Dù ở thành phố hay nông thôn thì kinh doanh cửa hàng tạp hóa vẫn luôn là ý tưởng “đắt giá”, được đông đảo nhiều người lựa chọn. Tuy không phải là ý tưởng mới lạ, thậm chí là mức độ cạnh tranh cao với 1,4 triệu cửa hàng, tiệm tạp hóa trên khắp cả nước. Nhưng đây vẫn là mô hình kinh doanh rất phổ biến và không ngừng mở rộng về quy mô.
Thế nhưng, nếu bạn đang quan tâm đến mô hình này cũng đừng vội bắt tay vào thực hiện ngay nếu chưa có cho mình những kinh nghiệm bán hàng tạp hóa “xương máu” dưới đây. Bởi mở cửa hàng tạp hóa có thể không phải là điều quá khó khăn, nhưng để tồn tại và phát triển lâu dài thì lại là hoàn toàn ngược lại. Nhất là khi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng nước ta đang có không ít sự thay đổi.
Làm giàu từ cửa hàng tạp hóa – Ý tưởng cực HOT
Có lẽ đến nay, nhiều người vẫn cho rằng mở cửa hàng tạp hóa để bán chỉ để “tạo thêm công ăn việc làm” và kiếm thêm một chút thu nhập cho gia đình mà thôi. Còn để làm giàu, “phất” lên từ đây là điều hoàn toàn không thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm không chính xác, các bạn có thể thấy rất nhiều cửa hàng tạp hóa lớn có ngày bán được tiền hàng bằng cả tháng so với cửa hàng tạp hóa nhỏ. Chưa kể, có nhiều người với tầm nhìn xa, số vốn lớn cùng với khả năng kinh doanh tốt còn mở rộng quy mô của mình với các cơ sở khác.
Vì vậy, việc làm giàu từ cửa hàng tạp hóa đã trở thành một ý tưởng cực HOT. Tất nhiên, mức độ lợi nhuận còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, mức giá chênh lệnh cùng với khả năng, kinh nghiệm bán hàng tạp hóa của chính bạn. Không phải ai khi mở cửa hàng tạp hóa buôn bán cũng đều sẽ thành công, đạt được mức lợi nhuận cao. Đây chính là điều mà chúng ta không thể phủ nhận được, vì cùng một ý tưởng kinh doanh nhưng cũng sẽ có người thành công và người thất bại. Nên không thể nói rằng 100% khi bạn triển khai mô hình này sẽ thành công, đạt được mức lợi nhuận “khủng” được.
Tuy nhiên, một trong những lợi thế để phát triển ý tưởng này chính là nhu cầu tiêu dùng thị trường Việt luôn là mức cao. Dù có rất nhiều siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng tiện ích. Thế nhưng, thói quen của người tiêu dùng nước ta vẫn có xu hướng lựa chọn các cửa hàng tạp hóa để mua sắm cho mình. Thói quen lại là điều rất khó thay đổi, vì vậy với ý tưởng này bạn sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển. Ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy cùng trên một con phố hay thậm chí là cùng trong một ngõ mà cũng có đến 3, 4 tạp hóa. Nhưng họ vẫn kinh doanh, phát triển tốt mỗi ngày, ngay cả khi quy mô vẫn được giữ nguyên từ năm này qua năm khác.
Có nên mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh không?
Với 14 triệu cửa hàng, tiệm tạp hóa đang hoạt động trên cả nước cùng với sự “bùng nổ” của các chuỗi cửa hàng tiện ích, hệ thống siêu thị. Việc mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh ở thời điểm hiện tại liệu có phải là một ý tưởng hay đúng đắn không? Có lẽ đây là mối bận tâm không của chỉ riêng ai, không phủ nhận rằng làm giàu từ cửa hàng tạp hóa vẫn luôn được xếp vào danh sách những ý tưởng HOT, được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng, nhìn nhận từ thực tế thì mô hình kinh doanh này ngày càng gia tăng về mức độ cạnh tranh.
Cũng có không ít người phải “dừng cuộc chơi” sớm do hàng hóa không bán được, ế ẩm trong suốt thời gian dài. Hơn thế, đây cũng không phải là mô hình kinh doanh ít vốn gì, nếu bạn có sẵn mặt bằng thì cũng phải tốn đến vài chục triệu đồng cho việc mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Còn nếu phải đi thuê mặt bằng, quy mô lớn thì số vốn cần phải chuẩn bị chắc chắn không ít chút nào. Thành công của bán tạp hóa nằm ở việc chênh lệnh định giá bán và giữ chân được khách hàng. So với các ngành nghề khác, biên độ lợi nhuận của nó không quá cao. Nhưng lại lại mô hình dễ triển khai, dễ quản lý, vốn xoay vòng thấp và rủi ro không quá lớn.
Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc đến việc có nên mở cửa hàng tạp hóa để kinh doanh không thì hãy cân nhắc dựa trên những đặc tính này. Còn khi đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh, buôn bán trên mọi quy mô từ lớn cho đến nhỏ thì bạn đều phải chấp nhận sẽ có rủi ro nhất định. Nó chính là điều không tránh được, nhưng so với những ý tưởng khác thì mở cửa hàng tạp hóa vẫn luôn là sự lựa chọn được đánh giá cao. Ngay cả khi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh, buôn bán hay quản lý.
Kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả
Là một mô hình dễ triển khai, phát triển, nhưng mở cửa hàng tạp hóa vẫn có tỷ lệ thất bại không hề thấp chút nào. Để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, khiến bạn gặp thất bại thì ngay từ đầu bạn nên xây dựng một kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả. Phần lớn, mọi người mở cửa hàng tạp hóa hiện nay đều theo hình thức “bắt chước” dựa trên hướng truyền thống. Thậm chí sẽ chỉ một kế hoạch bản “miệng” để triển khai mà thôi. Thế nhưng, với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn nên cần thay đổi tư duy này nếu muốn làm giàu.
Đối với một kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa nếu muốn thực sự hiệu quả, cần bao quát được tất cả các vấn đề, công việc mà bạn cần phải thực hiện. Khi hoàn thiện được bản kế hoạch này, bạn sẽ biết rõ mình cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt các mục tiêu đã đề ra.
1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh cửa hàng tạp hóa chi tiết
2. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa
3. Tính toán chi phí, số vốn cần phải chuẩn bị
4. Lựa chọn hàng hóa buôn bán và đơn vị cung ứng
5. Ấn định giá thành
6. Chuẩn bị giấy tờ đăng ký kinh doanh (nếu cần)
7. Thiết kế, trang trí cửa hàng
8. Tìm kiếm, lựa chọn các thiết bị, phần mềm kinh doanh
9. Trưng bày, bố trí sản phẩm lên kệ
10. Thuê nhân viên (nếu cần)
11. Xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp thị tạp hóa
Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu?
“Mở tiệm tạp hóa lấy hàng ở đâu?” có lẽ luôn là một trong những vấn đề khiến hiều người phải “đau đầu”. Nguồn hàng chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thành – bại, biên độ lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong suốt quá trình triển khai mô hình kinh này này. Nếu bạn tìm kiếm được nguồn hàng uy tín, chất lượng với mức giá phải chăng và đặc biệt là mức chiết khấu cao thì chắc chắn tỷ lệ thành công sẽ cao. Còn ngược lại, địa chỉ bạn nhập hàng không có sự uy tín, chất lượng thất thường, mức giá sỉ vẫn cao và chiết khấu thấp thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề.
Với nhu cầu hiện tại, cùng sự phát triển của nền kinh tế nên việc tìm kiếm nguồn hàng hiện nay đối với dân buôn bán cũng không phải là điều gì đó quá khó khăn. Quan trọng là bạn cần phải đánh giá, so sánh một cách kỹ lưỡng để tìm được “đích danh” đơn vị, nhà cung ứng đảm bảo mà thôi. Hiện nay, các chủ cửa hàng tạp hóa hiện nay đang tìm kiếm nguồn hàng cho mình theo những “địa chỉ” dưới đây:
• Chợ bán buôn hàng tạp hóa
• Các đại lý lớn, đại lý cấp 1 bán hàng tạp hóa
• Các nhà phân phối sản phẩm lớn
• Các diễn đàn bán hàng uy tín
• Nhập hàng từ nước ngoài
• Lấy thông tin nhập hàng từ siêu thị lớn
Các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất
Nhắc đến các sản phẩm được bán ở tạp hóa thì sẽ có rất nhiều loại khác nhau, nhưng liệu bán có biết đây là các mặt hàng đang bán chạy nhất không? Đây được coi là những sự lựa chọn lý tưởng nhất mà các chủ cửa hàng, tiệm tạp hóa không nên bỏ qua. Bán chạy đồng nghĩa với việc nhu cầu của khách hàng cao, bạn cũng sẽ không sợ bị “ế” mà mãi không thu hồi vốn, sinh lời. Tất nhiên, để tối ưu về khả năng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì sự đa dạng hóa về sản phẩm vẫn là điều cần thiết.
Tuy nhiên, nếu số vốn của bạn không nhiều, mới bắt đầu kinh doanh, quy mô nhỏ và cũng chưa có nhiều khách hàng vẫn nên hướng đến những sự lựa chọn “an toàn”. Đó cũng chính là các mặt hàng tạp hóa bán chạy nhất hiện nay sau đây:
• Các loại đồ uống
• Các loại đồ ăn nhanh
• Các loại đồ ăn lạnh
• Thực phẩm đóng hộp
• Gia vị
• Thực phẩm khô
• Lương thực
• Khăn giấy, giấy vệ sinh
• Sữa, bỉm trẻ em
• Các đồ dùng văn phòng phẩm
• Các đồ sinh hoạt cá nhân
• Các loại hàng hóa mỹ phẩm
• ...
Mở cửa hàng tạp hóa ở quê cần bao nhiêu vốn?
Để bắt đầu kinh doanh một cửa hàng tạp hóa dù là quy mô lớn hay nhỏ, thì điều được quan tâm đến đầu tiên chính là số vốn. Như đã đề cập đến ở phần trên, mở cửa hàng tạp hóa không phải là một ý tưởng ít vốn như việc bán hàng online hay một số sản phẩm giá rẻ khác. Bắt tay vào mở cửa hàng tạp hóa bạn sẽ thấy có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu như tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, tiền thiết kế, thi công, trang trí, tiền thuê nhân viên,… Tùy thuộc vào việc bạn kinh doanh ở thành phố hay nông thôn thì mức độ chênh lệch của các khoản này sẽ khác nhau. Thông thường, mở cửa hàng tạp hóa ở quê sẽ không tốn bằng ở thành phố, các khu đô thị đông đúc dân cư.
Vậy mở cửa hàng tạp hóa ở quê cần bao nhiêu vốn? Để cụ thể nhất thì chúng ta cần phải tính theo từng khoản như sau:
• Chi phí thuê mặt bằng: Khoảng 4 – 7 triệu đồng/ tháng (nếu tận dụng được mặt bằng của gia đình có thể trừ đi khoản này)
• Chi phí trang bị nội thất, thiết kế, trang trí: khoảng 20 triệu đồng
• Chi phí nhập hàng: khoảng từ 80 đến 150 triệu đồng
Các khoản này đều sẽ có sự chênh lệch dựa trên thực tế mà các bạn triển khai, nhất là đối với khoản trang thiết bị, trang trí, thiết kế nó phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể. Có rất nhiều cửa hàng tạp hóa tuy ở quê nhưng lại được thiết kế, thi công rất khang trang với số tiền gấp 2, 3 lần so với khoảng chi phí mà chúng tôi đưa ra. Ngoài ra, thường thì các cửa hàng tạm hóa ở quê hiện nay vẫn là người trong gia đình kinh doanh, quản lý là số đông. Nên việc thuê, đào tạo nhân viên chưa quá phổ biến.
Cách tính giá bán lẻ hàng tạp hóa
Lợi nhuận của cửa hàng tạp hóa đến từ mức độ chênh lệch của giá bán và chiết khấu của đơn vị cung ứng. Tuy nhiên, mức giá bán lẻ của cửa hàng tạp hóa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như khu vực kinh doanh, giá nhập đầu vào, kinh phí hoạt động cửa hàng, đối thủ cạnh tranh,… Vì vậy, mà rất nhiều người vẫn đang loay hoay không biết cách tính giá bản lẻ hàng tạp hóa như thế nào mới đúng, nhằm đảm bảo cho biên độ lợi nhuận của mình.
Trên thực tế, sẽ không có một công thức tính giá bán lẻ đối với các mặt hàng tạp hóa nào chuẩn 100%. Đôi khi bạn còn phải linh động trong vấn đề này, với việc tham khảo, cân nhắc đến phản hồi của khách hàng. Sau đây sẽ là những cách tính giá bản lẻ hàng tạp hóa đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất tham khảo và bạn vẫn cần phải có sự điều chỉnh theo thực tế hoạt động kinh doanh của mình.
• Cách tính chia giá nhập cuối cùng: Lúc này bạn cần phải đưa tất cả giá thành của hàng hóa về giá nhập cuối cùng. Bao gồm của chiết khấu, quà tặng, khuyến mại,… chỉ trừ duy nhất trường hợp đó là sản phẩm tặng kèm, khuyến mại được ghi rõ trên bao bì.
• Cách tính theo ngành hàng: Đối với các mặt hàng thuộc ngành thiết yếu, phổ thông sẽ có mức giá bán lẻ cao hơn 5 –10% so với giá nhập. Còn các ngành hàng hóa mỹ phẩm có thể lên đến 12 – 20%.
• Cách tính theo phân khúc giá: Tức là cùng một ngành hàng nhưng chưa chắc đã có tỷ lệ lợi nhuận giống nhau.
Nghệ thuật bán hàng tạp hóa đỉnh cao
Bán hàng tạp hóa muốn thu hút, giữ chân được nhiều khách hàng thì bất kì ai cũng đều phải có những tuyệt chiêu “đỉnh cao” cho mình. Đó chính là những nghệ thuật bán hàng tạp hóa mà không phải ai cũng sẽ chia sẻ, bật mí với bạn. Nhất là đối với một mô hình kinh doanh có tỷ lệ cạnh tranh cao như tạp hóa hiện nay ở nước ta. Ngay ở các vùng quê, nông thôn số lượng cửa hàng, tiệm tạp hóa cũng đang không ngừng gia tăng lên. Nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Hơn thế, tâm lý chung của người tiêu dùng là khi đã mua quen ở địa chỉ nào thì họ sẽ có xu hướng “trung thành” lâu năm.
Vậy nếu bạn là người đến sau thì làm sao để có thể thay đổi điều này? Với những tuyệt chiêu này bạn sẽ giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng. Đồng thời không ngừng củng cố sự tin tưởng, yêu quý của khách hàng.
• Luôn đề cao “khách hàng là thượng đế” với thái độ phục vụ chuyên nghiệp tạo được sự gần gũi, thân thiện.
• Tư vấn bán hàng nhiệt tình, không quá lời và đưa được những sự gợi ý tốt nhất cho nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
• Không quên lời cảm ơn khi khách hàng đã mua xong sản phẩm.
• Lắng nghe những phản hồi, góp ý từ khách hàng và rút ra kinh nghiệm, bài học từ đó cho mình.
• Dành đãi ngộ đặc biệt đối với khách hàng thân thiết, hoặc bạn cũng có thể mở thẻ tích điểm cho khách hàng.
Cách thiết kế cửa hàng tạp hóa nhỏ
Với một khoảng không gian, diện tích hạn chế nên việc thiết kế cửa hàng tạp hóa nhỏ sao vừa tiện ích, bày chí được nhiều sản phẩm mà vẫn cảm giác rộng rãi vừa thẩm mỹ là một bài toán nan giải thực sự. Ngay cả khi chúng ta thiết kế, trang trí không gian sống của mình cũng vậy. Diện tích lớn thì có thể thiết kế với nhiều phong cách, xu hướng khác nhau. Nhưng diện tích nhỏ thì lại phải lưu ý đến rất nhiều vấn đề, bạn cũng không thể thoải mái trong việc lựa chọn các thiết kế nội thất, màu sắc hoàn toàn theo sở thích của mình.
Hơn thế, cửa hàng tạp hóa được thiết kế với mục đích kinh doanh nên các vấn đề về tiện nghi, phù hợp càng sẽ đề cao hơn. Để việc thiết kế đảm bảo được những tiêu chí này, đối với cửa hàng tạp hóa nhỏ bạn nên lưu ý đến những vấn đề như sau:
• Luôn đảm bảo sự thoáng mát, sạch sẽ.
• Sắp xếp hàng hóa gọn gàng.
• Sắp xếp các mặt hàng bán chạy, quan trọng ở những vị trí tốt.
• Nên lựa chọn màu sơn tường là các tone màu trung tính như trắng, be,… để ăn gian về cảm giác diện tích.
• Lặp đặt hệ thống chiếu sáng tốt.
• Không nên sử dụng quá nhiều ánh sáng tự nhiên vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
• Các kệ đựng đồ cũng nên chọn các thiết kế đơn giản, màu trắng, màu sáng.
Tham khảo thêm kinh nghiệm bán hàng tạp hóa online
Bán hàng tạp hóa online hiện nay cũng là mô hình được rất nhiều cá nhân, đơn vị lựa chọn. Đặc biệt, là có sự tham gia của rất nhiều bạn trẻ với ngay cả khi chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm trong vấn đề kinh doanh. Cùng với xu hướng shopping online bùng nổ toàn cầu, mô hình này đã và đang mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho chúng ta.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này cũng chưa quá phổ biến và cũng sẽ có những rủi ro, thách thức nhất định. Vì vậy, sau đây hãy bổ sung ngay cho mình những kinh nghiệm bán hàng tạp hóa online. Nếu như bạn đang dành sự quan tâm và có định hướng triển khai mô hình này thay vì mô hình truyền thông quen thuộc thì đừng bỏ nỡ nhé.
• Lựa chọn kênh bán hàng online phù hợp, tiếp cận được đông đảo khách hàng tiềm năng.
• Nên đầu tư vào quảng cáo online để tăng mức độ “phủ sóng” và tỷ lệ chuyển đổi.
• Đừng bỏ qua khâu tiếp thị, truyền thông đa kênh đối với mô hình bán hàng tạp hóa online.
• Tối ưu chi phí vận chuyển cho khách hàng.
• Tích hợp các phần mềm quản lý bán hàng tạp hóa online để nâng cao hiệu suất công việc.
• Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng onlne tốt.
• Tương tác, phản hồi thường xuyên và kịp thời với khách hàng.
Với những kinh nghiệm bán hàng tạp hóa được chúng tôi tổng hợp và gửi đến trên đây, hứa hẹn mang đến thật nhiều thông tin, sự tham khảo hữu ích nhất dành cho bạn. Để phát triển mô hình đầu tư kinh doanh này thì số vốn, nguồn hàng hay mặt bằng không thôi là chưa đủ. Mà bạn còn cần phải học tập, bổ sung cho mình những kinh nghiệm thực tế. Bởi kinh doanh, dù là quy mô nhỏ cũng sẽ có rất nhiều vấn đề bất cập, rủi ro mà chưa chắc bạn đã có thể lường trước được hết.