Marketing mix là một trong những chiến lược “kinh điển” được rất nhiều doanh nghiệp, công ty áp dụng với việc tối ưu các mục tiêu tiếp thị của mình. Theo thời gian, từ những mô hình cơ bản nhất, marketing mix đã được phát triển với nhiều mô hình khác nhau. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, điều này giúp các đội nhóm, đơn vị có thể khai thác thị trường một cách toàn diện nhất.
Tuy nhiên, lý thuyết là một chuyện nhưng để có thể xây dựng được một chiến lược marketing mix thực sự hiệu quả lại là điều không dễ dàng chút nào. Trong khi đó, mảng marketing hiện nay cũng dần trở thành một “chiến trường” giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau.
Chiến lược marketing mix là gì?
Marketing mix là gì? Chiến lược marketing mix là gì? dù được nhắc đến với tần suất cao, nhưng đây vẫn là những câu hỏi mà chúng tôi vẫn thường nhận được rất nhiều từ các bạn đọc. Marketing mix hay còn được gọi là marketing hỗn hợp và tiếp thị hỗn hợp được sử dụng đề cập đến các thành phần hoặc yếu tố có mặt trong bản kế hoạch tiếp thị, quảng bán sản phẩm, thương hiệu của các đơn vị. Nói cách khác thì chiến lược marketing mix chính là một bản kế hoạch toàn diện được xây dựng từ các yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Để xây dựng chiến lược marketing muốn đạt được hiệu quả cao cần phải được kết hợp từ nhiều yếu tố, công cụ khác nhau. Nếu bạn chỉ dừng lại ở việc truyền tài thông điệp thì rất khó để tiếp cận khách hàng, thuyết phục họ mua hàng cũng như tạo độ nhận diện thương hiệu của mình trên thị trường. Việc áp dụng chiến lược marketing mix sẽ giúp cho các Marketers biết mình cần phải tập trung nhiều vào những yếu tố nào để đạt được các mục tiêu như mong muốn.
Mỗi một yếu tố trong marketing, nhìn bề ngoài bạn sẽ nghĩa rằng chúng hoàn toàn có thể phát triển độc lập. Nhưng thực chất giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên những ảnh hưởng qua lại mà bạn cần phải kiểm soát thật tốt. Bởi một yếu tố không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả và cuối cùng là mục tiêu của bạn. Vì vậy, marketing mix được ra đời chính là một sự đảm bảo về mặt hiệu quả của các chiến lược tiếp thị khi tập hợp đầy đủ các yếu tố quan trọng và xây dựng chúng một cách chặt chẽ nhất.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của marketing mix
Ắt hẳn nhiều bạn cho rằng, mô hình marketing mix chỉ mới vừa được ra đời trong những năm gần đây. Nhưng thực tế thì khái niệm này đã được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 và “cha đẻ” của nó chính là ông Neil Border, lúc bất giờ đang nắm giữ vị trí Chủ tịch Hiệp hội Marketing Mỹ. Ông đã đưa khái niệm này của mình vào bài báo “The Concept of Marketing Mix” và những năm sau đó nó dần trở nên phổ biến hơn hết. Neil Border chính là người đã đặt nền móng cho sự phát triển của marketing mix, dù ban đầu nó vẫn chưa được xây dựng với những yếu tố, sự phân định rõ ràng.
Sau này, vào năm 1960 E. Jerome McCarthy – một Marketer vô cùng nổi tiếng đã đề nghị phân chia mô hình này thành 4P. Mô hình marketing 4P đã được chúng tôi giải thích rất rõ trong bài trước và bạn cũng có thể thấy rằng thuật ngữ này cho đến nay vẫn được sử dụng rất rộng rãi. Dù được xếp vào hàng mô hình marketing mix truyền thống nhất, căn bản nhất nhưng cách phân chia 4P này dến nay chưa bao giờ bị coi là lạc hậu cả. Theo cách phân chia của E. Jerome McCarthy thì 4 yếu tố trong mô hình marketing mix này được thiết kế theo vòng tròn. Không có gì hơn, không có gì kém tức là chúng đều quan trọng như nhau.
Cho đến nay, marketing mix ngày càng được mở rộng với nhiều mô hình khác nhau. Điều này phản ánh rất rõ sự thay đổi về mặt nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Buộc các doanh nghiệp, công ty và nhất là đội ngũ làm marketing cần phải có những sự thay đổi cần thiết. Nếu không rất khó để nắm bắt nhu cầu của thị trường, tâm lý của khách hàng. Làm marketing nếu những điều này không xác định chính xác thì bạn rất khó để đưa ra các quyết định chính xác.
Ý nghĩa của marketing mix
Với nhiều người marketing mix đơn giản chỉ là một mô hình để chúng ta xác định các yếu tố, công cụ cần thiết để triển khai các chiến lược tiếp thị sao cho hiệu quả. Nhưng ẩn đằng sau những thành phần cầu tạo, những giá trị được tạo dựng thì marketing mix còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa quan trọng trên từng khía cạnh. Theo đó, ý nghĩa của marketing mix cùng lúc được thể hiện đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người tiêu dùng cho đến xã hội.
+ Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Có thể hiểu một cách bao quát nhất thì hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều có sức xuất hiện của marketing hay nói đúng hơn nó chính là marketing. Từ một ý tưởng sản phẩm, sản xuất cho đến khi “trình làng”. Vì vậy, marketing mix chính là biểu thị cho mối quan hệ chặt chẽ, sự phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, đồng thời tạo nên một sự gắn kết giữa các khâu vận hành.
+ Đối với người tiêu dùng: Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển khi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với marketing mix sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại và là cả tương lai. Thậm chí nó có thể mang đến những lợi ích, giá trị vượt ngoài kỳ vọng thực tế của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, marketing mix còn tạo ra một cầu nối thông tin hai chiều, giúp người tiêu dùng có thể phản ánh được những nhu cầu, đánh giá của mình đến người bán.
+ Đối với xã hội: Ngày nay với sự phát triển của các mô hình marketing mix không chỉ tác động tới các hoạt động kinh doanh, buôn bán mà còn là cả xã hội. Bởi khi xem xét các mục tiêu về kinh doanh các doanh nghiệp còn có các hoạt động hướng đến cộng đồng xã hội. Nhất là trong xu hướng kinh tế hóa toàn cầu hiện nay, marketing ngày càng trở nên quan trọng. Nó giúp người tiêu dùng có thể tìm kiếm, tiếp cận các mặt hàng theo nhu cầu một cách nhanh chóng, giúp thúc đẩy các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các đơn vị. Từ đó hình thành nên các chuỗi cung ứng đảm bảo cho xã hội.
Lợi ích của marketing mix đối với doanh nghiệp
Dù có rất nhiều chiến lược, mô hình khác nhau nhưng chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng marketing mix vẫn là sự lựa chọn được đông đảo các đơn vị “ưu đãi” nhất. Thậm chí là có cả những “ông lớn” với sức ảnh hưởng toàn cầu như Coca Cola hay Pepsi. Hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực đều có thể áp dụng chiến lược này một cách dễ dàng, ngay cả các ngành dịch vụ. Bạn có thể thấy việc xây dựng chiếc lược marketing mix cho khách hàng sạn hay chiến lược marketing mix của nhà hàng dù là dịch vụ nhưng lại được phát triển rất mạnh trong những năm gần đây.
Vậy vì sao chiến lược marketing mix lại được các doanh nghiệp, công ty đánh giá cao và áp dụng rộng rãi như thế? Điều này được giải thích hoàn toàn bằng những lợi ích mà chúng mang đến như sau:
• Cung cấp khả năng thích ứng với những sự thay đổi của thị trường và những tác động từ môi trường xung quanh.
• Giúp doanh nghiệp biết được mình cần phải cung cấp đúng gì cho thị trường, kỳ vọng của khách hàng.
• Cung cấp nguồn dữ liệu để phân bổ các nguồn tài nguyên, nguồn lực sao cho thực sự hiệu quả, tránh sự lãng phí để mang đến sự thành công cho chiến lược marketing tổng thể.
• Marketing mix sẽ mang đến sự chuyên môn hóa trong việc phân bổ data, đảm bảo tính thuận tiện và chủ động trong các công việc.
• Mang đến những cơ hội xúc tiến thương mại để từ đó hình thành những ưu thế, sự khác biệt cho doanh nghiệp.
Các mô hình marketing mix phổ biến
Khi nhắc đến mô hình marketing mix số đông mọi người sẽ nghĩa ngay đến mô hình marketing 4P. Đây chính là mô hình sơ khai, cơ bản nhất của marketing mix được tạo thành từ 4 yếu tố Product (Sản phẩm) – Price (Giá cả) – Place (Phân phối) – Promotion (Xúc tiến thương mại). Cho đến nay mọi người chủ yếu vẫn sử dụng mô hình này rất nhiều. Đối với những đơn vị lần đầu tiên triển khai marketing mix thì đây chính là sự lựa chọn hàng đầu. Nó đơn giản, dễ hiểu mà đảm bảo đầy đủ các yếu tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, hiện nay marketing mix còn được phát triển thành các mô hình khác nhau. Có rất nhiều yếu tố khác được thêm vào mô hình căn bản và bạn có thể dễ dàng lấy ví dụ về marketing mix đối với từng mô hình một. Ngoài ra, còn có các mô hình marketing mix hiện đại được phát triển từ các yếu tố mới nhưng vẫn mang tính kế thừa và sửa đổi để xây dựng nên một chiến lược hoàn chỉnh. Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến bạn các mô hình marketing mix có độ phổ biến cao nhất.
• Marketing mix 4P
• Marketing mix 5P
• Marketing mix 7P
• Marketing mix 3P
• Marketing mix 4E
• Marketing mix 4Ps
• Marketing mix 6Ps
Cách xây dựng chiến lược marketing mix cho bán hàng
Bán hàng là hoạt động quan trọng tạo ra doanh thu trực tiếp cho các đơn vị, thế nhưng điều này ngày càng trở nên khó khăn khi thị trường cạnh tranh nhau từng chút một. Cùng với đó việc thu hút khách hàng mới không chỉ “khó nhằn” hơn mà còn “ngốn” của doanh nghiệp một khoản ngân sách không nhỏ chút nào. Vì vậy, sự “đầu tư” vào các hoạt động marketing là điều rất cần thiết lúc này. Marketing chính là những “cú hích” giúp kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, thu hút được sự quan tâm của họ và đồng thời thuyết phục họ.
Vai trò của marketing ngày càng được khẳng định dù không tạo ra doanh thu trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Vậy làm sao để xây dựng chiến lược marketing mix cho bán hàng hiệu quả nhất?
• Bước 1 - Xác định rõ ràng về mục tiêu và mục đích của chiến lược
• Bước 2 - Thiết lập ngân sách cho chiến lược tổng thể
• Bước 3 - Xác định USP của sản phẩm
• Bước 4 - Xác định thị trường mục tiêu được hướng đến
• Bước 5 - Xác định các mặt ưu, nhược điểm của sản phẩm
• Bước 6 - Thu thập ý kiến, đánh giá của khách hàng
• Bước 7 - Lựa chọn và xác định các kênh phân phối cho sản phẩm
• Bước 8 - Xây dựng chiến lược định giá sản phẩm
• Bước 9 - Lựa chọn phương thức, công cụ truyền thông, quảng cáo
• Bước 10 - Triển khai, theo dõi và đo lường hiệu quả chiến lược
Những điều cần lưu ý khi phát triển marketing mix
Không phủ nhận rằng, chiến lược marketing mix mang đến một bản kế hoạch – một giải pháp đầy lý tưởng cho các doanh nghiệp. Nó giúp bạn có thể tạo nên những giá trị tích cực, lớn lao để góp phần thúc đẩy doanh thu, tạo thị phần riêng cho mình. Tuy nhiên, marketing mix đồng thời cũng được xây dựng từ nhiều yếu tố khác nhau, hình thành một quy trình vận hành thông suốt cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi triển khai nó sẽ liên quan đến rất nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.
Nên sẽ có một số những điều mà bạn cần phải lưu ý đến nếu muốn phát triển và khai thác một cách hiệu quả nhất đối với mô hình marketing mix. Bởi không phải chỉ cần “dập khuôn” là chiến lược marketing mix của bạn sẽ luôn thành công. Tùy thuộc vào mô hình hoạt động, lợi thế kinh doanh mà các doanh nghiệp cần phải có những sự điều chỉnh cần thiết.
• Xác định sản phẩm một cách chi tiết, đặc biệt là các USP ở sản phẩm của mình. Xác định rõ ràng đâu sẽ là nơi mà sản phẩm mình xuất hiện, mô tả những địa điểm này.
• Mô tả đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến trong tổng thể chiến lược của mình. Từ đó xác định chân dung và hình thành nên những trải nghiệm khách hàng sao cho tối ưu nhất.
• Dành thời gian tham gia vào các nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm cũng như thu thập phản hồi và đánh giá của người tiêu dùng.
• Lựa chọn chiến thuật, công cụ truyền thông và quảng cáo phù hợp đối với từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
• Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả, thích hợp đối với cả sản phẩm và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài học từ các chiến lược marketing mix thành công
Chiến lược marketing mix được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và đã thu được rất nhiều “trái ngọt” cho mô hình kinh doanh của mình. Nếu thông thường bạn chỉ tìm hiểu lý thuyết sẽ rất khó để thấy được tại sao trong mô hình này lại đề cập đến những yếu tố đó, tạo sao lại cần phải lưu ý đến những điều trên,… Vì vậy, việc tham khảo và học hỏi từ những chiến lược marketing mix thành công của các doanh nghiệp trước đó sẽ mang đến những thông tin hữu ích hơn rất nhiều.
+ Chiến lược marketing mix của Vinamilk: Áp dụng mô hình marketing mix 4P chặt chẽ với chiến lược cụ thể cho từng P. Trong chiến lược marketing mix của mình và đặc biệt đối với chiến lược toàn cầu, Vinamilk luôn tuân thủ nguyên tác “chậm mà chắc”. Không dồn dập vào các hoạt động “đánh nhanh thắng nhanh” mà dần khẳng định vị thế của mình thông qua từng bước. Đặc biệt, Vinamilk không ngừng khai thác tối đa thị phần nội địa với việc mở rộng các kênh phân phối.
+ Chiến lược marketing mix của Biti’s: Để khai thác triệt để thị trường nội địa, chiến lược markeing mix của Biti’s được xây dựng từ việc phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu cho đến chiến lược định vị thương hiệu rất chi tiết. Sau đó họ sẽ đưa ra từng giải pháp một đối với các chiến lược chức năng đối với từng yếu tố quan trọng trong mô hình marketing mix được lựa chọn.
+ Chiến lược marketing mix của Coca Cola: Là một thương hiệu toàn cầu, với mức độ ảnh hưởng không hề nhỏ. Mô hình marketing mix được Coca Cola ưa chuộng chính là 4P. Các giải pháp mà thương hiệu này đưa ra vô cùng đơn giản nhưng lại đạt được hiệu ứng cao. Nó tập trung ở những vấn đề như sau: Tính nhất quán – Chú trọng xây dựng thương hiệu – Định vị thương hiệu – Xây dựng mô hình nhượng quyền thương hiệu – Cá nhân và xã hội hóa.
+ Chiến lược marketing mix của Baemin: Một “tân binh” của thị trường Việt, thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn Baemin đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người và dành được chỗ đứng nhất định cho mình. Để có thể đạt được điều đó thì một “mảnh ghép” đến từ chính chiến lược marketing mix của đơn vị này. Thâm nhập thị trường theo kiểu “Chia để trị”, đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, đánh đúng insight, tận dụng KOL và tạo tranh luận,… đây chính là những bài học mà bạn có thể rút ra được từ chiến lược marketing hỗ hợp của Baemin.
Mong rằng, với những chia sẻ về chiến lược marketing mix được chúng tôi đề cập đến trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay đã mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Đây là mô hình đang được rất nhiều đơn vị áp dụng vào thực tế hoạt động kinh doanh cũng như các chiến lược marketing tổng thể của mình. Để đạt được những điều này tất nhiên sẽ là sự nỗ lực của biết bao người, nhưng điều quan trọng đầu tiên chính là việc nắm bắt và hiểu về những kiến thức quan trọng này.