Đối với dân quảng cáo, CPA là một thuật ngữ quá đỗi quen thuộc và đây cũng là chủ đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Nhất là khi hình thức được đánh giá cao về mặt hiệu quả, tạo nên nhiều giá trị lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ CPA là gì? CPA là gì trong marketing.
Bởi trong lĩnh vực quảng cáo, có rất nhiều hình thức khác nhau được triển khai và kèm theo đó là những thuật ngữ song hành. Việc áp dụng trong chiến lược marketing tổng thể giúp mang đến khả năng chuyển đổi cao. Nhưng để có thể đạt được những kết quả này, trước hết bạn cần phải thực sự hiểu rõ về hình thức quảng cáo này.
CPA là gì?
Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều bạn phải “vò đầu bứt tai” trong việc tìm kiếm câu trả lời. Được đề cập với tần suất cao, nhưng không phải ai cũng giúp bạn đưa ra một đáp án đúng với câu hỏi CPA là gì? CPA được viết tắt từ cụm từ Cost Per Action, tức là chi phí cho mỗi hành động. Theo đó, khi bạn triển khai một chiến dịch quảng cáo với các mẫu nội dung trực tuyến để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tất nhiên, bạn sẽ muốn những nội dung này tác động và khiến họ phải chuyển đổi về hành vi thực tế. Khi người mua thực hiện các chuyển đổi thông qua nôi dung quảng cáo online của bạn như ấn đăng ký, order,… thì người bán sẽ phải chi trả một khoản phí nhất định.
Khi các doanh nghiệp lựa chọn hình thức CPA, họ sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho mình trên các nền tảng quảng cáo trực tuyến. Trong tiếp thị liên kết, CPA còn được biết đến là một công cụ giúp tối ưu hiệu quả hoạt động được các cá nhân, đơn vị đánh giá cao. Đây là một hình thức kiếm tiền online khá mới đối với Affiliate Marketing, với nhiều hình thức tính phí khác nhau. Nếu như theo cách quen thuộc, chỉ khi khách hàng mua sản phẩm thông qua link Affiliate của bạn thì bạn mới có hoa hồng. Còn đối với CPA thì việc tính hoa hồng nhận được sẽ có nhiều cách hơn và điều này cho phép các Publishers nâng cao thu nhập của mình một cách nhanh chóng.
CPA là gì trong marketing?
Về bản chất CPA trong marketing vẫn sẽ giống với khái niệm mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên. Nó được biết đến là một hình thức quảng cáo trực tuyến mà các doanh nghiệp, công ty sẽ trả tiền cho mỗi hành động cụ thể trong kết quả đo lường của chiến dịch tiếp thị. Bạn có thể hiểu rằng, đây chính là một hình thức tuyên truyền mất phí, nó được xây dựng để phục vụ các mục đích khác nhau như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, bán hàng, thuyết phục người mua,…
CPA trong marketing là những nỗ lực marketing nhắm tới hành vi, quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Họ là những khách hàng mục tiêu – những người mang lại doanh số trực tiếp cho doanh nghiệp. Sau khi người dùng mạng đọc quảng cáo, tương tác với chúng với các hành vi cụ thể những điều form, tải phần mềm hay ấn đăng ký mỗi một lần sẽ là một lượt đăng ký. Khoản phí mà các đơn vị cần phải chi trả cho các nền tảng quảng cáo CPA sẽ được tính theo số lần thực hiện hành vi chuyển đổi này. Đây đã và đang là hình thức quảng cáo trực tuyến được đông đảo các doanh nghiệp lựa chọn với mục đích thúc đẩy các hành vi chuyển đổi của người tiêu dùng.
Đương nhiên, để khách hàng tương tác – thực hiện hành vi cụ thể với các mẫu quảng cáo CPA của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng gì. Ngoài ra, phát triển từ Affiliate Marketing nên trong CPA còn có hai thuật ngữ nhỏ liên quan khác là CPL và CPI:
1. CPL (Cost Per Lead): Đây là khoản hoa hồng mà các Publishers nhận được từ các nhà quảng cáo – nhà cung ứng sản phẩm/dịch vụ khi khách hàng hoàn thành các mẫu thông tin trên website đúng với yêu cầu.
2. CPI (Cost Per Install): Đây là khoản hoa hồng mà các Publishers nhận được từ các nhà quảng cáo – nhà cung ứng sản phẩm/dịch vụ khi khách hàng tiến hành cài đặt ứng dụng của họ.
Công thức tính CPA
Mô hình quảng cáo CPA không chỉ được các nền tảng tiếp thị sử dụng đến mà các doanh nghiệp, công ty hiện nay cũng lựa chọn hình thức này rất nhiều. Công thức tính CPA sẽ có sự khác nhau nhất định trong hoạt động tiếp thị liên kết và chiến dịch quảng cáo của các đơn vị. Trong Affiliate Marketing, việc tính hoa hồng mà các Publishers nhận được ngoài CPI và CPL thì còn CPS rất đa dạng. Nhưng đối với các doanh nghiệp – người bán hàng, việc áp dụng quảng cáo CPA sẽ được áp dụng theo một công thức như sau:
CPA = Tổng ngân sách quảng cáo / số lượng hiển thị quảng cáo x CTR x CR
Trong đó:
• CTR: Là chỉ số được viết tắt từ cụm từ Click-Through-Rate tức là chỉ số nhấp chuột vào quảng cáo.
• CR: Là chỉ số được viết tắt từ cụm từ Conversion Rate tức là tỷ lệ chuyển đổi, nó được tính theo tỷ lệ lượng khách hàng truy cập vào website với số lượng trở thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.
Với công thức đơn giản vậy bạn sẽ tính toán và đánh giá được hiệu quả đối với quảng cáo CPA một cách nhanh chóng. Ngoài ra, căn cứ vào đó bạn sẽ biết được các quảng cáo mà mình xây dựng ra cho mô hình CPA có đang mang đến hiệu quả như mong muốn hay không. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm tối ưu về mặt chi phí cũng như nội dung để mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ưu, nhược điểm của quảng cáo CPA trong marketing
Quảng cáo CPA ngày càng dược nhiều doanh nghiệp, công tư lựa chọn và triển khai một cách rộng rãi. Thậm chí, nhiều đơn vị còn sẵn sàng chi một khoản ngân sách lớn cho hoạt động quảng cáo trực tuyến này. Tuy nhiên, bất kể một điều gì đi chăng nữa, dù sở hữu rất nhiều “điểm cộng” vượt trội nhưng trên một hay một vài khía cạnh nào vẫn sẽ có những hạn chế nhất định. Và quảng cáo CPA trong marketing cũng không phải một trường hợp ngoại lệ.
Vì vậy, khi đánh giá về mô hình quảng cáo này bạn cần phải nhìn nhận trên mọi khía cạnh để tránh đưa ra những nhận định mang tính chủ quan hay phiến diện. Đương nhiên, việc đánh giá ưu – nhược điểm của quảng cáo CPA trong marketing còn giúp bạn xây dựng một chiến dịch tối ưu nhất cho các mục tiêu cuối cùng của mình.
+ Ưu điểm của quảng cáo CPA trong marketing:
• Với các công thức tính toán rõ ràng, chi tiết nên doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểu soát được chi phí, hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo.
• Sau mỗi chiến dịch, bạn dễ dàng báo cáo, thống kê các chỉ số một cách chi tiết và chính xác.
• Khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và tỷ lệ chuyển đổi cao.
• Quảng cáo phụ thuộc vào hành vi thực hiện chuyển đổi cụ thể của khách hàng – nhắm chính xác vào những người có sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
+ Nhược điểm của quảng cáo CPA trong marketing:
• Đòi hỏi các bạn phải thực sự am hiểu về marketing.
• Vì đo lường trên mỗi một hành động của khách hàng nên ngân sách bỏ ra là không nhỏ chút nào.
• Chỉ hiệu quả khi doanh nghiệp có lượng khách hàng tiềm năng lớn, ổn định.
• Để thôi thúc khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi, buộc các nội dung của bạn phải thực sự hấp dẫn và lôi cuốn.
Quảng cáo CPA trong marketing – Có nên triển khai không?
Khác với các phương thức quảng cáo truyền thống, CPA mang đến một sự lựa chọn với đầy ưu điểm vượt trội cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên một vài khía cạnh nó vẫn xuất hiện những hạn chế khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Đây là một hình thức mang đến một bài toán hiệu quả về kinh tế rất rõ ràng. Đương nhiên, không phải lúc nào nó cũng mang đến hiệu quả như mong muốn. Điển hình, nếu như doanh nghiệp mới bước vào giai đoạn đầu thâm nhập thị trường. Sản phẩm chưa được nhiều người biết đến thì việc triển khai CPA sẽ không phát huy được hiệu quả cao.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang có một lượng khách hàng tiềm năng lớn việc quản lý, kiểm soát các chỉ số rất chắc chắn thì đây luôn là một sự lựa chọn tối ưu. Thông qua CPA, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu hơn hành vi, thái độ của khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh, thay đổi các nội dung cũng như thông điệp, sản phẩm của mình. Hơn thế, CPA hiện đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển tương lai của tiếp thị liên kết. Nó được xem là một cơ hội lớn cho các cá nhân, đơn vị làm tiếp thị liên kết khi muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình.
Hơn thế, việc triển khai CPA trong marketing còn giúp các doanh nghiệp xây dựng nên những chiến lược, kế hoạch tiếp thị và nhất là trong việc tạo lập một danh sách khách hàng tiềm năng thực sự chất lượng. So với các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trực tuyến CPA còn mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
• Dễ dàng thiết lập
• Rủi ro thấp
• Tỷ lệ ROI cao
• Mở rộng phạm vi tiếp cận
Các hình thức CPA trong marketing
Là một trong những mô hình quảng cáo trực tuyến hiệu quả, nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời với việc phát triển mạnh mẽ trong hoạt động tiếp thị liên kết. CPA mang đến nhiều sự lựa chọn khác nhau về hình thức triển khai. Một trong những lý do khiến nhiều người lựa chọn quảng cáo CPA cũng đến từ điều này. Theo đó, sẽ có 4 hình thức CPA trong marketing mà bạn thường bắt gặp nhiều nhất.
1. CPL – Cost Per Lead: Như đã đề cập đến ở phần trên, CPL không chỉ là một thuận ngữ phổ biến trong quảng cáo CPL mà còn là một trong những hình thức rất “được lòng” người bán hàng. Trong hình thức này khách hàng tiềm năng sẽ thực hiện các hành vi chuyển đổi như đăng kỳ dùng thử, điền form, cung cấp thông tin,… đơn thuần mà chưa cần phải là thực hiện một hành vi mua sắm cụ thể nào đó.
2. CPI – Cost Per Install: Hình thức này được phát triển dành cho những doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, ứng dụng đặc thù. Bởi Install có nghĩa là cài đặt, phục vụ trực tiếp cho các ứng dụng, nền tảng của các doanh nghiệp. Hiện nay, việc phát triển những “sản phẩm” đang có nhiều cơ hội và tiềm năng lớn.
3. CPS – Cost Per Sale: Hình thức này được hướng thẳng tới mục đích là bán hàng, doanh nghiệp sẽ chỉ phải thanh toán chi phí quảng cáo khi có người đặt mua sản phẩm, dịch vụ và trả tiền thành công mà thôi. Không phân biệt là thanh toán trực tuyến hay ship COD, chỉ khi người bán nhận được tiền từ đơn hàng đã đặt thông qua CPS thì mới được tính.
4. CPO – Cost Per Order: Cũng hướng đến mục đích bán hàng, nhưng CPO khác với CPS ở chỗ chỉ cần có khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng là bạn đã phải chi trả phí quảng cáo. Ngay cả khi sau đó họ hủy đơn thì số tiền cũng đã bị mất đi cho các đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo. Hay như trong tiếp thị liên kết, chỉ cần có người đặt hàng thông qua link bạn cung cấp là bạn đã nhận được hoa hồng.
Bí quyết tối ưu hóa hiệu quả CPA trong marketing
Quảng cáo CPA đang được rất nhiều đơn vị triển khai và gặt hái được nhiều thành công, không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “phủ sóng” thương hiệu, sản phẩm. Mô hình quảng cáo này còn hướng trực tiếp các mục tiêu về chuyển đổi, doanh số. Tuy nhiên, việc triển khai CPA trong marketing muốn “gặt hái” được những kết quả đúng mong đợi thì công sức, nguồn lực của bạn ra cũng phải cân xứng. Thậm chí, dù bỏ ra rất nhiều nguồn lực thì nhiều doanh nghiệp vẫn phải nhận “trái đắng” do không biết cách triển khai tốt nhất cho mình.
Nếu bạn muốn trở thành người chiến thắng trong “trận chiến” này thì đừng bỏ qua những bí quyết siêu hiệu quả của chúng tôi sau đây:
Thúc đẩy tính tò mò và cảm xúc của khách hàng: Để khiến khách hàng thực hiện các hành vi chuyển đổi thì bạn cần phải thúc đẩy thành công tính tò mò và cảm xúc của họ. Bạn nên khéo léo đưa ra vấn đề, xây dựng các mẫu quảng cáo thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.
Đặt sự quan tâm cao vào tỷ lệ chuyển đổi: Phần lớn mọi người chỉ quan tâm vào tỷ lệ nhấp chuột, nhưng trên thực tế tỷ lệ chuyển đổi cũng là yếu tố quan trọng để nói lên sự thành công của một chiến dịch quảng cáp CPA. Ngoài việc, “thuyết phục” khách hàng thực hiện chuyển đổi thông qua nội dung thì doanh nghiệp cần phải chăm chút cho cả cả heading và subheading.
Điều chỉnh thời gian: CPA chỉ phát huy được tính hiệu quả khi bạn triển khai trong một quãng thời gian phù hợp. Nó không phải kiểu “ăn xổi”, mà chỉ cần triển khai sát nút sẽ đạt được các kết quả cao. Ví dụ, bạn chuẩn bị thực hiện một chiến dịch quảng cáo CPA cho hoạt động kỉ niệm thành lập của mình. Tối thiểu bạn phải triển khai nó trước 7 ngày, thậm chí nhiều đơn vị còn là 1 tháng.
Với những thông tin được chia sẻ ở trên, sẽ giúp hiểu rõ về hình thức quảng cáo CPA cũng như CPA là gì trong marketing một cách chi tiết nhất. Đây đều là những kiến thức bổ ích và cần thiết đối với những ai đang làm marketing nói chung và quảng cáo nói riêng. Dù song hành cả mặt ưu và nhược, nhưng CPA vẫn được biết đến là một sự lựa chọn hàng đầu của nhiều đơn vị. Vậy bạn có đánh giá như thế nào về phương pháp này?