Chiến lược đại dương xanh đang được rất nhiều doanh nhân áp dụng và theo đuổi cho mô hình đầu tư kinh doanh của mình. Nhất là khi thị trường ngày một khốc liệt với tốc độ cạnh tranh gia tăng nhanh chóng, ngay cả các thương hiệu lớn cũng phải củng cố không ngừng nghỉ mỗi ngày.
Đại dương xanh là chiến lược hướng đến việc tạo ra một không gian phát triển có thể loại bỏ đi điều này. Từ đó nắm bắt những cơ hội phát triển và tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên, những kiến thức liên quan đến chiến này vẫn là xa lạ với rất nhiều người và hãy cùng chúng tôi bổ sung ngay trong khuôn bổ bài viết này nhé.
1/ Chiến lược đại dương xanh là gì?
Chiến lược đại dương xanh có tên gọi tiếng Anh là Blue Ocean Strategy với dân kinh doanh thì đây là cụm tìm có lẽ đã rất quen thuộc. Bên cạnh đó, cuốn sách cùng tên rất nổi tiếng của tác giả W. Chan Kim và Renée Mauborgne cũng đã đưa khái niệm này đến gần hơn với những người yêu thích tìm hiểu kiến thức kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, có lẽ số đông trong chúng ta vẫn rất “mơ hồ” với khái niệm này và thậm chí đây cũng có thể là lần đầu tiên được nghe nhắc đến. Vậy chiến lược đại dương xanh là gì?
Theo đó, “Đại dương xanh” là tên gọi của chiến lược trong việc theo đuổi tạo ra và phát triển một thị trường tiềm năng, chưa có ai khám phá, tham gia vào. Điều này cũng có thể hiểu được rằng là sự nỗ lực tạo ra một “khoảng trống thị trường” trong thị trường chung mà bạn đang phát triển. Và “khoảng trống thị trường” chính là một môi trường không có sự cạnh tranh, từ đó chiếm lĩnh để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, sự cạnh tranh ở “khoảng trống thị trường” này sẽ được loại bỏ, việc bạn phải lo lắng những đối thủ của mình là điều hoàn toàn vô nghĩa.
Quan điểm của chiến lược này chính là bạn sẽ không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào ranh giới thị trường – cấu trúc ngành hàng và từ đó tái cấu trúc lại bằng những điều mới. Trong thời buổi kinh tế ngày nay, chiến lược đại dương xanh hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp phải “dừng cuộc chơi” sớm khi không đủ sức để “đối đầu” với các đối thủ cùng tham gia thị trường chung với mình.
Xem thêm: B2B là gì? 5 kỹ năng bán hàng B2B giúp tăng doanh số ấn tượng nhất
2/ Đặc điểm của chiến lược đại dương xanh
Doanh nghiệp hướng đến việc phát triển theo chiến lược xanh sẽ mở rộng thị trường kinh doanh, hoạt động theo các “khoảng trống” được phát hiện và tái cấu trúc theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có rất nhiều khía cạnh nội dung khác nhau. Đây chính là lý do vì sao nhiều người vẫn thường bị nhầm lẫn hoặc chưa thực sự hiểu đúng về khái niệm này. Đặc điểm của chiến lược đại dương xanh được xây dựng dựa trên những nền tảng nội dung cụ thể như sau:
• Thiết lập, xây dựng ra một thị trường mới thay vì tập trung mọi nguồn lực vào thị trường hiện tại.
• Tập trung vô hiệu hóa, loại bỏ sự cạnh tranh trong môi trường mới chứ không phải mục đích là đánh bại các đối thủ của mình.
• Nghiên cứu, phân tích hành vi, sở thích, xu hướng của người tiêu dùng để thiết lập nên nhu cầu mới cho thị trường này.
• Tối ưu hóa mô hình hoạt động của bộ máy doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp hình thức kinh doanh khác biệt và chi phí thấp.
• Tập trung hướng đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mới trong thị trường “đại dương xanh” do bạn thiết lập ra khi không có sự cạnh tranh.
3/ Nền tảng trong chiến lược đại dương xanh
Chiến lược đại dương xanh được đánh giá là mang đến sự định hướng rõ ràng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thay vì cố gắng, dồn mọi nguồn lực vào để khai thác những thị trường có sức cạnh tranh quá cao thì việc tận dụng “khoảng trống thị trường” sẽ mang đến tiềm năng phát triển cao hơn. Nhất là khi thị trường ngày càng trở nên bão hòa, việc thu hút khách hàng tiềm năng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Từ đó, “đại dương xanh” sẽ tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Nền tảng cốt lõi của chiến lược đại dương xanh chính là giá trị của sự đổi mới, đối mới về thị trường, đổi mới về nhóm khách hàng, đổi mới trong nhu cầu,… Điều này đỏi hỏi các nhà quản trị cần phải có tư duy, kế hoạch triển khai rất rõ ràng không lặp lại những điều trước kia. Để tạo ra một môi trường có thể loại bỏ đi sự cạnh tranh khốc liệt. Việc đổi mới giá trị này không hề tuân theo nguyên tắc đánh đổi giữa giá trị - chi phí như nhiều bạn vẫn hiểm sai. Không phải là tạo ra giá trị thấp với chi phí thấp hoặc giá trị lớn hơn – chi phí cao hơn.
“Đại dương xanh” buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn sự khác biệt hóa đi kèm với chi phí thấp. Hay đơn giản đó là sự khác nhau giữa doanh nghiệp thành công và thất bại chính là nằm ở chỗ họ hiểu rõ nền tảng, nắm bắt và hình thành nên “đại dương xanh” cho mình. Từ đó đổi mới giá trị sẽ được hình thành khi doanh nghiệp biết cân đối giữa các yếu tố chi phí – giá cả và các tính hữu ích của mình.
4/ Chiến lược đại dương xanh mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
“Đại dương xanh” đề cập đến những ngành hàng mới, thị trường mới – nơi đó là “vùng đất hoang” cần sự khái phá và hình thành nên những giá trị mới cho riêng bạn. Nơi không có sự cạnh tranh để các doanh nghiệp có thể thoải mái “vùng vẫy” phát triển với việc sử dụng các nguồn lực của mình hiệu quả hơn, thay vì việc đưa chúng vào các cuộc chiến cạnh tranh không hồi kết. Không phủ nhận rằng, phần lớn các chiến lược đại dương xanh sau một thời gian mang đến hiệu quả thì các đối thủ của bạn sẽ chạy đua theo.
Thậm chí là bê nguyên mô hình của bạn để áp dụng, nhưng điều này cũng không thể làm xóa mờ đi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho các doanh nghiệp áp dụng. Theo đó, chiến lược đại dương xanh khi được khai thác và triển khai đúng cách sẽ là định hướng kinh doanh giúp các doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu, tạo ra thị phần phát triển của riêng mình. Cùng với đó trong suốt quá trình này sẽ không ngừng tạo ra những giá trị mới, mở ra cơ hội mở rộng quy mô đầy hứa hẹn trong tương lai. Khi không có sự cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh đã bị vô hiệu quá thì mọi thứ sẽ trở nên “nhẹ nhàng” hơn bội phần.
Xem thêm: Phễu marketing: Cách xây dựng và các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất
5/ Những cơ hội và thách thức khi áp dụng chiến lược đại dương xanh
Bạn có thể thấy rằng, chiến lược đại dương xanh sẽ mang đến những lợi ích mà bất kì một doanh nhân nào cũng đều muốn theo đuổi cho mô hình phát triển của mình. Đây là lý do mà vì sao nó trở thành một chiến lược luôn nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là khi thị trường mà họ lựa chọn đã trở nên bão hòa. Những sự cố gắng cạnh tranh khó tạo nên những giá trị cao, những nguồn lực đổ ra rất nhiều mà lợi ích không thu được là bao. Tuy nhiên, đi kèm với các cơ hội hấp dẫn luôn là những thách thức song hành mà bạn cần phải biết.
+ Những cơ hội khi áp dụng chiến lược đại dương xanh:
• Không tồn tại sự cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh khắc nghiệt như thị trường hiện tại bạn đang tham gia.
• Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những yếu tố đặc biệt mà không phải lo lắng quá nhiều.
• Hủy bỏ đi sự đánh đổi giữa giá trị và chi phí.
• Sở hữu một thị trường riêng để thỏa sức “bay cao”.
+ Những thách thức khi áp dụng chiến lược đại dương xanh:
• Sau một thời gian khi đã có sự thành công nhất định, dễ bị “nhòm ngó” và lại trở thành “đại dương đỏ”. Bởi miếng bánh ngọt thì bao giờ cũng có tính thu hút cao.
• Những rủi ro đến từ thị trường mới là điều mà chúng ta đều có thể nhận ra được, nhất là khi ý tưởng đến quá sớm mà khả năng hiện thực hóa của bạn lại kém.
• Ý tưởng quá mới, quá khác biệt đôi khi chính là “con dao hai lưỡi” vì không phải người tiêu dùng cũng thích việc đổi mới quá nhiều.
• Nguồn lực không đủ, nhận định sai,… đưa đến một cách triển khai sai cách sẽ tự hình thành nên những thách thức lớn cho các doanh nghiệp.
6/ Công cụ phân tích chiến lược đại dương xanh
Để hiểu cũng như tiến hành thực hiện chiến được đại dương xanh thì cần phải sử dụng đến những công cụ nhất định. Một chiến lược là sự bao hàm của rất nhiều yếu tố khác nhau, kế hoạch và những chiến thuật được áp dụng vào thực tế. Vì vậy, bạn cần phải nắm vững những công cụ phân tích hiệu quả dưới đây.
+ Sơ đồ chiến lược đại dương xanh: Đây là công cụ phân tích được sử dụng xuyên suốt trong cả chiến lược. Sơ đồ sẽ được xây dựng từ những đường giá trị của doanh nghiệp và đường giá trị của các đối thủ cạnh tranh. Theo đó, “giá trị” được hiểu trong sơ đồ này là những lợi ích mà các bên mang lại cho khách hàng của mình.
+ Khung 4 hành động: Giảm bớt – Loại bỏ - Tăng lên – Tạo ra sẽ là công cụ giúp đảm bảo cùng lúc 2 mục tiêu khác biệt hóa và chi phí thấp mà chúng ta đang hướng đến trong chiến lược này. Để làm được điều đó trong khung 4 hành động các doanh nghiệp cần phải triển khai những hành động cụ thể với mục tiêu chúng.
+ Mô hình mạng: Loại bỏ - Gia tăng – Cắt giảm – Hình thành, sau khi đảm bảo khung 4 hành động như trên thì tiếp theo chính là việc áp dụng mô hình mạng với các yếu tố chủ chốt này. Mỗi một hoạt động đều có vai trò quan trọng tương đương và là sự đảm bảo cho mục đích chung trong chiến lược đại dương xanh của doanh nghiệp.
7/ Các nguyên lý xây dựng chiến lược đại dương xanh
Đại dương xanh là chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xây dựng sao cho đúng cách, đúng hướng và đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, việc triển khai sai cách có thể khiến các doanh nghiệp rơi vào những rủi ro rất lớn. Khi sự nỗ lực bị đặt sai chỗ thì dù nguồn lực lớn đến đâu thì bạn vẫn gặp rất nhiều khó khăn và điều quan trong hơn hết chính mục tiêu tạo sự khác biệt – giảm chi phí thấp sẽ bị thất bại. Vì vậy, để xây dựng chiến lược đại dương xanh các bạn cần nắm vững 6 nguyên lý như sau:
Nguyên lý 1 – Xác định lại ranh giới thị trường bằng cách định hướng các sản phẩm mới, thay thế cho các sự lựa chọn cũ, tập trung vào các nhóm chiến lược tối ưu của ngành hàng, xem xét nhu cầu, hành vi hiện tại của khách hàng,…
Nguyên lý 2 – Tập trung vào sơ đồ tổng thể tránh việc tập trung chủ lực quá nhiều vào các yếu tố chi tiết.
Nguyên lý 3 – Mở rộng và vươn xa những nhu cầu của thị trường hiện tại theo định hướng, dự đoán xu hướng trong nghiên cứu.
Nguyên lý 4 – Xây dựng một trình tự tiến hành khoa học cho mô hình hoạt đồng tránh sự trùng lặp, xen kẽ gây ra hiệu ứng đổ vỡ theo dây chuyền.
Nguyên lý 5 – Vượt qua những rào cản trong doanh nghiệp, đó là những nhận thức, quan điểm trong lợi ích nhóm, các bộ phận tổ chức.
Nguyên lý 6 – Thiết lập quá trình tiến hành triển khai bên trong chiến lược hiệu quả, tiến tới chủ động sáng tạo để hình thành nên những tác động về mặt tâm lý cho những đối tượng mục tiêu của thị trường mới.
8/ Phân biệt chiến lược đại dương xanh và chiến lược đại dương đỏ
Nếu tìm hiểu về chiến lược đại dương xanh các bạn có thể sẽ bắt gặp một khái niệm nữa là chiến lược đại dương đỏ. Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc rằng đây là chiến lược gì và nó có sự khác biệt hay điểm gì giống so với chiến lược đại dương xanh mà bạn đang tìm hiểu đến không. Về bản chất thì chiến lược đại dương đỏ là thuật ngữ có sự đối lập rất lớn so với chiến lược đại dương xanh. Theo đó, chiến lược đại dương đỏ ngay từ màu sắc đã biểu thị cho nền tảng của nó. Là sự tồn tại của tất cả các ngành hàng hiện nay, là ranh giới thị trường được xác định rõ ràng với những “luật chơi” mà bạn phải tuân thủ.
Đương nhiên trong chiến lược đại dương đỏ sự cạnh tranh luôn tồn tại, mức độ khắc nghiệp của nó phụ thuộc vào thị phần mà bạn hướng đến. Trong chiến lược đỏ, các doanh nghiệp sẽ không ngừng cố gắng để biến mình trở nên nổi bật hơn giữa các đối thủ của mình. Nên “sức nóng” của chiến lược này là không ngừng tăng nhiệt. Tất nhiên, điều này thì trái ngược với chiến lược đại dương xanh với sự “mát mẻ” và “thoải mái” trong việc tận dụng các “khoảng trống thị trường” để mở ra các cơ hội phát triển mới cho mình. Không còn sự cạnh tranh để có thể thỏa sức phát huy các nguồn lực, ý tưởng sáng tạo trong đầu tư kinh doanh của mình.
9/ Các câu hỏi về chiến lược đại dương xanh thường gặp
Trong “đại dương xanh” mọi người sẽ không phải tuân theo các quy tắc của “cuộc chơi” chung được ngầm hiểu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Là sự hình thành nên “sân chơi riêng” của mình. Đây là những quan điểm được đưa ra về chiến lược này, tuy nhiên với những người mới tìm hiểu, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế thì chiến lược này vẫn đi kèm với rất nhiều câu hỏi khác nhau:
+ “Chiến lược đại dương xanh có thực sự cần thiết và quan trọng không?”: Trong kinh doanh bạn có thể thực hiện rất nhiều chiến lược khác nhau cho mình, nhưng khi thị trường hiện tại của bạn đã bão hòa. Bạn không thể tạo ra những điểm nổi bật, ưu thế để cạnh tranh với các đối thủ thì chiến lược đại dương xanh chính là điều cần thiết và được coi là “chiếc phao cứu sinh” cho doanh nghiệp.
+ “Tại sao phải xây dựng chiến lược đại dương xanh khác?”: Như đã đề cập đến ở trên, sau một thời gian khi chiến lược đại dương xanh của bạn mang đến các kết quả ấn tượng thì việc bị “copy” là điều không tránh khỏi. Vì vậy, buộc con tàu của bạn phải bơi nhanh hơn nữa để tìm kiếm cho mình một đại dương xanh cho những cơ hội mới.
+ “Những yếu tố nào sẽ tác động đến quá trình triển khai chiến lược đại dương xanh”: Sẽ có rất nhiên yếu tố tác động đến quá trình bạn hiện thực hóa chiến lược đại dương xanh của mình, nhưng tập trung lớn nhất vẫn sẽ là: Sự liên quan – Sự giải thích – Kỳ vọng.
10/ Ví dụ về chiến lược đại dương xanh của các thương hiệu nổi tiếng
Nếu bạn vẫn chưa thể tin được rằng chúng ta có thể tự tạo ra cho mình “đại dương xanh” để mở rộng thị phần riêng của mình. Hoặc lo lắng về tính khả thi của chiến lược này thì sau đây sẽ là những ví dụ về chiến lược đại dương xanh rất thành công đến từ các thương hiệu nổi tiếng.
Chiến lược đại dương xanh của Viettel: Đây có lẽ là thương hiệu đã quá nổi tiếng đối với người tiêu dùng Việt, có thể bạn không biết thì Viettel là “người đến sau” khi trước đó 97% thị trường đã do hai doanh nghiệp của VNPT nắm giữ. Vì vậy, Viettel đã tự tìm cho mình một đại dương xanh để phát triển đó là đưa mạng đi trước sau đó mới đến kinh doanh. Và tất nhiên, kết quả của điều này là điều mà chúng ta đều có thể nhìn thấy rất rõ ở ngày hôm nay.
Chiến lược đại dương xanh của TH True Milk: Cũng là một cái tên đến sau như Viettel khi thời điểm TH True Milk tiến vào thị trường chung đã có rất nhiều cái tên nổi bật. Đương nhiên, nếu áp dụng chiến lược thị trường đỏ có lẻ họ đã rất khó để đạt được đến những thành công vang dội như ngày hôm nay. Khi thị trường đang có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp theo dạng sữa bột, những hoạt chất đã sử lý thì TH True Milk hướng đến việc giữ nguyên tinh chất quý giá trong sản phẩm của mình.
Chiến lược đại dương xanh của Appple: Đây là ví dụ có lẽ khiến nhiều bạn sẽ phải bất ngờ, Apple là một thương hiệu nổi tiếng và họ hoàn toàn là một “siêu cá mập” nếu ở trong “đại dương đỏ”. Dấu ấn của Apple trong chiến lược đại dương xanh chính là sản phẩm iTunes khi đưa đến một xu hướng nhạc số rất rõ ràng, tiện lợi cho người dùng.
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi – 4 chiến lược để kinh doanh phát triển đột phá
Mang đến những cơ hội và trở thành định hướng phát triển của các doanh nghiệp, chiến lược đại dương xanh chính là nguồn động lực đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, trong thị trường công nghệ số và toàn cầu hóa hiện nay những thách thức khi triển khai chiến lược này còn là những rào cản mới. Liên quan đến rào cản về khoa học – kỹ thuật, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng bổ sung cho mình những nền tảng tối ưu nhất. Với hàng loạt những thương hiệu đã thành công thì đây cũng chính là “tấm gương” và căn cứ để bạn tạo ra giá trị mới cho mô hình doanh nghiệp của chính mình trong tương lai.