Ắt hẳn rất nhiều bạn đã từng được nghe nhắc đến hiệu ứng lan truyền ở đâu đó trong cuộc sống, công việc của mình. Theo đó, nó được ví như chất xúc tác ảnh hưởng đến tâm lý của cộng đồng rộng rãi.
Vì vậy, hiệu ứng này được sử dụng như là một trong những công cụ rất hiệu quả giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trong tiếp thị, truyền thông hướng đến mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặt hiệu quả của hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh đã được kiểm chứng trong rất nhiều các chiến lược, chiến dịch khi hiện thức hóa. Tuy nhiên, làm sao để triển khai hiệu ứng này tốt nhất vào trực tiếp mô hình kinh doanh của mình? Đây mới là câu hỏi đang được chú ý nhất lúc này.
Hiệu ứng lan truyền là gì?
Hiệu ứng lan truyền là thuật ngữ được đề cập đến rất nhiều trong đời sống chứ không chỉ riêng gì trong lĩnh vực kinh doanh hay marketing. Trong tiếng Anh, hiệu ứng này có tên gọi là Social Proof mô tả về hiện tượng tâm lý của chúng ta liên quan đến việc tiếp nhận những phản ảnh, thông tin, phản hồi của cá nhân hay một nhóm mà chúng ta dành lòng tin. Từ đó ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động sau đó của chúng ta. Điều này thường xảy ra rất nhiều hay đơn giản hơn là trong hiệu ứng lan truyền mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận những điều được đưa.
Điều quan trọng là nó phải được xuất phát hoặc có liên quan đến cá nhân, nhóm mà mọi người yêu thích, tin tưởng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu ứng lan truyền sẽ tạo nên những tác động rất lớn không chỉ về tâm lý, nhận thức mà còn thay đổi hành vi của chúng ta. Từ tâm lý đi đến hành động nên vì vậy mà hiệu ứng này được sử dụng với các mục đích khác nhau. Nhằm chuyển hướng dư luận đến các vấn đề liên quan trong đời sống – xã hội như cách thức mà các cơ quan truyền thông, báo chí vẫn làm. Hay ngay trong kinh doanh nó được sử dụng để tạo sự tin cậy, tiếp cận và tăng độ phủ sóng về thông tin, hình ảnh của sản phẩm cũng như thương hiệu.
Nhưng đôi khi hiệu ứng lan truyền cũng xảy ra trong một đám đông, cộng đồng mà không hề phải nhất quyết có một cá nhân hay một nhóm người nào đó có sức ảnh hưởng quá lớn từ trước đó. Điển hình như trong một buổi tiệc, khi nhạc bắt đầu nổi lên ai cũng muốn được “bung xõa”. Nhưng tâm lý e ngại, không dám thể hiện khiến mọi người tự thu hẹp mình vào một góc. Tuy nhiên, nếu lúc này có một người dám thoát ra vào bắt đầu đi vào khoảng trống trung tâm để nhảy thì chắc chắn chỉ ngay sau đó mọi người cũng sẽ ùa ra tất cả với nhau để hòa vào cùng giai điệu âm nhạc.
Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo – Cách ứng dụng trong kinh doanh hiệu quả
Hiệu ứng lan truyền diễn ra như thế nào?
Để có thể hiểu rõ hơn về hiệu ứng lan truyền thì các bạn còn cần phải tìm hiểu cách mà hiện tượng tâm lý này diễn ra trong thực tế như thế nào. Theo dó, dưới góc độ của các chuyên gia tâm lý cũng như kinh tế, hiệu ứng lan truyền là một loại hiệu ứng mang tính chất hệ thống mạng lưới của sự gia tăng. Từ xa xưa con người đã luôn phải tìm kiếm cách thích ứng với môi trường sống xung quanh để tồn tại và phát triển. Điều này trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại và hiệu ứng lan truyền chính là một minh chứng rõ ràng cho điều này.
Số đông tâm lý của chúng ta là thích sự tuân thủ, tìm hiểu hướng dẫn, liên tục so sánh và nhìn nhận vào một hay những “tấm gương” nào đó để thực hiện theo. Và dần theo như vậy thì bản thân mỗi người đều bị ảnh hưởng bởi những điều mà số đông công nhận, lựa chọn và đánh giá là đúng. Đây cũng chính là nguyên tắc được áp dụng trong rất nhiều cuộc bỏ phiếu, khi số đông mọi người đều đồng thuật với một ý kiến thì điều đó sẽ được lựa chọn cho tất cả. Vì vậy, một điều sẽ xuất hiện trong hiệu ứng lan truyền chính là nhìn nhận, đánh giá theo số đông để quyết định đến hành vi.
Ban đầu nó có thể là một quan điểm, thông tin, hành động xuất phát từ một cá nhân hay một nhóm. Dần dần nó thu hút được mọi người nhờ lòng tin, những giá trị được công nhận. Từ đó sẽ tạo nên những nền tảng giá trị quyết định đến hành vi, cách ứng xử của cộng đồng. Đối tượng bị tác động bởi chính hiệu ứng này thực tế là sẽ bị áp đảo bởi số lượng. Tất nhiên, nó sẽ chỉ trở thành một hiệu ứng lan truyền thực thụ khi được nhiều người công nhận, nhiều người thực hiện theo.
Ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh
Thực chất thì không phải ai cũng có thể liên kết mối quan hệ giữa hiệu ứng lan truyền và kinh doanh với nhau. Trong quan điểm của mọi người, kinh doanh là lĩnh vực được tiến hành với những nghiên cứu, kế hoạch và chiến lược định hình rất rõ về mục tiêu. Điều này không hề sai, nhưng trong thương trường đề dành được khách hàng, thị phần thì buộc các nhà đầu tư, quản lý cần phải có những chiến thuật đánh vào tâm lý nhiều hơn. Hơn thế, ảnh hưởng của hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh được xảy ra vào những lúc, hoàn cảnh mà bạn không thể ngờ đến.
Ví dụ điển hình về điều này mà chúng ta có thể kiểm chứng chính là trong mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Canada. Kể từ sau khi thị trường thương mại điện tự và chứng khoán được kết nối toàn cầu, kinh tế Mỹ đã tác động đến rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Theo đó, Mỹ được coi là thị trường chính được Canada khai thác trong hoạt động xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, khi Mỹ rơi vào thời kỳ suy thoái thì những tác động của nó lại càng bị khuyếch tán lên do chính vị thế ban đầu mà nó đảm nhận. Không chỉ riêng Canada mà rất nhiều nền kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng theo. Nhưng nếu nhìn nhận về trước đó, những sản phẩm được sản xuất từ Mỹ hay được tiêu thụ ở thị trường Mỹ vẫn được coi là tốt nhất, đáng mua nhất.
Nên từ những ví dụ thực tế, chúng ta có thể hiểu rằng trong kinh doanh luôn tồn tại một môi trường có sự liên kết với nhau rất lớn, nó tạo thành những cộng động có sức ảnh hưởng nhất định. Vì vậy mà ngày nay nó được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh rất nhiều, lúc này những nhà đầu tư, nghiên cứu sẽ trở thành người làm chủ “cuộc chơi” về tâm lý đối với khách hàng của mình. Hiệu ứng lan truyền không khó để áp dụng trong kinh doanh và mục đích của nó chính là định hướng khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi về hành vi, nhận thức của những nhóm được hướng đến.
Tác động của hiệu ứng lan truyền đối với lĩnh vực kinh doanh
Nếu bạn muốn áp dụng hiệu ứng lan truyền vào các hoạt động kinh doanh của mình thì bạn cần phải thực sự hiểu về nó một cách rõ ràng, không phải đơn thuần chỉ là bản chất mà còn là những tác động mà nó có thể ảnh hưởng đến. Được coi là một công cụ tâm lý rất dễ áp dụng để đạt được các mục tiêu như mong muốn trong các chiến lược marketing, truyền thông hay bán hàng. Nhưng thực tế hiệu ứng lan truyền có thể tạo ra cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Đây chính là những điều mà bạn cần phải hiểu rõ trước khi tiến hành.
Xét về mặt tích cực: Hiệu ứng lan truyền giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút được sự quan tâm, chú ý của số đông các khách hàng tiềm năng trong các chiến lược marketing, bán hàng của mình. Bằng cách hợp tác với các KOLs, các chuyên gia đầu ngành,… Hay đơn giản là tạo ra sự tin cậy bằng các đánh giá, xếp hạng trên các kênh marketing, bán hàng trực tuyến. Từ đó tạo sự tin cậy cao hơn, tăng khả năng thuyết phục đối với khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ của mình.
Xét về mặt tiêu cực: Không ít các doanh nghiệp đã phải “điêu đứng” do tác động đến từ hiệu ứng lan truyền này. Chỉ vì những ứng xử của nhân viên không chuyên nghiệp dẫn đến những phản hồi tiêu cực của khách hàng trên các mạng xã hội, từ đó dẫn đến tình trạng tẩy chay của cộng đồng người tiêu dùng. Hay khi hợp tác với các KOLs nếu họ có scandal thì bản thân các doanh nghiệp cũng sẽ “gánh đạn” cùng.
Tại sao nên sử dụng hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh?
Không phủ nhận rằng, hiệu ứng lan truyền có thể mang đến những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu cũng như doanh thu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không bởi vì thế mà bạn lại loại đi việc áp dụng nó vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Hãy nhớ rằng, ngay cả khi không sử dụng thì doanh nghiệp của bạn vẫn vô hình chung bị kéo vào một hiện tượng lan truyền nào đó ở thế bị động. Đây mới chính là những điều đáng lo ngại, vì thường ở tình thế bị động sẽ thường xảy ra những tác động tiêu cực nhiều hơn.
Trong khi đó, nếu chủ động trong việc sử dụng hiệu ứng lan truyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì lại hoàn toàn ngược lại. Hiệu ứng lan truyền cho phép các doanh nghiệp khai thác những yếu tố tiềm ẩn trong tâm lý của khách hàng. Tận dụng sự nhạy cảm trong tâm lý của con người và sự ảnh hưởng từ mạng xã hội cũng các kênh truyền thông khác. Để truyền tải những thông tin, “tín hiệu” tạo nên những tác động tích cực ảnh hưởng đến nhận thức, quyết định trong hành vi mua sắm của khách hàng. Nhất là khi việc thu hút khách hàng hiện nay chính xác như một cuộc chiến và doanh nghiệp nào vận dụng tốt hiệu ứng tâm lý này sẽ mặc định tạo nên một ưu thế cạnh tranh tốt cho mình.
Các loại hiệu ứng lan truyền phổ biến trong kinh doanh
Các hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh được tạo ra từ rất nhiều cách khác nhau và mục đích cuối cùng là tạo nên sự công nhận đối với khách hàng mục tiêu. Từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trực tiếp trong hành vị mua sắm của họ. Vì vậy, hiệu ứng lan truyền cũng chính là công cụ gia tăng tính thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn. Trong kinh doanh thông thường sẽ có 5 loại hiệu ứng lan truyền được áp dụng.
1. Xác nhận của người nổi tiếng: Đây là loại bạn gặp rất nhiều, theo đó các doanh nghiệp sẽ hợp tác với người nổi tiếng, KOLs để họ truyền thông, PR cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Mặc định họ sẽ tạo nên một sự xác nhân chắc chắn tới những người hâm mộ của mình.
2. Xác nhận của cộng đồng: Đừng cho rằng chỉ người nổi tiếng mới có ảnh hưởng đến những người tiêu dùng. Bản thân cộng đồng, những người mua trước từ những đánh giá của họ sẽ ảnh hưởng đến những người đang có nhu cầu mua sắm sau đó.
3. Xác nhận của chuyên gia: Những xác nhận đến từ các chuyên gia trong ngành bao giờ cũng ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng rất nhiều. Nhất là đối với những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Xác nhận của bên thứ ba: Nếu thông tin của bạn được xác nhận từ các bên khác thì độ tin cậy trong mắt khách hàng bao giờ cũng sẽ cao hơn là thông tin được truyền tải đi từ phía bạn.
5. Câu chuyện thành công: Đây là những câu chuyện luôn mang đến những nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối với cộng đồng. Khi sản phẩm, dịch vụ của bạn trở thành một “vũ khí” giúp họ thành công đương nhiên sự quan tâm sẽ được bắt nguồn từ đó.
Cách sử dụng hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh hiệu quả
Sử dụng hiệu ứng lan truyền thông kinh doanh chính là việc tận dụng tâm lý của khách hàng. Tuy nhiên, tâm lý cũng chính là điều rất dễ biến đổi nhất và vì vậy nên không phải ai cũng có thể khai thác được những lợi ích lớn mà hiệu ứng này mang lại. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 3 cánh sử dụng hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.
Chê hay khen đều có lợi quan trọng bạn sử dụng như nào
Tâm lý chung của mọi người là tiếp nhận những lời khen và bỏ đi những lời chê bai, khiển trách. Nhưng trong hiệu ứng lan truyền mọi lời chê hay khen của khách đều có thể mang đến những lợi ích ích. Nhưng điều quan trọng là bạn sử dụng chúng như thế nào, vì đây có thể là một con dao hai lưỡi. Đây là chiêu thức không mới, nhưng hầu hết các doanh nghiệp lại chưa biết cách tận dụng. Bạn kêu gọi khách hàng phản hồi, đánh giá sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhưng lại chỉ quan tâm đến những phản hồi tích cực? Đừng ngó lơ những phản hồi tiêu cực hãy giải quyết một cách khéo léo. Thậm chí bạn có thể tận dụng nó để làm to mọi chuyện nên, tất nhiên điều này sẽ giúp bạn thu hút được rất nhiều khách hàng và sau đó hãy đưa ra một giải pháp hoàn hảo xoa dịu tất cả.
Dựa hơi những kênh truyền thông uy tín
Một lần nữa hiệu ứng lan truyền được thúc đẩy từ những phương thức tạo được lòng tin ngay từ đầu. Hãy dựa hơi những kênh truyền thông uy tín, đây là một sự lựa chọn rất khôn ngoan. Khi người tiêu dùng thấy các thông tin, hình ảnh của bạn được các kênh truyền thông uy tín đăng tải họ sẽ hình thành tâm lý “Đây ắt hẳn phải là một thương hiệu uy tín thì mới được đưa tin như này”. Nhưng đừng đầu tư vào các quản cáo hời hợt trên các kênh truyền thông uy tín, vì giá trị thông tin của nó không cao và dễ bị trôi qua. Hãy xây dựng các bài phân tích chuyên sâu, cung cấp các thông tin thực sự giá trị. Khách hàng sẽ nhìn nhận từ đó rất nhiều vấn đề và đánh giá về sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Tận dụng sức mạnh của mạng xã hội
Ngày nay một trong những cách để bạn triển khai hiệu ứng lan truyền trong kinh doanh rất hiệu quả đó chính là sử dụng sức mạnh của mạng xã hội. Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Instagram đang trở thành một cộng động giúp liên kết mọi người với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời các thông tin được lan truyền trên đây cũng rất nhanh chóng và tiếp cận được đông đảo mọi người. Hơn thế khi sử dụng mạng xã hội để truyền tải đi các thông tin để tạo hiệu ứng lan truyền còn mang đến cảm giác gần gũi, quen thuộc đối với khách hàng của bạn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ trở nên nổi tiếng theo một cách hết sức tự nhiên nhất có thể.
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi – 4 chiến lược để kinh doanh phát triển đột phá
Hiểu và áp dụng thành công hiệu ứng lân truyền trong kinh doanh sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho mọi doanh nghiệp. Đây là công cụ mà các nhà nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing không nên bỏ qua. Ngược lại trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay thì lại cần phải tận dụng một cách triệt để. Đồng thời khi phát sinh những tác động tiêu cực từ hiệu ứng này thì bạn cũng cần phải xây dựng những giải pháp xử lý, khắc phục hợp lý ngay lập tức để hạn chế về mặt rủi ro nhất có thể.