Hiệu ứng hào quang – Halo Effect là một xu hướng tâm lý đang được rất nhiều doanh nghiệp khai thác cho mục đích marketing, truyền thông của mình. Có thể bạn sẽ thấy điều này không thực tế, nhưng mỗi điểm tốt của bản thân hay công ty, thương hiệu đều có thể tỏa sáng. Đây là lý do vì sao, các đơn vị sẽ tận dụng điều này để tác động đến tâm lý, đánh giá của mọi người xung quanh về mình.
Từ đó mà mọi người sẽ bị những hào quang này ảnh hưởng đến việc đánh giá về bản chất thực sự. Tuy nhiên, hiệu ứng hào quang trong marketing còn chứa đựng rất nhiều đặc biệt khác mà không phải ai cũng biết đến. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Hiệu ứng hào quang là gì?
Hiệu ứng hào quang hay còn được gọi là hiệu ứng lan tỏa với tên tiếng Anh là Halo Effect là một thuật ngữ thuộc về ngành tâm lý học, nhưng ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này ắt hẳn sẽ gây ra một sự hiếu kỳ nhất định với nhiều người, nhất là vào lần đầu được nghe nhắc đến. Nói một cách đơn giản nhất thì hiệu ứng này nói về một xu hướng được hình thành từ trong chính thói quen của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, sự việc hay một ai đó theo hướng thiên vị. Trong đó ấn tượng tổng thể sẽ khiến bạn bị chi phối trong mọi đánh giá, cảm nhận thực tế của mình.
Khi não bộ của bạn đã có một ấn tượng ban đầu quá mạnh về một ai, một sự việc nào đó thì nó sẽ cố gắng chứng minh điều đó là đúng. Như vậy, nếu ấn tượng là tốt thì mọi thứ khác liên quan đến cũng được bạn đánh giá dựa trên chính điều này. Còn ngược lại, nếu ấn tượng ban đầu xấu, không tốt thì có lẽ dù những điểm sau đó là tốt thì cũng không còn được đánh giá cao nữa. trường hợp này sẽ được coi là là hiệu ứng hào quang ngược. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1920 bởi nhà tâm lý học Edward Thorndike trong bài viết “Lỗi sai bất biến trong đánh giá xếp loại”. Mục tiêu ban đầu của ông là việc xác định mức độ ảnh hưởng về một điểm đánh giá cụ thể với các điểm đánh giá còn lại.
Từ đó ông phát hiện ra rằng, nếu như một điểm đánh giá nào đó được đánh giá cao. vượt trội thì những điểm đánh giá tương quan khác “thơm lây” và ngược lại. Sau đó cũng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi chúng ta đánh giá ai đó qua vẻ bề ngoài nếu họ ưu nhìn thì sau đó bạn sẽ có xu hướng nhìn nhận, nhận xét các đặc điểm khác của họ theo chiều hướng tích cực. Nên đây là lý do vì sao mọi người vẫn thường đùa với nhau rằng “Đẹp trai/Xinh gái thì có quyền”, nghiễm nhiên sẽ được hưởng một quyền lợi đặc biệt nào đó trong đánh giá của mọi người xung quanh.
Ví dụ về hiệu ứng hào quang
Có lẽ chỉ với những dòng khái niệm niệm trên vẫn rất khó để làm rõ câu hỏi “Hiệu ứng hào quang là gì?” đang được nhiều bạn quan tâm lúc này. Bản thân hiện tượng tâm lý này chính là một hình ảnh ẩn dụ về một vầng hào quang. Trong tôn giáo, vầng hào quang này chỉ xuất hiện trên đầu của một vị thánh hay những vị vua sẽ có vầng hào quang tỏa ra xung quanh. Điều này cũng đồng nghĩa việc, vầng hao quang chỉ xuất hiện với những người tốt, quan trọng và thực sự “đặc biệt” mà thôi. Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ về hiệu ứng hào quang xuất hiện ngay trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.
• Ví dụ về hiệu ứng hào quang trong tình cảm: Chúng ta thường sẽ bị thu hút bởi những người có ngoại hình ưu nhìn, ngay từ lúc đó bạn cũng đã có niềm tin nhất định rằng ngoài đó có những phẩm chất tốt dù chưa hề biết nhiều về họ. Ví dụ đó là một anh chàng luôn cư xử nhã nhặn, nhẹ nhàng, ăn mặc chỉnh tề thì bạn sẽ cho rằng anh chàng này sẽ là người luôn biết quan tâm đến người thân của mình, biết chăm lo và tinh tế.
• Ví dụ về hiệu ứng hào quang tại nơi làm việc: Tại nơi làm việc thì có vô số ví dụ về hiệu ứng hào quang mà bạn có thể đã từng bắt gặp rất nhiều. Điển hình là hiệu ứng hào quang trong tuyển dụng, xu hướng chung các nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm cao hơn đối với các ứng viên có ngoại hình sáng sủa. Hay đối với đồng nghiệp có cách ăn mặc chỉnh tề, ăn nói dễ nghe thì bạn sẽ đánh giá rằng người này làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.
• Ví dụ về hiệu ứng hào quang trong y tế: Dù không nhiều, nhưng hiệu ứng hào quang đôi khi vẫn xuất hiện trong ngành y tế. Đó là việc bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán ngay lập tức dựa vào những biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân một cách chắc chắn dù chưa tiến hành thăm khám hay xét nghiệm gì.
• Ví dụ về hiệu ứng hào quang tại trường học: Theo một số nghiên cứu, những học sinh có ngoại hình sáng hay tên hay thường nhận được sự “thiên vị” đôi chút khi đi học. Tất nhiên, điều này không thể hiện quá rõ ràng để chúng ta có thể nhận được ngay ra.
Tác động của hiệu ứng hào quang
Hiệu ứng hào quang hoàn toàn tạo ra rất nhiều tác động đến cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân mà bạn không hề hay biết. Từ những ví dụ ở phần trên các bạn cũng có thấy rằng hiệu ứng Halo Effect này tác động rất nhiều đến cách đánh giá của mỗi cá nhân. Như vậy, tác đồng mà nó tạo ra đó là khiến bạn đưa ra những cách đánh giá quá vội vàng thậm chí là những quyết định sai lầm. Do ấn tượng ban đầu quá mạnh mẽ mà khiến não bộ của bạn dễ dàng nhận thức thiên vị hơn dù chưa có đầy đủ các thông tin cần thiết. Chính lúc này, những “hào quang” sẽ được lan tỏa ra, từ đó những phẩm chất, đặc tính, giá trị tương quan khác cũng được “thơm lây”.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo vậy bạn sẽ rằng tác động của hiệu ứng hào quan này sẽ rất tiêu cực. Vì nó khiến chúng ta đưa ra những đánh giá sai lệch, nhưng nếu bạn đã tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng thì lại hoàn toàn có thể “làm chủ cuộc chơi”. Ứng dụng điều đó để mang đến những giá trị, lợi ích thiết thực cho cuộc sống và công việc của mình. Ví dụ, bạn biết được các nhà tuyển dụng luôn có thiện cảm nhiều hơn đối với những ứng viên ưa nhìn. Nếu bạn không có một gương mặt xinh xắn hay đẹp trai thì cũng đừng vội lo lắng quá. Thay vào đó bạn nên ăn mặc một cách lịch sự, gọn gàng và sạch sẽ với phong thái tự tin. Cùng với đó hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể chắc chắn bạn vẫn sẽ ghi điểm về ấn tượng ban đầu rất cao.
Ứng dụng của hiệu ứng hào quang trong marketing
Hiệu ứng hào quang đang là một trong những cách được các nhà Marekting sử dụng để chi phí, đánh vào tâm lý của khách hàng rất nhiều. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tận dụng một cách triệt để những thế mạnh hiện tại của mình bằng việc định vị thương hiệu, sau đó tập trung đẩy mạnh chúng trong quá trình tiếp thị. Từ đó khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, tỷ lệ chuyển đổi cũng như giá trị thương hiệu cũng được tăng vọt. Điều này được hiểu rất đơn giản, khi chúng ta đã có những trải nghiệm tốt đối với sản phẩm, dịch vụ nào đó dù chỉ đơn thuần được thể hiện trên một vài khía cạnh. Nhưng xu hướng chung sau đó sẽ đều dành những “lời khen có cánh” cho những vấn đề liên quan khác.
Thậm chí, nếu có những vấn đề khác không được đảm bảo thì mức độ phàn nàn cũng sẽ không quá gay gắt. Lúc này thì bạn sẽ trở nên dễ tính hơn trong mọi vấn đề do ấn tượng ban đầu về sản phẩm, thương hiệu là rất tốt. Điều này còn rất hiệu quả khi doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển sản phẩm mới của mình. Bạn có thể thấy điều này từ chính hoạt động kinh doanh của thương hiệu Apple. Với thành công, tiếng vang của các dòng sản phẩm đi trước mà những dòng thiết kế sau này đều nhận được đánh giá có phần thiên vị nhất định. Ngay cả khi bạn nhận thấy một vài điểm chưa được ổn định, nhưng nó đơn thuần không đủ để phá hỏng đi hình ảnh tổng thể.
Vì vậy, mà hiệu ứng hào quang ngày càng được nhiều đơn vị sử dụng trong các chiến lược marketing của mình. Đây cũng chính là một tác động khác của hiện tượng tâm lý này mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Hiệu ứng Halo Effect mang đến hai giá trị lợi – hại song hành, nếu bạn biết cách sử dụng thì đương nhiên sẽ tạo ra những giá trị tích cực. Nhưng ngược lại, nếu bản thân bạn là người chịu ảnh hưởng thì sẽ dễ bị tác động vào để đưa ra những đánh giá, quyết định sai lầm.
Có nên sử dụng hiệu ứng hào quang trong marketing không?
Marketing ngày càng trở thành một cuộc chiến thực sự giữa các doanh nghiệp, thương hiệu. Nhất là khi năng lực sản xuất ngày càng gia tăng nhanh chóng nhờ những tiến bộ vượt bậc của khoa học, kỹ thuật. Rất nhiều dòng sản phẩm đang bước vào giai đoạn bão hòa, chưa kể các sản phẩm có vòng đời ngắn, tỷ lệ “đào thải” cao. Nên để tồn tại, phát triển và dành được một vị thế nhất định trên chốn thương trường nếu chỉ tập trung phát triển sản phẩm chắc chắn là chưa đủ. Vì vậy, mà các thương hiệu thường nâng cao giá trị của mình cũng như sản phẩm nhờ marketing.
Theo đó, hiệu ứng hào quang tạo nên những tác động đến nhận thức và đánh giá của người tiêu dùng rất nhiều. Thậm chí nó còn giúp tăng độ trung thành, sức mạng của thương hiệu một cách vô cùng hiệu quả. Giữa một thị trường rộng lớn, mỗi ngày người tiêu dùng tiếp cận, trải nghiệm với vô vàn dòng sản phẩm khác nhau. Những sản phẩm, thương hiệu của bạn dù nổi bật nhưng không phải lúc nào cũng có thể “phủ sóng” và nhận được đánh giá tích cực của mọi người. Trong khi đó, nếu sử dụng hiệu ứng hào quang trong marketing sẽ tạo ra được những ấn tượng rất tốt ngay lập tức. Từ đó, dần dần tác động vào những đánh giá, quyết định của khách hàng mục tiêu để đem lại những giá trị mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đang tìm kiếm.
Mẹo sử dụng hiệu ứng hào quang để marketing hiệu quả
Phát triển chiến lược “soái hạm”
Chiến lược “soái hạm” được sử dụng ở đây bạn có thể hiểu đơn giản là việc sử dụng sản phẩm hoặc tính năng nổi bật nhất để “nâng tầm” toàn bộ dòng sản phẩm hoặc sản phẩm. Bởi cá nhân mỗi khách hàng đều dễ bị ảnh hưởng bởi ấn tượng tổng quan ban đầu trước hết với thông tin mà bạn cung cấp ra. Hãy sử dụng chúng để lồng ghép một cách khéo léo trong các thông tin, thông điệp được xây dựng trong chiến lược marketing. Như vậy, sản phẩm hay tính năng đại diện này sẽ được coi là “soái hạm”, chúng đi đầu để tạo ra những tiền để chắc chắn, mang ý nghĩa tích cực cho tất cả.
Tham gia vào một số giải thưởng hoặc chứng nhận
Bí quyết “đắt giá” này thường được rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu áp dụng, nhất là đối với những đơn vị thiên về sản xuất. Họ sẽ đăng ký các chứng nhận uy tín hoặc tham gia vào các giải thưởng mang ý nghĩa và thể hiện cho danh tiếng. Thậm chí, như VietGAP họ đã “chơi chiêu” này rất thành công dù chỉ đăng ký chứng nhận cho một sản phẩm duy nhất. Thế nhưng, khách hàng vẫn mặt định rằng các sản phẩm khác của họ vẫn sẽ đảm bảo hơn với nhiều địa chỉ khác. Hơn thế, cũng có một số đơn vị cố tình dùng điều này để lừa đảo khách hàng. Nhưng nhìn nhận một cách tích cực nhất, với việc tham gia vào một số giải thưởng hoặc chứng nhận sẽ giúp bạn tỏa ra “hào quang” rất tốt, tức đó thúc đẩy hiệu quả trong các hoạt động marketing.
“Dựa hơi” các thương hiệu nổi tiếng
Thực tế việc “dựa hơi” vẫn thường xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, trong hoạt động kinh doanh đó chính là sự ra đời và nổi lên đằng sau những sự thành công của một thương hiệu nổi tiếng nào đó. Cũng chính từ đó mà kéo theo hàng loạt sự “ăn theo” của các sản phẩm hoặc thương hiệu nào đó. Áp dụng thực tế vào hoạt động marketing, bạn hoàn toàn có thể “dựa hơi” các thương hiệu nổi tiếng để đạt được những thành quả cho riêng mình. Bởi lúc này, “hào quang” của họ hoàn toàn giúp sản phẩm, thương hiệu của bạn cũng nhận được những đánh giá cao từ phía khách hàng tiềm năng.
Tạo ấn tượng tốt ở các trang thông tin điện tử
Bên cạnh việc marketing, truyền thông với những kênh uy tín, có sức ảnh hưởng lớn như truyền hình hay báo in thì đừng bỏ qua các trang thông tin điện tử. Ngày nay, số đông người tiêu dùng có thói quen tìm hiểu tin tức từ các trang thông tin điện tử nhiều hơn là các loại hình truyền thống quen thuộc từ trước đến nay. Vì vậy, hãy tạo ra một ấn tượng tốt đối với khách hàng của mình ngay từ chính các trang thông tin điện tử. Dù mức độ về truyền thông không thể sánh bằng những website báo chí chính thống khác. Tuy nhiên, nếu đồng loạt nhiều trang thông tin điện tử đánh giá cao về bạn thì chắc chắn “hào quang” tỏa ra sẽ mang đến hiệu quả cho việc tiếp thị.
Là một hiệu ứng tâm lý có thể mang đến những giá trị cao trong hoạt động kinh doanh nói chúng và hoạt động marketing nói riêng. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, hiện nay vẫn có rất nhiều đơn vị chưa biết cách triển khai hiệu ứng hào quang trong marketing sao cho hiệu quả nhất. Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, mong rằng sẽ giúp bạn “bỏ túi” thêm thật nhiều thông tin hữu ích với vấn đề này.