Thành lập một doanh nghiệp, xây dựng một thương hiệu thực chất lại dễ hơn rất nhiều so với việc làm sao để có thể duy trì, phát triển lâu dài và tạo ra sức cạnh tranh cho nó trong thị trường khắc nghiệt hiện nay.
Phần đông khi mới khởi nghiệp, mọi người chỉ nghĩ đến việc làm sao để kiếm được tiền, lợi nhuận để có thể trang trải những khoản chi phí cần thiết mà thiết đi một định kinh doanh bền vững. Thiếu đi điều này, bạn sẽ giống như đi lạc trong một khu rừng rộng lớn mà không có la bàn. Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp hay của cá nhân mỗi người, đều vô cùng quan trọng và trong mỗi một trường hợp chúng ta cần phải biết cách xác định sao cho đúng.
Định hướng kinh doanh là gì?
Tuy là một thuật ngữ quen thuộc, thường xuyên được đề cập đến trong các chủ đề, cuộc thảo luận chung thế nhưng “Định hướng kinh doanh là gì?” vẫn luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra và gửi về cho chúng tôi. Hơn thế, để có thể xây dựng định hướng kinh doanh một cách chính xác, đồng thời đánh giá đúng vai trò của nó thì bạn cần phải hiểu đúng về định nghĩa của cụm từ này. Định hướng kinh doanh trong tiếng Anh có tên gọi là Business Orientation được hiểu là quá trình xây dựng những nhiệm vụ, mục đích dài hạn cũng như các phương pháp tối ưu nhất.
Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đặt ra trước đó, nhằm mang đến những lợi ích, giá trị lớn trong hoạt động kinh doanh. Định hướng kinh doanh sẽ mang tính chất dài hạn, điều này sẽ xuyên suốt các hoạt động của doanh nghiệp với mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Như vậy, bạn có thể ví von rằng định hướng giống như chiếc la bàn giúp dẫn lối, chỉ đường cho bạn khi đi trong rừng sâu, núi vắng. Hay chính là hải đồ giúp con tàu là doanh nghiệp của bạn có thể tiến trên biển lớn, bao la mà không sợ mất đi phương hướng.
Định hướng kinh doanh sẽ không nằm ở những “mớ” lý thuyết chuyên sâu, mơ hồ mà nó sẽ xác định rất rõ ràng bạn cần phải làm gì, làm như thế nào,… đối với những mục tiêu, nhiệm vụ kia. Dù là doanh nghiệp mới thành lập, đang trong giai đoạn khởi nghiệp đầy khó khăn và thử thách, cũng cần phải xác định rõ điều này. Bởi dù ban đầu, mục đích chính của bạn chính là doanh thu và lợi nhuận, nhưng nếu chỉ đơn thuần là các con số được đặt ra mà không kèm theo việc định hướng rõ ràng thì cũng rất khó để đạt được.
Các khái niệm cơ bản về định hướng kinh doanh
Xoay quanh định hướng kinh doanh, thực chất còn rất nhiều những khái niệm liên quan khác. Đây là lý do vì sao, khi tìm hiểu về chủ đề này bạn sẽ thấy xuất hiện rất nhiều thuật ngữ chuyên môn. Ắt hẳn có rất nhiều bạn, sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa thực sự của những từ này là gì. Vì vậy, ở phần tiếp theo này chúng tôi sẽ gửi đến bạn các khái niệm cơ bản nhất, được đề cập đến thường xuyên khi xây dựng định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp.
• Quan điểm phát triển dài hạn: Đây là một trong những khái niệm được đề cập đến trong định hướng kinh doanh rất nhiều, đồng thời cũng là một nhiệm vụ mà bạn cần phải thực hiện. Theo đó quan điểm chính là tầm nhìn – tham vọng – mong muốn của doanh nghiệp nhưng phải mang tính dài hạn. Nó không biểu thị cho những mục tiêu trước mắt, ngắn hạn mà doanh nghiệp muốn đạt được ngay.
• Đường lối dài hạn: Sẽ đề cập đến các phương pháp, nguồn lực của doanh nghiệp, nguyên tắc triển khai, biện pháp được áp dụng để tiến hành thực hiện cho các nhiệm vụ, mục tiêu hay mong muốn, sứ mệnh.
• Sách lược dài hạn: Tương tự như quan điểm hay đường lối, sách lược được đề ra luôn phải là dài hạn. Đó là các phương thức – chiến thuật – “mưu kế” mà doanh nghiệp thiết lập ra để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ của mình.
• Chiến lược của doanh nghiệp: Trong chiến lược của doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra các quan điểm trung hạn, các mục tiêu trung hạn, chiến thuật, chính sách, thủ đoạn và các phương tiện thực hiện cụ thể là gì.
• Chính sách doanh nghiệp: Khái niệm này đề cập đến các quan điểm, giải pháp được đưa ra một cách chuẩn mực, thống nhất được sử dụng để vận hành doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (từ 5 – 10 năm).
Định hướng kinh doanh có quan trọng không?
Có lẽ ngay từ việc tìm hiểu về khái niệm định hướng kinh doanh, nhiều bạn đã xác định được ngay vai trò cũng như tầm quan trọng của điều này. Nó là một quy trình mà ở đó sẽ xác định rất rõ về những nhiệm vụ, mục đích, phương pháp, chính sách,… đều mang tính chất dài hạn hướng đến mục tiêu, sứ mạnh và mong muốn trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp của bạn. Có thể nói rằng, định hướng kinh doanh là quá trình sẽ giúp bạn tiến thêm rất nhiều bước trong việc “hiện thực hóa” ý tưởng, mô hình kinh doanh đang xây dựng.
Vì vậy, tầm quan trọng của việc xác định cũng nhưng xây dựng định hướng kinh doanh luôn được thể hiện ở rất nhiều vấn đề khác nhau. Và đây cũng chính là những điều mà bạn cần phải nắm rõ.
Thứ nhất: Định hướng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được với tính không ổn định, luôn biến động của thị trường cũng như nội bộ bên trong.
Thứ hai: Định hướng kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các mục tiêu dài hại rõ ràng, với cơ sở chắc chắn.
Thứ ba: Định hướng kinh doanh giúp người lãnh đạo nâng cao khả năng điều hành tác nghiệp doanh nghiệp của mình.
Thứ tư: Định hướng kinh doanh sẽ giúp cho bạn kiểm tra, kiểm soát hiệu quả các hoạt động kinh doanh, nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Cách xác định hướng kinh doanh hiệu quả
Để xây dựng và lựa chọn định hướng kinh doanh hiệu quả thì bạn cần phải sử dụng đến một số mô hình phân tích, phương pháp chuyên sâu. Do không nắm vững điều này mà rất nhiều bạn đang xác định hướng kinh doanh bị sai lệnh, không đảm bảo cho các mục tiêu, mong muốn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Theo đó, cách xác định hướng kinh doanh muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải nghiên cứu dựa trên hai trường hợp riêng biệt như sau:
Trường hợp định hướng có đủ thông tin
Cách xác định hướng kinh doanh trong trường hợp có đủ thông tin sẽ cho phép bạn sử dụng rất nhiều các mô hình phân tích khác nhau. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, khi có đủ thông tin thì bạn sẽ xác định được rõ hơn các vấn đề với độ tin cậy và giá trị data cao. Hơn thế, khi các thông tin đầy đủ thì các phương pháp, chiến thuật hay chính sách được đưa ra sẽ có một nền tảng cở sở vững chắc. Với trường hợp này, bạn sẽ xác định dựa trên những mô hình phân tích dưới đây:
• Mô hình so sánh phương án kinh doanh dựa vào điểm hòa vốn của doanh nghiệp.
• Mô hình so sánh phương án đầu tư hiệu quả của doanh nghiệp.
• Mô hình bài toán sản xuất đồng bộ.
• Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglass (Hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính).
• Mô hình lý thuyết tồn kho, lưu trữ.
• Mô hình bài toán về vận tải.
Trường hợp định hướng không có đủ thông tin
Trong trường hợp không có đủ thông tin, việc xây dựng định hướng kinh doanh lại phải dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm, kiến thức, khả năng và mức độ chịu trách nhiệm của bạn. Bởi việc thiếu thông tin sẽ khiến chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, có rất nhiều điều mà bạn phải tự đưa ra quyết định. Vì vậy, để hạn chế những sai số thì nên sử dụng đến các mô hình dự đoán thống kê, điển hình là mô hình ma trận BCG được viết tắt từ cụm từ Boston Consulting Group.
Đây là mô hình giúp bạn lựa chọn giải pháp cạnh tranh trong tình huống thị trường sản phẩm doanh nghiệp đang hướng đến có một nhóm lớn đang dẫn đầu, tất nhiên thị trường này vẫn phải đang trong chiều phát triển. Nhóm lớn ở đây có thể là một doanh nghiệp có quy mô, tầm ảnh hưởng lớn hoặc là một nhóm doanh nghiệp lớn đang thống lĩnh thị trường. Mã trân BCG sẽ được thiết kế dựa trên một hệ trục tọa độ, trong đó, trục tung sẽ biểu thị tỷ lệ phần trăm thị trườngmà doanh nghiệp lựa chọn so với nhóm lớn đang nắm giữ. Cùng với đó sẽ phân chia tiếp thành 2 dòng và 2 cột với 4 ô lớn tương ứng 4 chiến lược cạnh tranh mà bạn phải xây dựng.
Các kiểu định hướng kinh doanh thường được lựa chọn
Xây dựng định hướng kinh doanh dù trong trường hợp đủ thông tin hay không đủ (ít) thông tin đều là những nhiệm vụ “khó nhằn”. Nhất là đối với trường hợp không đủ thông tin, vì không phải ai cũng có đủ kiến thức, kinh nghiệm để tự đưa ra những quyết định, đánh giá chính xác. Sau khi tham khảo rất nhiều định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp thành công, chúng tôi thấy rằng số đông trong đó đều đã và đang lựa chọn 1 trong 2 kiểu dưới đây.
+ Định hướng kinh doanh theo hướng “đồng tiền”: Với định hướng này các quyết định được đưa ra đều liên quan đến chi phí, giá thành, ngân sách của doanh nghiệp. Tất cả mọi điều đều tập trung vào “đồng tiền”, hay đúng hơn là các doanh nghiệp theo định hướng kinh doanh này đang cố gắng giảm đi tính khác biệt với một số đặc điểm nổi bật như sau:
• Giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ thấp
• Mẫu mã sản phẩm, gói dịch vụ rất đa dạng trên thị trường rộng
• Mức độ phủ sóng của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường cao, đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo khách hàng.
+ Định hướng kinh doanh theo hướng sản phẩm khác biệt: Với những doanh nghiệp đi theo định hướng này, sẽ luôn cảm thấy những đơn vị khác đi theo định hướng “đồng tiền” là “tầm thường”. Họ đề cao sự quan trọng của sản phẩm trong kinh doanh, từ đó mới có thể đem lại những giá trị tốt cho cộng đồng. Theo đó, họ sẽ tập trung phát triển sự khác biệt đối với sản phẩm của mình.
Xây dựng định hướng kinh doanh cho bản thân như thế nào?
Định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp sẽ mang tính chất tổ chức, tập thể và ảnh hưởng đến rất cả một bộ máy vận hành. Nên nhiều người thường cho rằng đây mới là nhiệm vụ khó khăn còn định hướng kinh doanh cho bản thân, lại mang tính chất cá nhân nên rất dễ. Tuy nhiên, quan điểm này lại không chính xác hoàn toàn. Bởi dù là doanh nghiệp – tổ chức thì cũng được cấu tạo nên từ những cá nhân độc lập. Từ những ý kiến cá nhân mọi người mới cùng nhau thảo luận, phân tích để đi đến một kết luận chung thống nhất.
Vì vậy, bản thân mỗi người phải có một định hướng kinh doanh tốt ngay từ đầu mới có thể đưa ra được những quyết định, ý kiến thực sự giá trị cho tập thể. Đã có rất nhiều người đã thành công ngay từ khi còn trẻ, họ tạo dựng nên các doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế chung. Để làm được điều đó, thì đương nhiên họ đã định hướng kinh doanh cho bản thân của mình rất tốt. Vậy làm sao để bạn có thể làm được điều đó? Bỏ đi những yếu tố mang học thuật ra thì sau đây là những điều mà bạn cần phải bỏ ra, cần phải có trong suốt quá trình định hướng kinh doanh cho bản thân mình.
• Thời gian: Bạn cần phải xác định rõ thời gian mà mình cần phải bỏ ra, hy sinh cho việc định hướng, ý tưởng kinh doanh của mình.
• Trải nghiệm: Kinh doanh không phải là câu chuyện nằm ở những ước mơ vĩ đại nào đó, kinh doanh là một “thương trường” và trải nghiệm sẽ giúp bạn có được những định hướng đúng đắn.
• Bản lĩnh: Nếu không có một bản lĩnh kiên cường thì rất khó để bạn có thể đi đến tận cuối con đường mà mình đã lựa chọn.
• Cái tâm: “Tâm” ở đây chính là tâm hồn của bạn, bạn có yêu thích những việc mà mình đang làm không? Nếu có tâm thì bao giờ bạn cũng có thể đi xa hơn, nỗ lực hơn, không ngại gian khó, thử thách.
Dù bạn chuẩn bị khởi nghiệp hay đã bước qua giai đoạn khó khăn thì hãy nhìn nhận, đánh giá lại tổng thể xem định hướng kinh doanh của mình đã rõ ràng, chính xác chưa. Bởi có rất nhiều bạn trẻ, khi thành lập doanh nghiệp chỉ chăm chăm vào việc làm sao để kiếm được nhiều tiền, để duy trì mô hình kinh doanh này. Nhưng khi bước qua giai đoạn khó khăn, tự họ sẽ thấy rằng mình đang thiếu đi một giá trị rất lớn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững chắc. Đó chính là định hướng kinh doanh – điều được coi là “cái hồn” mà bạn phải nắm giữ.