Trong suốt quá trình trưởng thành và học tập, bản thân mỗi người chúng ta sẽ được tiếp cận với vô vàn những học thuyết khác nhau. Mỗi một học thuyết đều mang đến những giá trị riêng biệt và khi được ứng dụng vào trong từng lĩnh vực nó lại khiến chúng ta phải ngạc nhiên với những kết quả, lợi ích được hình thành.
Và hiệu ứng cánh bướm cũng chính là một trong những học thuyết nổi tiếng, luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người từ trước đến nay. Tuy nhiên, đối với việc áp dụng hiệu ứng cách bướm trong kinh doanh không phải ai cũng nhận ra được bài học giá trị mà nó mang lại. Trong khi đó, học thuyết này được xây dựng dựa trên những điểm tựa có thể là rất nhỏ mà đôi khi chúng ta không nhận ra.
Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Hiệu ứng cánh bướm – Butterfly Effect được hình thành từ giả thuyết “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Đây có lẽ là câu hỏi rất quen thuộc đối với nhiều người, nhưng với những ai lần đầu tiên nghe thấy có lẽ sẽ cảm thấy điều này thật phi lý. Tại sao chỉ cần một con bướm đập cánh mà một địa điểm cách xa nó có thể chịu tác động được? Nhưng đây chính là phép ẩn dụ được sử dụng cho học thuyết nổi tiếng trên khắp thế giới này với một cái tên vô cùng mỹ miều mà chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu đến trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay.
Theo đó, đây là một học thuyết mang hiệu ứng tâm lý và trong văn hóa hiện đại nó được sử dụng như một chủ đề được khai thác trong rất nhiều lĩnh vực. Điển hình đã có những bộ phim sử dụng đến hiệu ứng này làm chủ đề chính. Hiệu ứng cánh bướm là khái niệm đề cập đến lý thuyết hỗn loạn, thể hiện cho sự nhạy cảm của cả hệ thống đối với một sự thay đổi nhỏ ở điều kiện gốc. Vì vậy, một trong những cách để hiểu rõ về khái niệm này chính là hãy hiểu trên phương diện của phép ẩn dụ.
Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ nhưng là đúng lúc – đúng nơi có thể kích hoạt, tạo nên sự hỗn loạn cho các sự kiện tiếp nối và cuối cùng là hình thành nên một “cơn bão” có thể cách đó rất xa. Như vậy, những sự thay đổi nhỏ được coi là chất xúc tác để mang đến những kết quả to lớn cuối cùng. Xét trên phương diện khoa học, hiệu ứng cánh bướm biểu thị cho những giá trị mang tính chất nhạy cảm với những yếu tố ban đầu so với điều kiện gốc của hệ thống. Còn trong phương diện văn hóa, hiệu ứng cánh bướm lại được thể hiện cho quan hệ nhân quả, các hiện tượng nghịch lý của thời gian.
Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm
Có lẽ nhiều người vẫn cảm thấy khó hiểu với tên gọi của hiệu ứng này, tuy nhiên nên biết về nguồn gốc của nó thì bạn sẽ thấy mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Cha để của hiệu ứng cánh bướm là nhà toán học và khí tượng học Edward Lorenz người Mỹ. Vào những năm 1960, trong khi sử dụng máy tính để triển khai mô hình dự báo thời tiết thông qua các thuật toán chặt chẽ. Khi nhập dữ liệu, thay vì nhập theo từng con số chính xác một ông đã làm tròn các dữ liệu để các dòng được ngắn gọi và chiết tiết. Tất nhiên con số được làm tròn có tỷ lệ sai lệnh rất nhỏ, thông thường điều này sẽ không mang lại ảnh hưởng gì quá nhiều.
Nhưng khi kết quả cuối cùng được tính toán ra lại bị sai lệch rất nhiều so với kết quả của giá trị gốc. Trong dự báo thời tiết thì đây chính là những con số có thể làm biến đổi hoàn toàn những dự báo mà bạn sẽ đưa ra sau đó. Bởi chỉ cần một vài sự thay đổi nhỏ ở biên độ giao động nhiệt có thể khiến các nhà dự báo thời tiết đưa ra những kết quả có độ sai rất lớn. Từ chính điều này, ông đã đưa ra một nhận định rất nổi tiếng với câu nói mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Theo ông, một cái đập cánh của con bướm có thể dẫn đến những tác động lớn ở điều kiện gốc đối với hệ vậy lý.
Điều này đã được chứng minh bằng rất nhiều sự kiện nổi tiếng trong đời sống của chúng ta. Điển hình nhất chính là sự kiện liên quan đến Adolf Hitler, vào năm 1907 và 1908 đã hai lần nộp đơn vào Học viện mỹ thuật ở Vienna nhưng đều bị từ chối. Nếu như không bị từ chối thì có lẽ thì thế giới đã không có một nhà độc tài – đứng đầu phát xít Đức, gây biết bao thương đau cho người dân nhiều nơi trên thế giới. Hay điển hình nhất là đối dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, gây biết bao tổn hại từ đời sống cho đến kinh tế, xã hội. Nếu ban đầu nó được kiểm soát ở điều kiện gốc là thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Nam – Trung Quốc) và đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng thì mọi chuyện có thể sẽ không tệ như vậy.
Câu chuyện hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
Chúng ta thường nhắc đến hiệu ứng cánh bướm với rất nhiều câu chuyện thực tế được chứng minh trong đời sống. Còn trong kinh doanh, những câu chuyện hiệu ứng cánh bướm thì không phải ai cũng biết đến. Có lẽ nhiều bạn sẽ khá ngạc nhiên khi biết rằng hiệu ứng này cũng xuất hiện trong kinh doanh – một lĩnh vực được coi luôn nghiêm ngặt với những chiến lược, kế hoạch được xây dựng rõ ràng và kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế hiệu ứng cánh bướm lại được biểu thị rất rõ ràng trong kinh doanh.
Ví dụ điển hình nhất đó chính là thương hiệu xe hơi nổi tiếng của Nhật Bản – Toyota, có thể bạn chưa biết thì người “khai sinh” ra thương hiệu này thực tế lại là một người thợ mộc. Trong một chuyến công tác đến Mỹ, Sakichi Toyoda đã nhận thấy rằng đất nước cờ hoa có rất nhiều ô tô trong khi đó quê hương của ông thì lại không. Với lòng tự tôn của một người Nhật, khi trở về ông đã quyết tâm tự sản xuất ra những chiếc xe “Made in Japan”. Tất nhiên, khởi nguồn ban đầu cũng không dễ dàng chút nào. Nhất là khi lúc bấy giờ “Made in Japan” cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm chất lượng kém, không thể sánh bằng các sản phẩm đến từ thị trường Mỹ hay Châu Âu.
Nhưng với những nỗ lực không ngừng nghỉ thì có đến nay Toyota đã trở thành một thương hiệu xe ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới và là niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Hay tại Hàn Quốc, ông chủ hãng xe hơi Huyndai – Chung Ju Yung cũng mang đến một nguồn cảm hứng bất tận cho những chủ đề được thảo luận về ý chí, kinh doanh, sự thay đổi của mọi người. Đây được coi là “cánh bướm” đã giúp thay đổi cả nền kinh tế của Hàn Quốc, trở thành động lực để biết bao doanh nhân phấn đấu. Còn tại Mỹ, một thương hiệu nổi tiếng cũng được bắt đầu một ý tưởng được mọi người coi là “điên rồ” của Steve Job – Apple cũng đã trở thành một thương hiệu đang đứng trên đỉnh cao của sự thành công.
Ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
Chúng ta đều bắt đầu tìm hiểu về hiệu ứng cánh bước với học thuyết một cái đập cánh của con bướm tạo ra những sự thay đổi nhỏ của khí quyết xung quanh nó. Nhưng có thể thay đổi đường đi, tạo nên những cơn lốc xoáy, cơn báo ở cách đó xa vạn dặm. Như vậy, ý nghĩa chính của lý thuyết này chính là chỉ cần một sự thay đổi dù là rất nhỏ nhưng có thể tạo nên những hệ quá lớn sau đó và nó có thể xảy ra theo cả hai chiều là tích cực và tiêu cực. Nhưng trong kinh doanh liệu ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm có chỉ dừng lại ở điều này hay không?
Thị trường kinh doanh là một môi trường vô cùng phức tạp, không một ai có thể kiểm soát hay dự đoán được tất cả mọi thứ. Chính vì vậy, hiệu ứng cánh bướm lại mang đến những ý nghĩa rất khác nhau. Về tích cực, các doanh nghiệp có thể tận dụng những hành động nhỏ tích cực để tạo nên giá trị lớn trong tương lai. Nhưng về mặt tiêu cực, những động thái nhỏ nếu không thể kiểm soát sẽ dẫn đến những hệ quá nghiêm trọng mà bạn không ngờ đến. Mặt khác, học thuyết trong kinh doanh còn tác động rất rõ ràng với 3 đối tượng như sau:
1. Người lao động: “Nhân viên đến trước chứ không phải khách hàng” đây là câu hỏi của Richard Branson và điều này cũng thể hiện rất rõ cho vai trò của người lao đồng. Khi bạn đối thử tối với nhân viên họ sẽ có tâm trạng thoải mái làm việc, hiệu suất gia tăng và mặc nhiên họ cũng sẽ dành tâm huyết cho sản phẩm cũng như ứng xử tốt hơn với khách hàng. Nhưng ngược lại sẽ là những điều mà không một ai mong muốn xảy ra.
2. Khách hàng: Trong kinh doanh nếu không có khách hàng thì chắc chắn doanh nghiệp không thể tồn tại được. Khách hàng là người mang lại doanh thu, lợi ích và rất nhiều giá trị khác. Tuy nhiên, cung cấp sản phẩm tốt, giá thành phải chăng vẫn là chưa đủ nếu như dịch vụ khách hàng của bạn kém. Dịch vụ khách hàng kém sẽ là yếu tố khiến doanh nghiệp bị “trừ điểm” rất nặng nề.
3. Các bên liên quan: Đối tác, cổ đông là những “mảnh ghép” để tạo nên một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Nhưng rất nhiều doanh nghiệp lại đang không nhận định đúng vai trò của các đối tác, cổ đông của mình. Sự không rõ ràng, minh bạch hay sự “phân cấp” trong vai về luôn tạo ra những luồng tiêu cực và lâu dần dẫn đến sự rời đi.
Bài học rút ra từ hiệu ứng cánh bướm khi ứng dụng vào kinh doanh
Từ những câu chuyện về hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều tấm gương thành công. Đó đều là những thương hiệu lớn, có tầm ảnh đến cả một quốc gia. Ban đầu những người chủ đó bắt đầu ý tưởng kinh doanh của mình có thể đến từ những tác động rất nhỏ, nhưng có lẽ điều mà không ai có thể ngờ được họ đã thành công và lớn mạnh trong lĩnh vực của mình. Hiệu ứng cánh bướm có thể mang lại cả những điều tích cực và tiêu cực. Vì vậy, điều quan trọng chính là bạn rút ra được những bài học nào từ học thuyết này.
Từ hành động nhỏ có thể mang đến kết quả lớn
Đây chính là bài học đầy ý nghĩa mà chúng tôi muốn bạn có thể vận dụng được từ chính hiệu ứng cánh bướm của Edward Lorenz. Trong bài hát thiếu nhi nổi tiếng Cánh én tuổi thơ có một câu hát rất quen thuộc với chúng ta “Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mua xuân”. Nhưng với hiệu ứng này thì từ hành động nhỏ lại có thể mang đến kết quả lớn, vì vậy đừng bỏ qua những giá trị nhỏ mà chăm chăm vào những mục tiêu lớn. Trong kinh doanh, cơ hội có thể đến bất kỳ lúc nào và bất kỳ đâu. Điển hình như việc bạn chăm chỉ ngày ngay tương tác với khách hàng qua Facebook, cập nhận thông tin của mình. Dần dần sau đó thương hiệu của bạn trong nhận diện của khách hàng sẽ được rất rõ ràng, chỉ cần nhìn đến hình ảnh hay thông điệp họ sẽ nghĩ ngay đến bạn.
Con người luôn là khía cạnh quan trọng nhất
Như đã đề cập đến ở phần trên, hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh tác động mạnh mẽ ở 3 đối tượng là người lao động, khách hàng và các bên liên quan. Có thể thấy rằng, con người luôn là khía cạnh quan trọng nhất đối với học thuyết này. Điều cần làm ở đây là bạn cần phải đánh giá đúng vai trò của họ trong từng khía cạnh, vấn đề. Độ nhạy cảm đối với các chủ thể tham gia vào dòng chảy vận hành kinh doanh này là rất lớn. Con người mới là giá trị mà chúng ta khai tác đến cuối cùng, nhân viên tài giỏi, gắn bó với công ty – khách hàng thân thiết, mang đến nhiều lợi ích – đối tác, các bên liên quan xây dựng được mối quan hệ hợp tác hướng đến lợi ích chung, cùng nhau phát triển.
Thái độ tích cực chính là chìa khóa thành công
Thái độ tích cực được coi là cốt lõi mang đến sự thành công đối với hiệu ứng tâm lý này. Nếu như ông chủ của hãng Toyota không giữ cho mình một thái độ tích cực, cùng sự quyết tâm mang đến những chiếc xe hơi của riêng người Nhật có lẽ sẽ không có sự ra đời của một thương hiệu có tầm ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Dù là người lãnh đạo hay một nhân viên cấp dưới, tất cả đều cần trở thành một tấm gương cho thái độ tích cực. Mọi người đều mang đến điều này, cùng hướng đến mục tiêu chúng thì những kết quả tốt đẹp sẽ luôn đợi chờ ở phía dưới. Hay đơn giản, nhân viên luôn giữ thái độ tích cực, vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng thì họ cũng sẽ mang đến một thái độ thoải mái và dễ chịu nhất và điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ.
Những “cánh bướm” tạo nên làn gió mới cho nền kinh tế Việt
Trong suốt những phần trên, chúng ta đều được nghe nhắc đến những “cánh bướm” rất nổi tiếng ở Nhật, Hàn và Mỹ. Vậy liệu ở Việt Nam chúng ta đâu là những “cánh bướm” đã tạo nên làn mới cho nền kinh tế Việt và có thể trở thành những nguồn động lực lớn? Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như chúng ta, đương nhiên chưa có nhiều cái tên có tầm ảnh hưởng quá lớn ở trong khu vực. Tuy nhiên, ở phạm vi trong nước không khó để chúng ta tìm thấy những “cánh bướm” mang ý nghĩa biểu tượng này.
Điển hình có thể đến Nguyễn Hà Đông – cha đẻ của trò chơi Flappy Bird đã gây sốt không chỉ tại riêng Việt Nam và trở thành niềm tự hào của chúng ta. Chính từ “cánh bướm” này đã tạo thành động lực rất lớn, thôi thức được các bạn trẻ theo đuổi ngành lập trình, tự tạo ra những “sản phẩm” đỉnh cao cho thị trường Việt. Hay vai năm gần đây, cộng đồng khởi nghiệp đang xôn xao với một cái tên Egroup do Nguyễn Ngọc Thủy đứng đầu. Lập nghiệp với ý tưởng từ một trò chơi giáo dục trực tuyến, nhưng cho đến nay Egroup đã hoàn toàn có một diện mạo mới và mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình 3 ba nhóm ngành chủ đạo là: Giáo dục, ý tế - sức khỏe và ẩm thực Organic.
Đặc biệt một cái tên khác mang đến niềm tự hào cho chúng ta – Vinasoy, thương hiệu này được khởi thành khi đậu nành vẫn là một loại thực phẩm bình dân, không có nhiều giá trị. Nhưng cho đến nay kết quả mà doanh nghiệp này đạt được chính là ước mơ của biết bao doanh nhân, TOP 5 công ty sản xuất sữa đậu nành lớn nhất trên thế giới. Chỉ tính riêng về mức độ nhận diện tại thị trường Việt thì đây luôn là cái tên xếp TOP 1, từ những sản phẩm có nguồn gốc rất bình dân trở thành một thương hiệu có giá trị tầm cỡ quốc tế.
Từ hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh bản thân mỗi người cần phải rút ra được những bài học riêng cho mình. Nếu chỉ đơn thuần nhận định ở mặt ý nghĩa của nó, bạn rất khó có thể tạo nên được sự thành công cho riêng mình từ những điều nhỏ. Trong thế giới kinh doanh, khi mà chúng ta không thể kiểm soát được tất cả mọi điều. Vậy thì tại sao không làm tốt từ những điều nhỏ nhất với một thái độ tích cực, luôn hướng về phía trước?