Công nghệ mạng 5G lần đầu tiên ra mắt vào năm 2019 tại Trung Quốc, nó đã thể hiện bước đi đầu tiên của một quốc gia chuyển đổi lớn trong lĩnh vực công nghệ di động.
1. Công nghệ mạng 5G là gì ?
5G là viết tắt của 5 Generation,tạm hiểu là Mạng không dây thế hệ thứ 5. Công nghệ chuyển đổi số 5G là bước tiến tiếp theo sau 3G và 4G, mang nhiều tính năng ưu việt hơn so với công nghệ trước đó.
Được mệnh danh là” Kẻ hủy diệt” mạng Wifi trong tương lai, 5G hứa hẹn tốc độ vượt trội, và khả năng phản hồi nhanh chóng của công nghệ không dây.
Không chỉ dừng lại ở tốc độ, 5G còn mở ra kho ứng dụng khổng lồ, giao diện khác biệt, mới mẻ hoàn toàn, là bước tiến dài của cuộc Cách mạng công nghiệp trong tương lai.
2. Vai trò của công nghệ mạng 5G:
5G là một bước tiến nhanh chóng, tiến bộ trong thời đại công nghệ số hiện nay.5G khiến cho cuộc sống, công việc, giải trí, quân sự trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Công nghệ mới này được ứng dụng ở các lĩnh vực mà ở mục dưới đây chúng ta sẽ thảo luận, nhưng một câu hỏi đặt ra là liệu thế hệ thứ 5 này có thể thay thế được Wifi.
Xét về mặt tốc độ và độ trễ thì hai đối thủ này ngang ngửa nhau.
Hiện tại, chuẩn Wi-Fi nhanh nhất là 802.11ax với mức truyền tải khoảng 10 Gbps, nhanh không kém gì so với 5G.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh ổn định và phạm vi sử dụng thì 5G vẫn chưa thể thay thế được Wifi.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận vai trò ngày càng lớn của công nghệ 5G và sẽ thay thế một phần Wifi trong nhiều trường hợp khác nhau.
Ví dụ như các loại phương tiện thường xuyên di chuyển như xe hơi hay ứng dụng hạ tầng trong các thành phố thông minh sẽ tận dụng được ưu thế của kết nối độ trễ thấp từ 5G.
3. Xu hướng sử dụng mạng 5G tại Việt Nam:
Trong thời đại công nghệ đang phát triển từng ngày thì việc sử dụng 5G là điều tất yếu.
Vào năm 2019, công nghệ mạng 5G đã được triển khai tại Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc,Úc và một số quốc gia khác tại Châu Âu. Nhật Bản cũng như các quốc gia khác dự định phủ sóng vào
những năm tiếp theo.
Năm 2020, Việt Nam cũng đã thử nghiệm mạng 5G ở các thành phố lớn như TP HCM, TP Hà Nội, ghi nhận tốc độ đường truyền tương đương với các gói cáp quang internet hiện nay.
Ba nhà mạng lớn của Việt Nam gồm có Viettel, MobiFone, và VNPT đã chính thức công bố thử nghiệm thành công và sẵn sàng phục vụ trong thời gian tới.
4. Điểm khác biệt giữa công nghệ 5G và công nghệ 4G:
STT | 4G | 5G |
ĐỊNH NGHĨA | 4G là viết tắt của công nghệ thế hệ thứ 4 (4th Generation). | 5G là viết tắt của công nghệ thế hệ thứ 5 (5th Generation). |
TỐC ĐỘ UPLOAD | Tốc độ upload tối đa của công nghệ 4G là 500Mbps. 4G có lợi thế về tốc độ cao, tính di động toàn cầu. | Trong khi tốc độ upload tối đa của công nghệ 5G là 1,25Gbps. 5G có ưu điểm là tốc độ cực cao, độ trễ thấp. |
TỐC ĐỘ DOWNLOAD | Tốc độ tải xuống tối đa của công nghệ 4G là 1Gbps. | Trong khi tốc độ tải xuống tối đa của công nghệ 5G là 10Gbps. |
ĐỘ TRỄ | Độ trễ của công nghệ 4G là khoảng 50ms. 4G chậm và kém hiệu quả hơn so với 5G. | Trong khi độ trễ của công nghệ 5G là khoảng 1ms. 5G nhanh và hiệu quả hơn 4G |
CUNG CẤP | 4G cung cấp CDMA. | Trong khi 5G cung cấp OFDM, BDMA. |
KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT CÁC THIẾT BỊ | 4G không thể phân biệt giữa thiết bị cố định và thiết bị di động. | Trong khi 5G có khả năng phân biệt giữa thiết bị cố định và thiết bị di động. Nó sử dụng các kỹ thuật Cognitive Radio để xác định từng thiết bị và đưa ra kênh phân phối phù hợp nhất. |
KẾT NỐI THIẾT BỊ | 4G có thể được sử dụng cho các ứng dụng tốc độ cao, TV di động, thiết bị đeo thông minh. | Mặc dù 5G có thể được sử dụng để phát video độ phân giải cao, điều khiển từ xa phương tiện, robot và các quy trình y tế. |
5. Những ứng dụng tuyệt vời của công nghệ 5G mang lại:
5.1 Game và thực tế ảo:
Mạng 5G sẽ giúp chơi game, lướt web mượt mà do tốc độ tăng lên tối đa, độ trễ giảm xuống tối thiểu, những rào cản về tốc độ đường truyền sẽ không còn nữa.
Không chỉ game, mà điều đáng nói ở đây là thực tế ảo, giờ đây bạn không cần phải ra những trung tâm giải trí mới có thể được trải nghiệm thực tế ảo, mà bạn có thể trải nghiệm online trực tuyến ngay tại nhà mình.
5.2 Xe tự lái:
Ứng dụng 5G không chỉ giúp điều khiển các camera và cảm biến, mà còn giúp các xe giao tiếp với nhau và giúp giao tiếp với hệ thống cơ sở để giải quyết tất cả tình huống có thể xảy ra.
5.3 Chăm sóc y tế trực tuyến:
Giờ đây các bác sĩ không cần trực tiếp phẫu thuật, mà nhờ vào công nghệ 5G, các bác sĩ có thể điều khiển cánh tay robot cho những thao tác chuẩn xác khi ở cách xa hàng ngàn cây số.
5.4 Hội nghị trực tuyến:
Trước đây, nếu đường truyền không ổn định, không ở vùng phủ sóng và kết nối tốc độ cao thì việc họp trực tuyến gặp rất nhiều khó khăn, gián đoạn.
Nhờ vào công nghệ 5.0 và thực tế ảo giúp mọi người kết nối với nhau giống như có mặt trực tiếp và hình ảnh sống động, rõ ràng.