty làm ăn thua lỗ, khả năng “kiếm tiền” không tốt. Đương nhiên, bạn cũng khó có thể gắn bó lâu dài khi những cơ hội để tăng lương, tăng thưởng đều không còn mà còn là ngược lại. Để đạt được lợi nhuận kinh doanh cao, ổn định là sự nỗ lực của cả một tập thể.
Nên nó còn là thước đo về năng lực kinh doanh đối với mọi đơn vị, tuy nhiên không phải cứ sản phẩm, dịch vụ tốt là sẽ đảm bảo rằng lợi nhuận sẽ cao. Bởi sẽ có một số yếu tố nhất định ảnh hưởng đến chỉ tiêu này mà còn thể bạn chưa biết đến.
• Yếu tố con người: Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng nhanh chóng. Nếu bạn sở hữu một đội ngũ nhân sự tài ba, năng suất làm việc cao, khả năng sáng tạo tốt. Đương nhiên, đây sẽ là tiền đề cho việc thúc đẩy hiệu quả kinh doanh mang đến lợi nhuận cao. Ngày nay, công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại được ra đời giúp giảm bớt sức lao động. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng vai trò của con người bị cũng bị giảm đi.
• Yếu tố chất lượng và sản lượng hàng hoá tiêu thụ: Đây là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Chất lượng tốt, sản lượng hàng hóa tiêu thụ cao thì đưng nhiên lợi nhuận kinh doanh thu về chắc chắn sẽ không thể thấp. Ngược lại, chất lượng không đảo bảo, sản lượng tiêu thụ “lẹt đẹt” thì rất có thể chỉ số này sẽ âm.
• Yếu tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ: Đối với nền kinh tế thị trường, để giảm thiểu rủi ro các doanh nghiệp sẽ hướng đến việc phân phối nhiều loại hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, các yếu tố liên quan như giá thành, nhu cầu, tốc độ tiêu thụ của từng loại sẽ là khác nhau. Nếu doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, xu hướng đưa ra một cơ cấu tiêu thụ hàng hóa sáng suốt thì lợi nhuận kinh doanh đạt được sẽ cao và ngược lại.
Cách tính lợi nhuận kinh doanh đúng chuẩn
Hiểu được khái niệm, ý nghĩa nhưng không phải ai cũng biết cách tính lợi nhuận kinh doanh đúng chuẩn. Chỉ cần một sự sai lệnh trong cách tính toán sẽ dẫn đến kết quả sai và điều này sẽ khiến bạn đưa ra các đánh giá, nhận định không hiệu quả. Hơn thế, kết quả cuối cùng khi tình lợi nhuận kinh doanh còn là cơ sở, nền tảng đưa ra các quyết định mang tính chất quan trọng. Đương nhiên, để đảm bảo về điều này thì các doanh nghiệp bao giờ cũng có bộ phận kế toán đảm nhận. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiểu rõ về vấn đề này thì việc tìm hiểu về cách tính – công thức tính đối với lợi nhuận kinh doanh vẫn là điều cần thiết.
Cách tính lợi nhuận kinh doanh cũng sẽ được phân chia theo từng loại khác nhau, chứ không phải có một công thức chung cho tất cả. Chỉ cần áp dụng đúng công thức, chuẩn bị đầy đủ các số liệu đúng thì các bạn sẽ dễ dàng tính toán được.
+ Công thức tính lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
• Doanh thu thuần tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt thông qua hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ đã trừ các khoản chi phí giảm trừ khác.
• Giá vốn là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để sản xuất, phân phối hàng hóa.
+ Công thức tính lợi nhuận thuần trong hoạt động kinh doanh:
Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lí doanh nghiệp
Bí quyết gia tăng lợi nhuận kinh doanh bền vững
Sau khi đã tìm hiểu rõ về lợi nhuận kinh doanh, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ về vai trò của chỉ số này. Và một điều chắc chắn là đối với mọi người chủ doanh nghiệp, ai ai cũng đều muốn chỉ số này của mình luôn tăng trưởng một cách bền vững. Sau đây là 3 cách gia tăng lợi nhuận kinh doanh bền vững mà chúng tôi muốn bật mí với bạn.
Tăng số lượng khách hàng tiềm năng
Muốn có được lợi nhuận, tăng lợi nhuận theo thời gian thì bạn cần phải tạo ra nhiều cơ hội bán hàng hơn nữa. Để làm được điểu đó thì một điều kiện cần phải đảm bảo là tăng số lượng khách hàng tiềm năng. Trong thời buổi cạnh tranh, việc tiếp cận và thu hút được một số lượng lớn khách hàng tiềm năng chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Nhất là khi người tiêu dùng ngày càng nắm ưu thế chủ động hơn trong các cuộc giao dịch của mình.
Vì vậy, để tăng số lượng khách hàng tiềm năng doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh vào các hoạt động marketing và đặc biệt là quảng cáo. Đây được coi là “vũ khí” giúp doanh nghiệp nâng cao sức “chiến đấu” của mình trên thương trường. Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, thì marketing vẫn là một mảng vô cùng quan trọng và rất đáng để đầu tư.
Tăng số lượng giao dịch
Để tăng lợi nhuận thì một bí quyết mà bạn không nên bỏ qua là tăng số lượng giao dịch thành công. Nếu chỉ giữ nguyên chiến lược bán hàng hiện tại, dù số lượng giao dịch cao không thấp nhưng mãi chỉ “dậm chân tại chỗ” thì rất khó giúp lợi nhuận kinh doanh của bạn tăng theo thời gian. Vì vậy, hãy tăng số lượng giao dịch nên bằng những chiến thuật “đắt giá”, phù hợp với tiềm lực hiện tại của mình.
Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn không biết tăng số lượng giao dịch bằng cách nào, thì đây là một vài sự gợi ý dành cho bạn: Tăng danh mục sản phẩm; Đầu tư vào chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp; Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao; Giao hàng nhanh chóng, uy tín; Cung cấp các hình thức thanh toán tiện dụng cho khách hàng;…
Tăng tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận chính là tỷ số giữa lợi nhuận đạt được với tổng số vốn cố định và số vốn lưu động được sử dụng tính theo kỳ kế toán. Như vậy, nếu như bạn tăng được tỷ suất lợi nhuận lên thì lợi nhuận kinh doanh cũng sẽ tăng theo. Nó sẽ theo kiểu tỷ lệ thuận tương đương, nên vì vậy đây sẽ là một bí quyết rất hữu ích dành cho bạn.
Việc tăng tỷ suất lợi nhuận cũng cần phải có chiến lược hợp lý, nếu không sẽ khiến doanh nghiệp phải “chật vật”. Thậm chí là khiến lợi nhuận kinh doanh ngày càng đi xuống. Có một số cách giúp tăng tỷ suất lợi nhuận được đánh giá rất cao như kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu riêng; bán hàng thương hiệu độc quyền; không chiếu khấu; quảng cáo trực tuyến;…
Có thể nhận thấy rằng, lợi nhuận kinh doanh luôn là một chỉ số mà chúng ta không thể “xem nhẹ”. Thậm chí cần phải quan tâm, đánh giá nó một cách thường xuyên nếu muốn kiểm soát được tình hình, hiệu quả hoạt động kinh doanh, buôn bán của mình. Mong rằng, với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Đồng thời, có được những bí quyết hữu hiệu trong việc gia tăng lợi nhuận kinh doanh một cách bền vững nhất.