Đầu tư, kinh doanh là quá trình phải cạnh tranh liên tục, nỗ lực tạo dựng vị thế và dành được thị phần cho mình. Ngay cả khi bạn đã chiến thắng tất cả các đối thủ tại thời điểm hiện tại, nhưng nếu “ngủ quên” đôi chút thôi thì có thể bị “vượt mặt” bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm luôn là một trong những hoạt động rất cần thiết để các đơn vị có thể phát triển bền vững. Bởi sản phẩm được biết đến là yếu tố chủ chốt trong kinh doanh, muốn nâng cao sức bán, tăng doanh thu thì sản phẩm của bạn phải đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Vì vậy, lúc này cần phải có chiến lược phát triển sản phẩm thực sự hiệu quả, sáng suốt để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.
Chiến lược phát triển sản phẩm là gì?
Đến với chủ đề của bài viết ngày hôm nay, trước hết chúng ta cần phải làm sáng tỏ khái niệm liên quan trực tiếp với câu hỏi ắt hẳn đang được rất nhiều bạn quan tâm lúc này là “Chiến lược phát triển sản phẩm là gì?”. Theo đó, nếu tách riêng ra thì phát triển sản phẩm chính là hoạt động đổi mới sản phẩm hiện tại hoặc sản phẩm mới bắt đầu từ lý thuyết cho đến thành phẩm cụ thể. Từ đó cung cấp ra thị trường cho khách hàng của mình những sự lựa chọn tốt hơn lúc trước. Quy trình này sẽ bao gồm các hoạt động khác nhau nhằm đảm bảo cho các mục tiêu đã được đề ra. Bất kỳ một sản phẩm mới nào cho đến khi chính thức tung ra thị trường sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau.
Trong khi đó, để có thể thành công và hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh thì luôn cần phải có một chiến lược cụ thể. Kinh doanh mà không có chiến lược thì cũng giống như một con tàu đi giữa đại dương mênh mông không biết phương hướng của mình như thế nào. Như vậy, từ đó bạn có thể hiểu đơn giản rằng chiến lược phát triển sản phẩm chính là sự tổng hợp của các biện pháp, phương thức, phát huy tối đa các nguồn lực nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách thay đổi sản phẩm, dịch vụ hiện tại hoặc “trình làng” mẫu mới hoàn toàn.
Ngoài ra, chiến lược phát triển sản phẩm còn được coi là một bản kế hoạch tổng thể giúp thúc đẩy việc bán hàng của doanh nghiệp với các mục tiêu cao hơn về mức độ tiêu thụ, doanh thu theo các tiêu chí được đặt ra cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất, đáp ứng được tối ưu nhất nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng phát triển lâu dài, tạo dựng được các ưu thế cạnh tranh rất nổi bật cho mình.
Đặc trưng của chiến lược phát triển sản phẩm
Nhắc đến chiến lược phát triển sản phẩm có lẽ rất nhiều người cho đến hiện nay vẫn cho rằng nó được phát triển cho các sản phẩm mới hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế thì có rất nhiều đơn vị phát triển sản phẩm với việc “nâng cấp” các mẫu mã hiện tại của mình để trở thành những phiên bản tốt hơn. Vì vậy, bạn cũng cần phải phân biệt được điều này một cách rõ ràng nếu không sẽ rất dễ hiểu sai ý nghĩa, vai trò của chiến lược này. Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn thì bạn cần phải nắm chắc những đặc trưng của chiến lược phát triển sản phẩm.
Đây chính là yếu tố giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về một trong những chiến lược có vai trò vô cùng quan trọng kinh doanh về mặt lâu dài của mọi đơn vị. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dựa trên những đặc trưng này để đánh giá xem đã đến lúc mình nên triển khai hay chưa. Bởi không phải lúc nào việc triển khai chiến lược phát triển sản phẩm cũng thực sự phát huy được hết tất cả các mục tiêu như mong muốn.
Thứ nhất: Chiến lược phát triển sản phẩm sẽ tiêu tốn một khoản không hề nhỏ chút nào của bạn. Nhất là khi nó sẽ bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như nghiên cứu thị trường, khảo sát, thử nghiệm, dùng thử,…
Thứ hai: Quy mô áp dụng chiến lược phát triển sản phẩm sẽ phụ thuộc vào từng kế hoạch cũng như mục tiêu cụ thể của các doanh nghiệp. Theo đó, bạn có thể áp dụng cho một hay một vài sản phẩm nổi bật hoặc cũng có thể là cho tất cả các danh mục sản phẩm. Tất nhiên, điều này sẽ quyết định trực tiếp đến các vấn đề về nguồn lực cần sử dụng và khả năng “cân” được theo thực tế của doanh nghiệp bạn.
Chiến lược phát triển sản phẩm có quan trọng không?
Có thể bạn chưa biết thì chiến lược phát triển sản phẩm nằm trong nhóm chiến lược quan trọng mà các doanh nghiệp cần tiết hành để có thể tồn tại, phát triển một cách bền vững. Thậm chí nó còn được ví nhưng “kim chỉ nam” để các chúng ta có thể tập trung xây dựng nên những chiến lược chứng năng khác một cách hiệu quả nhất. Bởi nếu xét theo mô hình marketing 4P thì sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu với vị trí trung tâm. Mọi điều đều được xây dựng khi chiến lược sản phẩm được hoàn thiện và đây chính là căn cứ để có thể đưa ra chiến lược giá, phân phối và xúc tiến chiêu thị sao cho phù hợp nhất.
Một chiến lược phát triển sản phẩm được xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng sẽ mang đến cho bạn một bức tranh toàn diện về quy trình phát triển sản phẩm sao cho hiệu quả nhất. Từ đó bạn sẽ định hình được những hoạt động, bước đi trong từng giai đoạn của mình như thế nào. Cùng với đó, nó còn giúp bạn bắt kịp được những thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn hiện tại. Thay vì việc, giữ nguyên một mẫu sản phẩm đang cung cấp ra thị trường nhưng có thể bị các đối thủ “vượt mặt” bất kỳ lúc nào hoặc có thể trở nên “lạc hậu” khi không còn là một sự lựa chọn tốt nhất.
Ngược lại, nếu chiến lược phát triển sản phẩm của bạn không được xây dựng một cách kỹ lưỡng, đảm bảo về tính logic hay tính khả năng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh. Hơn thế, theo thời gian nhu cầu của khách hàng sẽ có sự thay đổi nhất định. Với đời sống ngày càng được cải thiện, bản thân mỗi người đến muốn mình được sử dụng, sở hữu những sản phẩm cũng như trải nghiệm những dịch vụ tốt hơn so với trước kia. Lúc này vai trò của chiến lược phát triển sản phẩm càng được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, có 5 lý do để bạn cần phải phát triển chiến lược này là.
1. Nhu cầu thị trường thay đổi
2. Biến động thị trường
3. Xây dựng ưu thế cạnh tranh
4. Không có một sản pẩm nào được coi là hoàn hảo vĩnh viễn
5. Tăng doanh thu
Lúc nào nên sử dụng chiến lược phát triển sản phẩm?
Chiến lược phát triển sản phẩm là điều cần thiết, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng nên triển khai. Tất cả đều cần phải “Thiên thời địa lợi nhân hòa”, nếu triển khai đúng lúc thì hiệu quả đạt được hoàn toàn có thể trở thành những ưu thế cạnh tranh vượt trội để giành vị thế cho mình trong ngành kinh doanh. Ngoài ra, chiến lược phát triển sản phẩm bao giờ cũng sẽ cần một khoản ngân sách lớn và các nguồn lực đi kèm theo. Vì vậy, chỉ căn cứ vào những điều này thôi các bạn cũng có thể thấy được rằng không phải lúc cũng có thể áp dụng được ngay chiến lược này.
Căn cứ vào kinh nghiêm thực tế, các chuyên gia kinh doanh đã chỉ ra cho chúng ta rất rõ 5 trường hợp mà doanh nghiệp nên sử dụng ngay đến chiến lược phát triển sản phẩm.
1. Khi sản phẩm, dịch vụ hiện tại của bạn đã rất thành công ở thị trường được nhắm đến nhưng đồng thời cũng đã bắt đàu bước vào giai đoạn bão hòa với đầy đủ các đặc điểm nhận biết.
2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong ngành có tốc độ cạnh tranh cao, nhiều biến động, có sự đổi mới liên tục và nhất là về công nghệ.
3. Khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp đã phát triển sản phẩm tương tự với chất lượng tốt hơn, chính sách giá cạnh tranh hơn.
4. Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao.
5. Doanh nghiệp có thể mạnh vượt trội trong hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như thị trường.
Các chiến lược phát triển sản phẩm phổ biến
Trong hoạt động phát triển sản phẩm bạn có thể áp dụng rất nhiều chiến lược khác nhau. Điều này cho phép chúng ta tối ưu được các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo về các mục tiêu đạt được. Sau đây là 4 chiến lược phát triển sản phẩm phổ biến nhất đã và đang được nhiều đơn vị áp dụng.
Chiến lược tiếp cận định hướng thị trường
Chiến lược tiếp cận định hướng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định “trúng đính” nhất nhu cầu của khách hàng trong thị trường mục tiêu, thị phần được hướng đến. Nhờ đó mà bạn sẽ đưa ra được các kế hoạch, hoạt động nhắm chuẩn mục tiêu hơn thay vì là kiểu chung chung, “phủ” không phân biệt khiến tiêu tốn chi phí, nhân lực nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những bí quyết dưới đây nâng cao hiệu quả đối với kiểu chiến lược phát triển sản phẩm này.
• Tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có.
• Hợp tác với các đơn vị có nguồn lực mạnh hoặc mua lại chiến lược định hướng thị trường.
• Nghiên cứu, phân tích sản phẩm của đối thủ.
• Tạo ra những công nghệ, kỹ thuật dẫn đầu.
• “Cải tiến” chất lượng dịch vụ sau bán.
• Kích thích nhu cầu mua sắm bằng các chiến dịch khuyến mãi, tặng quà,…
Chiến lược triển khai chức năng chất lượng
Bạn có thể thấy đây là kiểu chiến lược phát triển sản phẩm thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng ở thị trường Nhật Bản rất phổ biến. Chiến lược triển khai chức năng chất lượng được ra đời vào năm 1966 với nhiệm vụ chuyển đổi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho nhu cầu đó. Nếu bạn áp dụng chiến lược này cần phải trải qua 4 giai đoạn như sau:
• Giai đoạn 1 – Ma trận hoạch định
• Giai đoạn 2 – Ma trận thiết kế
• Giai đoạn 3 – Ma trận điều hành
• Giai đoạn 4 – Ma trận kiểm soát
Chiến lược Fuzzy front-end (FFE)
Chiến lược Fuzzy front-end sẽ đưa bạn đi theo một quy trình cụ thể, khởi đầu từ việc tìm kiếm sản phẩm mới, phiên bản mới hoàn hảo cho sản phẩm hiện tại từ ý tưởng cho đến việc hình thành một bản “phác thảo” cụ thể. Rồi từ đó sẽ đi tiếp đến việc hình thành nên những tiêu chí, yêu cầu để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất. Trong đó bao gồm 5 yếu tố quan trọng.
• Nhận dạng cơ hội
• Phân tích cơ hội
• Ý tưởng
• Lựa chọn ý tưởng
• Phát triển ý tưởng và công nghệ
Chiến lược User – centered design (UCD)
Đây chính là chiến lược lấy người sử dụng – khách hàng làm trung tâm phát triển, đưa ra các yêu cầu, đặc trưng về việc thiết kế sản phẩm mới. Tất nhiên, để có thể sử dụng được chiến lược phát triển sản phẩm này thị bạn phải thực sự thấu hiêu khách hàng của mình. Một sản phẩm mới hay phiên bản mới được đưa ra không chỉ đáp ứng được nhu cầu hay chất lượng mà còn phải đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ. Ngoài ra bạn còn phải tuân thủ nhưng nguyên tắc dưới đây:
• Thấu hiểu thực sự về khách hàng
• Cần lấy ý kiến của khách hàng trong quá trình thiết kế
• Thiết kế phải phù hợp với định hướng của doanh nghiệp
• Thiết kế giải quyết được vấn đề của khách hàng
• Người phụ trách thiết kế cần có kỹ năng chuyên nghiệp và có thêm tư duy đa ngành càng tốt
Cách lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp
Ngoài 4 kiểu trên đây thì thực tế còn có rất nhiều chiến lược phát triển sản phẩm khác nhau mà bạn có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình. Nhưng chắc chắn ai ai cũng muốn mặt hiệu quả được phát huy một cách tối đa nhất. Tuy nhiên, mỗi một kiểu sẽ mang đến những kết quả khác nhau, với sự chênh lệch không nhỏ. Hơn thế, không phải kiểu chiến nào cũng sẽ phù hợp với quy mô và định hướng kinh doanh của bạn. Vậy làm sao để có thể lựa chọn được chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp nhất?
Để có thể lựa chọn được chiến lược phát triển sản phẩm bạn cần phải đánh giá dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Hay nói đúng hơn là trước hết phải hiểu chính mình với 4 vấn đề như sau:
• Quy mô thị trường của doanh nghiệp
• Cơ hội tăng trường của doanh nghiệp
• Sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
• Vị thế của doanh nghiệp trong hệ thống phân phối, ngành hoạt động
Căn cứ vào 4 vấn đề này bạn sẽ xác định được đâu là chiến lược phát triển thị trường cho mình trong các trường hợp cụ thể.
Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả, tỷ lệ thành công cao sẽ tạo nên một điều kiện cạnh tranh rất tốt đối với mọi đơn vị. Trong thị trường có tỷ lệ gia tăng cao, thay đổi nhanh chóng cùng với sự “góp sức” của các nền tảng kỹ thuật, công nghệ thì việc chúng ta phát triển sản phẩm mới, phiên bản mới tốt hơn với các chính sách hấp dẫn luôn là điều cần thiết. Bởi một sản phẩm dù tốt đến mấy thì đến một thời điểm nào đó cũng không tránh khỏi được sự thay thế.