GDP là một khái niệm quan trọng để đánh giá chính xác sức khoẻ của một quốc gia. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về thuật ngữ này để làm sáng tỏ những vấn đề bổ ích dành cho người chưa hiểu rõ về nó.
1. Khái niệm về GDP là gì:
GDP được hiểu theo phạm trù ngôn ngữ kinh tế là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product.
Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời gian nhất định (1 năm hoặc ngắn nhất là 1 quý)
Thời gian để tính giá trị của GDP trong mỗi loại hình hàng hoá thường từ 3 tháng đến 1 năm tuỳ theo từng lĩnh vực cụ thể.
Để tính toán được chính xác GDP bình quân đầu người, người ta sẽ chia GDP của quốc gia tại thời điểm đó cho tổng số dân của quốc gia tại cùng một thời điểm.
2. Vai trò của GDP:
Nhờ vào thông số của GDP chúng ta có thể đánh giá tình trạng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời gian.
Nếu quốc gia đó đang ở trạng thái suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá tiền tệ… thì điều đó đồng nghĩa với việc GDP đang suy giảm. Nếu ở tình trạng năng lực sản xuất gia tăng, người dân có thu nhập chi tiêu nhiều hơn thì GDP quốc gia đó đang ở trạng thái tăng trưởng.
Việc phát hành tiền tệ hoặc nới lỏng chính sách hoàn toàn phụ thuộc vào các tổ chức chính phủ. GDP là cơ sở để chính phủ điều chỉnh nền kinh tế trong nước, siết chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ, thúc đẩy nếu tốc độ tăng trưởng chậm hoặc ngăn chặn lạm phát trong trường hợp ngược lại.
GDP là thước đo chính xác phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế 1 quốc gia từ đó là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá về tiềm năng phát triển và xúc tiến các thương vụ đầu tư.
Với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định qua nhiều năm, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư lớn tại Châu Á và Hoa Kỳ.
3. Ý nghĩa của GDP:
GDP tuy còn hạn chế khi không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất tự cung, tự cấp, không kiểm soát được chất lượng hàng hoá nhưng để thành lập các chiến lược phát triển kinh tế ngắn hạn – trung hạn – dài hạn, chúng ta phải dựa trên cơ sở dữ liệu từ việc phân tích, tính toán thông số này.
GDP có thể gạt bỏ qua các chỉ số môi trường (tiếng ồn, khói bụi, giao thông …) và thời gian nghỉ ngơi chưa được tính đến thì thông qua GDP bình quân đầu người, chúng ta có thể biết được mức thu nhập tương đối, chất lượng sống ở mỗi quốc gia.
Tác động xấu của GDP sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Mặc dù, có công thức tính riêng nhưng GDP vẫn còn tồn đọng những mặt tối chưa giải quyết được như chưa tính toán được nền kinh tế, nơi mà tất cả các quốc gia đều tồn tại.
4. Sự khác nhau giữa GDP và GNP:
GNP là tổng sản phẩm quốc dân viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh Gross National Product là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá.
Nói một cách dễ hiểu nhất, GNP là tổng giá trị bằng tiền mặt của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân quốc gia đó làm ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ cụ thể: Một nhà máy sản xuất điều hoà có chủ sở hữu là công dân Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy này sẽ được tính là một phần GNP của Hàn Quốc vì tài sản cố định, vốn sử dụng trong sản xuất như nhà xưởng, máy móc… là thuộc sở hữu của công dân Hàn Quốc. Tất nhiên, lương của công nhân Hàn Quốc làm việc tại nhà máy này cũng là một phần của GNP Hàn Quốc.
Điều này có nghĩa rằng, sản phẩm do công dân của quốc gia đó làm ra, bất kể là trong hay ngoài nước đều được tính là chỉ số GNP của quốc gia đó.
Vậy GDP và GNP khác nhau như thế nào:
- Về mặt bản chất: GDP là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa, là toàn bộ giá trị kinh tế được tạo ra trên lãnh thổ quốc gia đó.
GNP là tổng sản phẩm hay sản lượng quốc gia, được tạo ra ở trên tất cả các vùng lãnh thổ, quốc gia mà công dân hay doanh nghiệp nào đó làm ra được.
- Công thức tính:
GDP = C + I + G + NX (trong đó NX là xuất khẩu ròng của nền kinh tế)
GNP = (X – M) + NR + C + I + G (trong đó NR là thu nhập ròng từ các tài sản nước ngoài)
- Ở mức độ phản ánh chỉ số GDP sẽ phản ánh tốt hơn số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và là căn cứ tính bình quân cho quốc gia đó
- Còn đối với GNP, nó sẽ phản ánh cụ thể số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người dân ở 1 nước có thể mua được nhờ phần tài sản chênh lệch từ nước ngoài.
- Xét về tính ứng dụng, GDP được các quốc gia trên thế giới sử dụng để tính bình quân đầu người. GNP được ngân hàng thế giới ứng dụng để ước tính GNP của một quốc gia.
5. Top những quốc gia có GDP cao nhất:
Năm 2021, nền kinh tế thế giới dần trên đà phục hồi sau khi đẩy mạnh việc tiêm phòng vắc xin covid-19. Theo báo cáo mới nhất cuối năm 2020, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm 3,5% thì dự báo năm 2021 sẽ tăng nhẹ từ 5,6% trở lên theo đánh giá của ngân hàng thế giới World Bank và liên minh châu Âu còn theo quỹ tiền tệ quốc tế - IMF sẽ là hơn 6%.
Đối với riêng Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 nền kinh tế duy trì ổn định và phát triển theo đà từ năm 2020 với ước tính GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, giá cả thị trường ở mức ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2016.
Dưới đây là bảng xếp hạng các quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới (số liệu tính đến cuối năm 2020 theo IMF)
1. Qatar:
Đứng đầu bảng không ai khác chính là quốc gia vùng vịnh với ngành công nghiệp khai thác dầu khí rất mạnh chiếm 70% nguồn doanh thu của chính phủ, 60% GDP và 85% kim ngạch xuất khẩu. Chính nhờ sự giàu có và trù phú của mình, Qatar dần trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và là quốc gia lý tưởng để tổ chức những giải đấu sự kiện thể thao toàn cầu như FIFA Club World cup, không xa nữa là ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World cup diễn ra vào cuối năm 2022.
2. Luxembourg:
Thật bất ngờ khi quốc đảo này lại là quốc gia có GDP bình quân đầu người đứng thứ 2 khi chỉ với 625.000 dân số, GDP đạt hơn 73 tỷ. Theo quỹ tiền tệ quốc tế - IMF quốc gia này có GDP bình quân đầu người ở mức 116, 921 USD/người/năm.
Quốc gia này không ngừng đầu tư mạnh cho ngành – lĩnh vực xương sống như: công nghiệp, tài chính, thép và chính sách tài khoá. Để có được nền kinh tế vững mạnh tại EU, khu vực ngân hàng của Luxembourg cũng được mệnh danh là đầu tầu của nền kinh tế với trữ lượng tài sản lớn với khoảng 1,24 tỷ USD.
3. Singapore:
Là một quốc đảo có diện tích nhỏ tại Đông Nam Á, nhưng đảo quốc sư tử đã vươn lên từ vị trí thứ 5 lên đứng thứ 3 tính đến hết năm 2020. Với dân số là 5,7 triệu người cùng diện tích 728 km2, cơ sở cho sự giàu có của Singapore chính là lĩnh vực tài chính, dịch vụ công nghiệp, xuất khẩu hoá chất…
Singapore là một những con rồng ở châu Á về nền kinh tế đó là tiền đề để quốc gia này hướng tới những chính sách kinh tế tự do hướng đến sự đổi mới.
4. Ireland:
Trong bảng xếp hạng top 5 không thể thiếu được Ireland. Với dân số là 4.8 triệu người, diện tích 70.173 km2 là nơi có thu nhập bình quân đầu người GDP vào khoảng 82,440 USD.
Ngành công nghiệp chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này là dệt may, khai thác và sản xuất thực phẩm.
Ireland cũng là quốc gia đứng trong top 10 nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới.
5. Thuỵ Sĩ:
Zurich và Geneva là 2 thành phố nổi tiếng nhất của Thuỵ Sĩ, luôn được xếp hạng trong top những thành phố có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới. Với diện tích 41.286 km2, Thuỵ Sĩ là nơi đặt đại bản doanh của những tổ chức tài chính lớn trên thế giới. GDP bình quân đầu người ở quốc gia này ở mức 65.471 USD, là quốc gia có rất nhiều dòng vốn dư thừa cho hạng mục đầu tư. Đó là lý do chính yếu tại sao một số tài khoản của những người giàu nhất thế giới và các công ty hàng đầu trên thế giới đều gửi tại đây.
Trên đây, là toàn bộ những kiến thức hữu ích về GDP dành cho người chưa biết, hy vọng những kiến thức kinh tế cơ bản này sẽ giúp ích phần nào đó cho quý khách hàng trên con đường phát triển sự nghiệp kinh doanh.
Cảm ơn độc giả đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết thú vị tiếp theo nữa.