Suốt nhiều năm nỗ lực xây dựng và phát triển, Vinamilk đã trở thành một “thương hiệu quốc dân” khi được người người, nhà nhà biết đến. Không chỉ riêng tại thị trường nội địa, Vinamilk ngày càng mở rộng hơn ra thị trường quốc tế với rất nhiều sản phẩm của mình.
Để có được sự thành công đó chắc chắn là đóng góp của rất nhiều thành viên và tất nhiên cũng phải có sự “góp mặt” của những chiến lược kinh doanh đầy hiệu quả. Bài chia sẻ về chiếc lược kinh doanh của Vinamilk ngày hôm nay sẽ giúp hiểu hơn về thương hiệu này, đồng thời qua đó đúc kết được những bài học “đắt giá” cho mình.
1/ Khái quát về công ty sữa Vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu lâu năm ở nước ta chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị liên quan. Được thành lập từ 1976 với tên đầy đủ là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vietnam Dairy Products Joint Stock Company. Trải qua hơn 40 năm không ngừng phát triển, cho đến nay đây chính là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực hoạt động với việc nắm giữ 35% thị phần trên thị trường. Căn cứ vào thống kê của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Vinamilk đã chính thức ghi tên mình vào danh sách các công ty lớn tại Việt Nam ở vào năm 2007.
Với mạng lưới phân phối bao phủ rộng khắp 63 tỉnh thành của hơn 22.000 điểm bán hàng, đã giúp các sản phẩm của Vinamilk được đông đảo mọi người biết đến. Hầu hết các sản phẩm của Vinamilk đã trở thành những hình ảnh rất quan thuộc đối với thị trường Việt. Không dừng tại đó, với tham vọng mở rộng ra thị trường thế giới Vinamilk đã xuất khẩu các sản phẩm của mình đến 43 quốc gia như Pháp, Canada, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Ba Lan,… Cho đến nay, Vinamilk đã mở rộng quy mô phát triển của mình với 14 nhà máy sản xuất, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 2 xí nghiệp kho vận, đặc biệt là có cả nhà máy sữa hạt tại Campuchia và văn phòng đại diện tại Thái Lan.
Trong suốt hơn 40 năm, với rất nhiều sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Nhưng Vinamilk vẫn luôn giữ được vị thế của mình trong ngành sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa. Cũng có thể nói rằng, đây cũng chính là niềm tự hào của thị trường Việt khi Vinamlik cũng chính thức trở thành cái tên đầu tiên được Forbes Asia đánh giá và bình chọn xếp hạng. Năm 2016, Vinamilk đã được xếp hạng là một trong những công ty tỷ đô của Việt Nam, ở thời điểm này giá trị thương hiệu của hãng đã đạt 1,5 tỷ USD. Gần như không có một đối thủ nào có thể đánh bại được Vinamilk ở thị trường Việt. Bước vào năm 2020 – chuỗi ngày tháng ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng, Công ty Vinamilk vẫn được định giá tăng thêm với mức 200USD và chính thức đạt mốc hơn 2,4 tỷ USD.
Xem thêm: Các chiến lược kinh doanh hay, nổi tiếng tại thị trường Việt
2/ Các lợi thế cạnh tranh trên thị trường của Vinamilk
Vinamilk chính là doanh nghiệp đang nắm giữ vị trí cao nhất trong lĩnh vực hoạt động của mình, dù trong hơn 40 năm phát triển của mình đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cái tên nào có đủ sức để “vượt mặt” hoàn toàn “thương hiệu quốc dân” này. Hơn thế, thị trường Việt luôn được đánh giá là một trong những “khu chợ đầy sôi động”. Không chỉ nhu cầu, xu hướng của người tiêu dùng rất nhanh chóng thay đổi mà còn có sự tham gia của rất nhiều thương hiệu quốc tế. Với chính sách mở cửa hội nhập, mỗi năm Việt Nam đón vô số những công ty, doanh nghiệp quốc tế tham gia vào thị trường.
Và đối với lĩnh vực chuyên về các sản phẩm sữa thì còn có sức cạnh tranh rất lớn, ngay ở trong nước cũng đã có rất nhiều công ty, doanh nghiệp mới tham gia. Vì vậy để có thể đứng vững và bảo vệ vị thế của mình, Vinamilk đã xây dựng được những ưu thế cạnh tranh rất lớn cho mình. Đây cũng chính là những điều đã được vận dụng vào chiến lược kinh doanh của Vinamilk rất thành công.
• Lợi thế về thương hiệu: Đây chắc chắn là lợi thế mà không phải đơn vị nào cũng có được, Vinamilk không chỉ là một thương hiệu lâu năm mà còn là một thương hiệu lớn và rất mạnh. Tận dụng điều đó nên họ luôn dành được kết quả cao, sự thành công trong các chiến lược kinh doanh của mình.
• Lợi thế về hệ thống phân phối lớn: Với một mạng lưới phân phối rộng khắp và hệ thống lớn đã giúp vấn đề tiêu thụ sản phẩm của Vinamilk luôn được đảm bảo hơn cả.
• Lợi thế về nhà máy sản xuất và nguyên liệu: Vinamlk luôn không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất của mình để cung ứng kịp thời cho nhu cầu thị trường. Hơn thế, nguyên liệu sản xuất cũng chính là lợi thế giúp đơn vị này “ghi điểm” cao trong mắt khách hàng.
• Lợi thế về sản phẩm: Không thể phủ nhận rằng Vinamilk có một lợi thế về sản phẩm mà không phải đơn vị nào cũng có được, đó chính là sự đa dạng hóa. Với hơn 200 sản phẩm làm chủ công nghệ còn giúp đơn vị này có được mức giá đầy cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
3/ Các chiến lược kinh doanh chức năng của Vinamilk
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, ắt hẳn Vinamilk đã xây dựng cho mình rất nhiều chiến lược kinh doanh. Hơn thế, khi thị trường thay đổi và tham vọng mở rộng thị phần cũng đã buộc đơn vị phải thay đổi về các chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong các chiến lược kinh doanh của Vinamilk sẽ luôn có những chiến lược kinh doanh chức năng chủ chốt được coi là cơ sở để phát triển lâu dài.
Chiến lược phát triển sản phẩm của Vinamilk
Trong các chiến lược kinh doanh chức năng thì chiến lược phát triển sản phẩm của Vinamilk sẽ luôn khiến người ta phải ấn tượng rất nhiều. Bắt đầu từ việc đầu tư về công nghệ cho đến phát triển sản phẩm, ngay từ đầu Vinamilk đã rất tập trung vào việc phát triển sản phẩm. Cùng với đó là việc thiết lập một hệ thống phân phối lớn mạnh để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm ra khắp thị trường. Ngay cả khi có những sản phẩm rất nổi bật, nhưng đơn vị cũng không ngừng nghiên cứu để cho ra mắt những dòng sản phẩm mới để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách tối ưu nhất. Như đã nhắc đến ở trên, thời điểm hiện tại Vinamilk đã có hơn 200 sản phẩm sữa và được chế biết từ sữa làm chủ công nghệ như:
• Sữa đặc
• Sữa tươi
• Sữa chưa ăn
• Sữa bột cho trẻ em
• Sữa bột cho người lớn
• Sữa đậu nành
• Kem
• …
Chiến lược chi phí thấp của Vinamilk
Để tạo nên ưu thế cạnh tranh trên thị trường và “áp đảo” các đối thủ của mình, Vinamilk đang theo đổi chiến lược chi phí thấp. Theo đó, đơn vị đã cố gắng cắt giảm đi những khoản chi phí không cần thiết cùng với đó là việc gia tăng phủ đều và kiểm soát các điểm phân phối bán lẻ. Trước kia, việc phân phối sản phẩm của Vinamilk phụ thuộc vào các điểm bán buôn rất nhiều. Điều này cũng khiến họ phải đối mặt với các tình trạng ôm hàng, đẩy giá bán,… Từ đó dẫn đến các hiện tượng cạnh tranh về giá, vì vậy kể từ sau khi áp dụng chiến lược chi phí thấp đã mang đến những sản phẩm có mức “giá Việt” cho người tiêu dùng đã giúp đơn vị này tối ưu được rất nhiều khoản phí. Điển hình nhất là chi phí cho các hoạt động khuyến mại khi lệ thuộc vào các kênh bán buôn.
Chiến lược mở rộng thị phần trong nước của Vinamilk
Ngay cả ở thời điểm hiện tại khi đã trở thành doanh nghiệp số 1 về việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa và sản phẩm làm từ sữa. Với việc nắm giữa tỷ lệ thị phần thị trường Việt rất cao, nhưng Vinamilk chưa bao giờ dừng lại chiến lược mở rộng thị phần trong nước của mình cả. Công ty luôn chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu với việc dựa trên 3 giá trị cốt lõi là chất lượng – giá thành – phục vụ để mở rông thị phần trong nước. Không chỉ mở rộng các kênh phân phối, “phủ sóng” các điểm bán lẻ mà đơn vị này còn liên tục nghiên cứu, phân tích từng khu vực, từng phân khúc của thị trường. Với họ việc tìm hiểu thị kỹ lưỡng về thị trường, nắm bắt tâm lý của khách hàng không chỉ giúp phát triển mạng lưới mà còn giúp mang đến những sản phẩm tốt nhất.
Chiến lược marketing của Vinamilk
Để thành công trong kinh doanh và nhất là với một thị trường ngày càng gia tăng sức cạnh tranh như hiện nay thì Vinamilk cũng là đơn vị “đầu tư” rất nhiều vào mảng marketing, truyền thông. Bởi với thị trường hiện nay, một thương hiệu nổi tiếng với những sản phẩm tốt, đảm bảo, nhiều sự lựa chọn,… cũng chưa chắc sẽ đảm bảo về doanh thu cho bạn. Vì vậy, Vinamilk đã rất chú trọng và dành thời gian để nghiên cứu trong việc cải tiến bao bì, nội dung cũng như thông điệp truyền thông của mình. Đặc biệt, họ đầu tư rất nhiều vào các kênh marketing của mình và điển hình là truyền hình. Bạn và các thành viên trong gia đình mình ắt hẳn đã phải “thuộc lòng” các quảng cáo sản phẩm của Vinamilk được phát thường xuyên trên nhiều khung giờ trên truyền hình.
Chiến lược quốc tế hóa của Vinamilk
Song hành với chiến lược mở rộng thị phần trong nước thì chiến lược quốc tế hóa của Vinamilk cũng được tiến hành rất mạnh mẽ. Không giống như các công ty khác, chiến lược quốc tế hóa của đơn vị này được xây dựng với quan điểm “chậm mà chắc”. Thay vì việc xuất khẩu trực tiếp ngay từ đầu, Vinamilk đã bắt đầu với việc góp vốn, đầu tư mua cổ phần của các hãng sữa nước ngoài ở thị trường mình muốn tham gia. Từ đó từng bước, từng bước một thâm nhập vào các thị trường quốc tế và dần tạo nên dấu ấn cũng như ảnh hưởng của mình. Vì vậy, “mang chuông đi đánh xứ người” dù không tức tốc, rầm rộ nhưng Vinamilk cho đến nay đã đạt được một số thành tựu rất đáng khâm phục trong chiến lược kinh doanh này của mình.
4/ Chiến lược kinh doanh của Vinamilk 2021
Dù bước vào giai đoạn khó khăn, những chiến lược kinh doanh của Vinamilk 2020 với sự điều chỉnh kịp thời, đúng hướng đã giúp đơn vị vẫn tăng giá trị thương hiệu của mình. Nhưng bước vào năm 2021, chỉ sau một năm nhưng các khó khăn, thách thức đều tăng lên bội phần. Có rất nhiều doanh nghiệp, công ty lớn đã phải cắt giảm nhân sự, đóng cửa số lớn các mặt bằng kinh doanh của mình và thậm chí là phải tuyên bố phá sản. Điều này đã buộc Vinamilk phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình rất nhiều. Bởi lúc này sự tồn tại của mọi đơn vị đều đang bị đe dọa rất nhiều. Trong chiến lược kinh doanh của Vinamilk 2021 mục tiêu kép đã được đặt ra.
Mục tiêu kép của Vinamilk chính là: Ổn định sản xuất – Phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Với việc tập trung vào 3 mũi nhọn chủ lực là quản trị - công nghệ - nhân sự.
1. Quản trị linh động để kịp thời ứng phó: Phần lớn các kế hoạch kinh doanh dù ngắn hạn cũng phải dự trù ít nhất trước 6 tháng. Nhưng với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến điều này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, theo Giám đốc điều hành Tài chính Vinamilk – ông Lê Thanh Liêm, công ty sẽ theo dõi tình hình thị trường, dịch bệnh để làm căn cứ đưa ra các chiến lược, quyết định phù hợp.
2. Ứng dụng công nghệ - Gia tăng sự linh hoạt: Thực tế việc ứng dụng công nghệ tại Vinamilk đã được triển khai từ nhiều năm trước, nhưng trong năm 2021 điều này lại càng được đẩy mạnh hơn. Nhất là khi xu hướng mua sắm online – tác động mạnh mẽ nhất đến từ ảnh hưởng của Covid-19 đã buộc nhiều đơn vị phải thay đổi.
3. Con người – Yếu tố có tính chất quyết định: Bước vào cuộc chiến phòng chống dịch bệnh, Vinamilk luôn đề cao các vấn đề liên quan đến nhân sự của mình. Công ty luôn đề cao sự an toàn, sức khỏe của mọi thành viên và đồng thời giúp họ yên tâm công tác với việc trả lương, phúc lợi đầy đủ.
5/ Cơ hội và thách thức trong kinh doanh đối với Vinamilk hiện nay
Là thương hiệu mạnh nhất trong ngành sản xuất và kinh doanh sữa tại thị trường Việt cùng với sự phát triển mạnh mẽ, Vinamilk luôn có rất nhiều cơ hội kinh doanh cho mình. Nhưng đồng thời thì cơ hội và thách thức luôn là hai vấn đề song hành với nhau cùng lúc. Ngay cả với những thương hiệu lâu năm, lớn mạnh nhữ Vinamilk cũng không phải lúc nào cũng toàn “mà hồng”. Hơn thế, dù ở bất kì thị trường nào thì sự biến động, cạnh tranh sẽ luôn tồn tại.
Vì vậy, mặc nhiên Vinamilk có thể đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng phải đối diện với vô số thách thức lớn đến từ nhiều khía cạnh trên thị trường. “Thương trường là chiến trường” để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì bản thân người đứng đầu đều phải luôn tỉnh táo trong hai vấn đề này. Sau đấy là những cơ hội và thách thức trong kinh doanh đối với Vinamilk hiện nay.
+ Cơ hội phát triển kinh doanh của Vinamilk:
• Nhu cầu tiêu thụ sữa luôn tăng cao ở các nhóm khách hàng tiềm năng.
• Các thay đổi có lợi từ chính sách sữa của Chính phủ.
• Thị trường xuất khẩu có nhiều khởi sắc trong những năm gần đây.
• Mạng lưới phân phối nội địa ngày càng được củng cố.
• Xu hướng tiêu dùng sản phẩm hướng đến sức khỏe ngày càng được chú trọng hơn.
+ Thách thức trong kinh doanh của Vinamilk:
• Nguồn nguyên liệu đang phụ thuộc từ thị trường khác rất nhiều.
• Các thị trường Châu Âu, Mỹ vẫn còn rất nhiều quy định khắt khe đối với các sản phẩm đến từ Việt Nam.
• Quá nhiều yếu tố ảnh hưởng tới doanh thu.
• Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tạo nên thách thức về mặt nhân sự.
• Nghiên cứu nhiều sản phẩm nhưng do sự hạn chế về công nghệ, nên chưa được tung ra thị trường.
6/ Bài học từ sự thành công trong chiến lược kinh doanh của Vinamilk
Từ chính sự thành công trong các chiến lược kinh doanh của mình, Vinamilk đã mang đến rất nhiều bài học “đắt giá” cho các đơn vị khác. Một đơn vị đã được xây dựng từ rất lâu, nhưng cho đến nay vẫn giữ được vị thế của mình và không ngừng mở rộng quy mô thị phần chính là điều mà bao người phải ngưỡng mộ. Đây cũng chính là những động lực để giúp những starup có thể tiếp tục dành sự nhiệt huyết của mình để mỗi ngày không ngừng cố gắng, học hỏi và phát triển.
Sau đây là 5 bài học mà bạn có thể rút ra từ sự thành công trong chiến lược kinh doanh của đơn vị này.
1. Tập trung vào chất lượng sản phẩm: Muốn phát triển được lâu dài thì đây là điều mọi doanh nghiệp nên đầu tư nhiều nhất, nó sẽ ảnh hưởng đến cả danh tiếng – sự uy tín của thương hiệu. Và Vinamilk đã cho chúng ta thấy rất rõ điều này khi họ không ngừng nghiên cứu, sản xuất cho thị trường những sản phẩm được đảm bảo về chất lượng hàng đầu.
2. Luôn tìm kiếm thị trường tiềm năng: Không bao giờ hài lòng với những gì mình đã có, dù thị phần nội địa đã rất cao nhưng Vinamilk luôn cố gắng mở rộng thị trường nội địa của mình. Họ tìm kiếm những thị trường tiềm năng mới cho mình bằng cách nghiên cứu, thử nghiệm và cho rất mắt các sản phẩm mới.
3. Công tác với các đối tác tin cậy: Đừng quên rằng đâu là chiến lược đã giúp Vinamilk có thể tiến ra thị trường quốc tế thành công. Họ sẽ lựa chọn hợp tác với những đối tác được đánh giá tin cậy từ đó mang đến sự phát triển tốt cho mình.
4. Tiếp cận thị trường quốc tế phù hợp với tiềm lực của mình: Không rầm rộ, không “đao to búa lớn”, Vinamilk dù có tham vọng quốc tế hóa cao nhưng họ luôn tỉnh táo trong các chiến lược tiếp cận của mình để đảm bảo rằng chúng nằm trong khả năng cho phép.
5. Sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thông: Thay vì tự mình bó hẹp trong một hay một và phương tiện truyền thông nào đó, Vinamilk đã sử dụng cùng lúc nhiều phương tiện truyền thông khác nhau và linh hoạt trong các kế hoạch triển khai. Điều này giúp tăng mức độ phủ sóng, nhận diện mà lại không gây ra sự nhàm chán.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh nào đã giúp Shopee thành công?
Vinamilk là một trong những số ít những thương hiệu Việt không chỉ thành công rực rỡ tại thị trường nội địa, với những bước tiến đầy chắc chắn trong tương lại chắc chắn ràng những thành quả khác sẽ lại tiếp tục đến với họ. Nhìn nhận từ chiến lược kinh doanh của Vinamilk có lẽ bạn cũng có thể nhận thấy rằng mỗi một chiến lược, quyết định của họ đều được nghiên cứu với định hướng lâu dài nhưng vẫn mang tính linh động cao. Dù có thể là chậm nhưng lại mang tính chắc chắn, an toàn cho từng bước tiến trong tương lai. Đồng thời là sự điều chỉnh kịp thời trong các chiến lược kinh doanh trước những biến động của thị trường chính là điều mà bạn cần phải học hỏi ở thương hiệu này.