Bán hàng offline được biết đến là hình thức bán hàng truyền thống, các giao dịch sẽ tiến hành trực tiếp giữa người bán và người mua. Hình thức bán hàng đã rất quen thuộc với người tiêu dùng nước ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên, đứng trước sự thay đổi của thị trường, xu hướng mua sắm hiện đại. Việc bán hàng hay kinh doanh offline ngày càng trở nên khó khắn hơn với áp lực cạnh tranh lớn.
Vì vậy, các chủ shop, doanh nghiệp đều hướng đến việc xây dựng cho mình một chiến lược bán hàng offline hiệu quả, mang đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng có đầy đủ kinh nghiệm cũng như khả năng để đảm bảo vấn đề này.
Chiến lược bán hàng offline là gì?
Ắt hẳn bạn đã rất quen thuộc với cụm từ chiến lược bán hàng, bởi đây là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh nói chúng. Vậy còn “Chiến lược bán hàng offline là gì?” thì bạn đã có câu trả lời chưa? Về bản chất chiến lược bán hàng offline vẫn giống với khái niệm chiến lược bán hàng mà bạn vẫn thường biết đến từ trước đến nay. Nó chính là một một tập hợp những kế hoạch, chính sách cụ thể được các đơn vị lập ra phục vụ cho mục đích bán hàng của mình. Đồng thời, chiến lược bán hàng còn được xây dựng với mục đích giải quyết các vấn đề, khó khăn mà các chủ shop, doanh nghiệp đang gặp phải.
Như vậy, các bạn có thể hiểu ý nghĩa của chiến lược bán hàng offline cũng sẽ bao gồm những điều này. Tuy nhiên, điều khác biệt lớn nhất đó là chiến lược bán hàng này được phục vụ trực tiếp cho hoạt động bán hàng offline – bán hàng trực tiếp rất cụ thể, chứ không bao hàm ý nghĩa rộng lớn như khái niệm chung. Trong quá trình bán hàng offline, các nhân viên sales sẽ tiếp xúc, tư vấn, hỗ trợ và thuyết phục khách hàng trực tiếp. Vì vậy, nó sẽ có những đặc điểm rất khác biệt so với chiến lược bán hàng online. Đây đồng thời cũng chính là những yếu tố quyết định rất nhiều đến các chính sách, kế hoạch mà bạn sẽ đưa ra trong chiến lược bán hàng của mình.
Bán hàng offline vẫn sẽ bao gồm các giai đoạn như tiếp cận, thu hút, thuyết phục và chốt đơn. Với các giai đoạn đều là trực tiếp, thì trong chiến lược bán hàng offline các đơn vị đều cần phải đưa ra những chiến lược chức năng, kế hoạch cụ thể nhằm đảm bao cho các mục tiêu cuối cùng được đặt ra. Tùy từng kiểu chiến lược bán hàng khác nhau mà các kế hoạch được xây dựng sẽ áp dụng các phương pháp phù hợp cụ thể.
Tại sao cần phải có chiến lược bán hàng offline?
Có rất nhiều bạn ngay lúc này, sẽ cho rằng chỉ các công ty, doanh nghiệp lớn mới cần xây dựng chiến lược bán hàng offline. Còn với các chủ shop, cửa hàng hoạt động bán hàng offline nhỏ lẻ thì đây lại là điều không cần thiết. Nếu bạn đang có quan điểm tương tự như vậu, thì hãy thay đổi ngay lúc này. Bởi trong kinh doanh, hoạt động bán hàng là khâu mang đến doanh thu trực tiếp. Dù là kinh doanh ở quy mô lớn hay nhỏ thì tầm quan trong của điều này cũng đều không thay đổi. Để đạt được mức doanh thu cao, lợi nhuận lớn thì bạn đều phải có một chiến lược bán hàng offline rõ ràng, chi tiết với các chính sách, kế hoạch hiệu quả.
Với việc giúp bạn vận hành một quy trình bán hàng offline cụ thể, đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn, ngắn hạn hướng đến phát triển bền vững. Nên việc xây dựng chiến lược bán hàng offline luôn là điều cần thiết, ngoài ra nó còn giúp bạn đạt được những điều như sau:
• Chiến lược bán hàng offline giúp các chủ shop, doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của mình trong mọi giai đoạn trải nghiệm, mua sắm.
• Chiến lược bán hàng offline sẽ giúp xây dựng các định hướng phát triển đúng đắn, tạo dựng nên bản kế hoạch tương lai lâu dài với mô hình kinh doanh của mình.
• Chiến lược bán hàng offline giúp xây dựng đội ngũ nhân viên sales phù hợp, chuyên nghiệp.
• Chiến lược bán hàng offline hiệu quả sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh cho chủ shop, doanh nghiệp.
Các bước hoạch định chiến lược bán hàng offline
Hoạch định là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược bán hàng offline. Khi hoàn thiện các bước xây dựng chiến lược bán hàng offline như trên, bạn vẫn cần phải xem xét lại một cách tổng thể và kỹ lưỡng nhất. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng khi triển khai chiến lược thực tế sẽ hạn chế được những rủi ro, khó khăn cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, hoạch định chiến lược bán hàng còn giúp bạn đưa ra các đáp án chính xác đối với các vấn đề như: Bạn muốn tập trung vào một sản phẩm cụ thể hay tất cả? Bạn sẽ bán sản phẩm như thế nào? Bạn sẽ sử dụng công cụ nào để nâng cao hiệu quả?
Thông thường, hoạch định chiến lược lược bán hàng offline còn được coi là một bước đệm – bước chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược bán hàng offline cụ thể sau đó. Tuy nhiên, để đảm bảo về mặt hiệu quả cũng như giải quyết các khó khăn trong suốt quá trình hoạch định thì bạn cần phải thực hiện theo một quy trình nhất định. Quy trình hoạch định chiến lược bán hàng offline này sẽ bao gồm như bước như sau:
• Bước 1: Xây dựng mục tiêu
• Bước 2: Đánh giá thực trạng
• Bước 3: Xây dựng chiến lược
• Bước 4: Chuẩn bị và tiến hành thực hiện
• Bước 5: Đánh giá và kiểm soát
Cách xây dựng chiến lược bán hàng offline thành công
Sau khi đã hoạch định xong, tiếp theo bạn sẽ chính thức bắt tay vào việc xây dựng chiến lược bán hàng offline của mình. Lúc này, mọi thức sẽ được tiến hành một cách rõ ràng hơn rất nhiều. Bởi phần xây dựng chiến lược ở khâu hoạch định mới là một phần nhỏ, thiên về việc lựa chọn kiểu chiến lược để bạn triển khai nhiều hơn. Cùng với đó, trong quá trình xây dựng chiến lược này bạn sẽ phải đảm nhận và thực hiện rất nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau.
Xác định mục tiêu bán hàng offline
Đây chính là nhiệm việc đầu tiên trong việc xây dựng chiến lược bán hàng offline mà bạn cần phải thực hiện. Việc xác định mục tiêu bán hàng lúc này cần phải cụ thể hóa hơn, chứ không thể chung chung như lúc hoạch định được nữa. Bên cạnh việc đưa ra các mục tiêu dài hạn, mục tiêu lớn thì ở mỗi một giai đoạn bạn cần phải đưa ra các mục tiêu cụ thể. Như đã đề cập đến ở trên, bán hàng offline sẽ bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau. Kết quả của từng giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Vì vậy, hãy đưa ra mục tiêu riêng cho từng giai đoạn này, hơn thế nó còn quyết định đến các chính sách, kế hoạch ở bước sau của bạn.
Lựa chọn chiến lược bán hàng offline phù hợp
Hiện nay, với sự thay đổi của thị trường cùng với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đã có rất nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, sẽ có rất nhiều kiểu chiến lược bán hàng khác nhau để bạn tham khảo, lựa chọn cho hình thức kinh doanh của mình. Mỗi một chủ shop, doanh nghiệp sẽ có mục tiêu bán hàng offline khác nhau. Đương nhiên phân đoạn thị trường, khách hàng mục tiêu được “nhắm”đến cũng sẽ có sự lựa chọn riêng. Vì vậy, hãy căn cứ vào những điều này để lựa chọn cho mình một chiến lược bán hàng offline phù hợp nhất.
Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh
Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh với nhiều bạn có thể là một công việc nhàm chán. Tuy nhiên, thông qua đó bạn sẽ xác định được thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu một cách chính xác. Xác định được hai điều này sẽ giúp các chủ cửa hàng, doanh nghiệp tối ưu được các chi phí, nguồn lực khi triển khai chiến lược bán hàng. Đồng thời, điều này còn liên quan trực tiếp đến các hoạt động truyền thông, marketing của bạn. Khi xác định đúng thị trường, khách hàng mục tiêu bạn sẽ nhắm đúng nhu cầu, mong muốn, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, đạt doanh thu đúng với kỳ vọng.
Lên phương án bán hàng offline
Chiến lược bán hàng offline luôn bao gồm các chính sách, kế hoạch bán hàng giúp doanh nghiệp phát triển, dành được thị phần, mở rộng quy mô của mình. Vì vậy, lúc này bạn cần phải đưa ra một phương án triển khai cho chiến lược bán hàng offline của mình. Trong phương án sẽ luôn phải xem xét các nguồn lực thực tế của doanh nghiệp để phân bổ một cách khoa học, đảm bảo cho chiến lược được triển khai thông suốt. Thực tế, có rất nhiều đơn vị vì không lên phương án chi tiết khi đưa chiến lược vào triển khai mới phát hiện ra nhiều “lỗ hỏng”. Cùng với đó, các nguồn lực không được tính toán kỹ lưỡng, khiến các giai đoạn sau không thể đảm bảo về mặt kết quả.
Triển khai chiến lược
Chiến lược bán hàng offline sẽ chỉ là một “mớ” lý thuyết suông nếu không được đưa vào triển khai trong thực tế. Bước triển khai cũng có thể nói là bước thực tế hóa, bạn sẽ phải đưa ra các cách thức, công cụ, biện pháp để đảm bảo cho chiến lược của mình được thực hiện một cách tốt nhất. Đồng thời, bạn nên xây dựng một lộ trình cùng với việc phân bổ từng công việc, nhiệm vụ đến từng người. Từ đó, việc triển khai chiến lược sẽ được “chạy” theo đúng kế hoạch, tính toán mà bạn đã đưa ra.
Kiểm tra và đánh giá hiệu quả
Trong suốt quá trình triển khai chiến lược bán hàng offline bạn nên xây dựng một hệ thống, phương pháp kiểm tra và đánh giá chuyên nghiệp. Nhất là khi, không phải mọi chiến lược khi đưa vào thực tế cũng đều được triển khai theo đúng kế hoạch mà bạn đã xây dựng. Thậm chí, ở mỗi giai đoạn đều cần phải kiểm tra, đánh giá và đưa ra sự điều chỉnh khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo kết quả cuối cùng sẽ đúng với các mục tiêu đã đề ra. Hơn thế, nó còn giúp bạn chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng.
Cách đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng offline chính xác
Kiểm tra và đánh giá, chính là bước cuối cùng trong việc xây dựng cũng như triển khai chiến lược bán hàng offline của bất kỳ ai. Tưởng như đây là bước đơn giản, nhưng trên thực tế rất nhiều người lại không biết đánh giá hiệu quả như thế nào mới là đúng. Đánh giá sai sẽ khiến bạn không đưa ra được quyết định sáng suốt, đúng đắn. Vậy làm sao để đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng offline chính xác? Sau đây là các yếu tố bạn nên căn cứ vào để đưa ra cho mình được những đánh giá tốt nhất nhé.
1. Phân tích sự hài lòng của khách hàng: Chiến lược bán hàng không chỉ đem lại lợi ích về doanh thu mà còn cả những giá trị khác. Trong đó, sự hài lòng của khách hàng chính là điều mà chúng tôi muốn nhắc đến. Nếu chiến lược của bạn hiệu quả, đi đúng hướng thì đương nhiên sự hài lòng của khách hàng cũng sẽ gia tăng.
2. Xác định lợi nhuận bán hàng: Chắc chắn khi đánh giá hiệu quả của chiến lược bán hàng offline thì đây là điều mà chúng ta không thể bỏ qua được. Nó chỉ hiệu quả khi mang lại biên độ lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn nên so sánh lợi nhuận bán hàng trước và sau khi áp dụng chiến lược để thấy được rõ mức độ hiệu quả.
3. Hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng: Chiến lược bán hàng offline hiệu quả không chỉ giúp tăng doanh thu, làm hài lòng khách hàng, tạo dựng ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn giúp mang đến một quy trình, phương án làm việc tốt cho đội ngũ nhân viên. Như vậy, hãy đánh giá xem hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên sales có hiệu quả không. Nếu có thì cũng có thể đánh giá rằng chiến lược của bạn đang rất phù hợp, giúp đội ngũ nhân viên triển khai dễ dàng, tăng đột phá về doanh thu.
Như vậy, TUHA đã cùng bạn tìm hiểu về cách xây dựng chiến lược bán hàng offline sao cho hiệu quả. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng trong kinh doanh, sở hữu một chiến lược “đắt giá” cũng chính là yếu tố đảm bảo cho sự thành công trong tương lai của bạn. Và để tăng được doanh thu của mình, bạn đừng quên xây dựng một quy trình quản lý bán hàng tốt ưu nhất với bộ công cụ hỗ trợ từ chúng tôi.