Cạnh tranh luôn được biết đến là một trong những quy luật tất yếu của kinh doanh, đã kinh doanh sẽ không tranh khỏi điều này. Ngay cả khi bạn theo đuổi chiến lược đại dương xanh – xóa bỏ đi sự cạnh tranh trong kinh doanh.
Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường cùng với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, khoa học hiện tại thì rất nhanh đại dương xanh của bạn cũng sẽ trở thành đại dương đỏ. Vì vậy, cạnh tranh luôn gắp liền với kinh doanh và nó bao hàm cả nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đều nhận thức rất rõ điều này, vì vậy để có thể tồn tại và phát triển thì bản thân những người chủ doanh nghiệp, công ty cần phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh tốt nhất, hiệu quả nhất cho mình.
Cạnh tranh là gì?
Mọi người vẫn thường đề cập đến các vấn đề cạnh tranh không chỉ trong kinh doanh mà ngay cả cuộc sống thường nhật. Nhưng phần lớn mọi người vẫn thường hiểu sai ý nghĩa của từ này, vậy cạnh tranh là gì? Theo đó, cạnh tranh là khái nghiệm mang hàm nghĩa rất rộng, nó xuất hiện trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống chứ không chỉ riêng kinh doanh. Cũng vì thế mà nó được hiểu với rất nhiều định nghĩa khác nhau, sẽ có rất nhiều điểm khác biệt giữa các định nghĩa này. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn dễ hiểu khi định nghĩa được đưa ra bao giờ cũng sẽ dựa trên góc độ nhìn nhận, đánh giá cụ thể và được đặt trong từng trường hợp để phát triển theo.
Trong khi đó, cạnh tranh lại được sử dụng trong rất nhiều trường hợp, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, sẽ rất khó để đưa ra một khái niệm thống nhất cho tất cả để khi chúng ta đặt vào trường hợp nào cũng đều làm sáng tỏ được bản chất thực sự. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản rằng cạnh tranh chính là những hành động ganh đua, đấu tranh lại với các cá nhân, đơn vị, tổ chức hay các nhóm vì các mục đích lợi ích, giá trị, phần thưởng hay bất kỳ một điều gì đó mà bản thân mỗi người đang hướng đến, coi trọng. Sự cạnh tranh có thể xảy ra giữa các cá nhân, doanh nghiệp, nhóm, tổ chức và tùy thuộc vào lực lượng tham gia sẽ có cách gọi khác nhau.
Ngoài ra, cạnh tranh cũng có thể tồn tại dưới nhiều dạng quy mô khác nhau không đơn thuần chỉ nằm ở lực lượng tham gia mà còn là cả mục đích. Vì vậy mà cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả khác nhau, nó có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhưng ngược lại có thể dẫn đến những hệ quả mà không một ai mong muốn cả. Đôi khi nhiều cá nhân, tập thể,… tiến hành sự cạnh tranh với mục đích không được coi là tốt, cạnh tranh không lành mạnh. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả ở mọi cấp độ mà chúng ta hoàn toàn khó có thể lường hết được.
Cạnh tranh trong kinh doanh là gì?
Nếu chúng ta rất khó để đưa ra một khái niệm chung cho cụm từ cạnh tranh, vậy nếu đặt trong một trong trường hợp – lĩnh vực cụ thể là kinh doanh thì cạnh tranh trong kinh doanh là gì? Đây cũng chính là chủ đề mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài ngày hôm nay. Vì vậy, trước hết hãy cùng nhau làm sáng tỏ hơn về khái niệm này nhé. Cạnh tranh trong kinh doanh là một thuật ngữ thuộc về khoa học kinh tế, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thực sự “hài lòng” với bất kỳ định nghĩa nào được đưa ra về cụm từ này.
Cạnh tranh là hiện tại sẽ chỉ xuất hiện, tồn tại trong nền kinh tế thị trường và nó sẽ “có mặt” ở mọi giai đoạn, lĩnh vực, quy mô và gắn liền với các chủ thể đang tham gia kinh doanh. Nên cạnh tranh trong kinh doanh được nhìn nhận ở rất nhiều góc độ khác nhau. Từ đó đồng thời cũng sẽ thiết lập nên các bản chất khác nhau của cạnh tranh như sau:
• Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua giữa các chủ thể, đơn vị đề giành giật khách hàng, cơ hội bán hàng, doanh thu.
• Cạnh tranh chính là mộ quá trình được diễn ra giữa các chủ thể tham gia vào kinh doanh trên thị trường.
• Cạnh trang sẽ chỉ xuất hiện, diễn ra trong điều kiện của nền cơ chế thị trường.
Như vậy, cạnh tranh trong kinh doanh sẽ là quá trình được thúc đẩy trong nền cơ chế thị trường giữa các chủ thể khác nhau. Mục đích được xây dựng dựa trên các lợi ích về kinh tế mà các chủ thể theo đuổi đến. Ngoài ra, điều này còn được thể hiện bằng rất nhiều hình thức, tính chất, quy mô khác nhau và phụ thuộc vào cách thức, mục đích mà các chủ thể thiết lập.
Mục đích của cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh chính là yếu tố đã gắn liền với nền kinh tế thị trường, dù bạn có muốn phủ nhận cũng là không thể. Ngay cả với những đơn vị đang theo đuổi chiến lược đại dương xanh, ắt hẳn cũng hiểu rất rõ về điều này. Các chủ thể tham gia vào thị trường sẽ luôn ganh đua, “nhăm nhe” để giành cho mình những cơ hội phát triển tốt nhất cùng với các mục đích khác nhau. Tất nhiên, điều này sẽ chỉ xảy ra khi các chủ thể có chung lợi ích, có sự giao thoa, trùng lặp ở một hay vào yếu tố trong kinh doanh.
Tuy nhiên, khi để triển khai cạnh tranh thì mọi chủ thể đều sẽ có mục đích nhất định. Nên cạnh tranh mới trở thành một cuộc “chạy đua” khốc liệt mà các đơn vị khó có thể tránh khỏi. Dù bạn muốn hay không muốn, nhưng đã tham gia vào nền kinh tế thị trường thì đều buộc phải đặt ra trong điều kiện này. Theo đó, mục đích của cạnh tranh trong kinh doanh được biểu thị ở rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng về cơ bản, các doanh nghiệp triển khai cạnh tranh với các đối thủ của mình đều hướng đến các mục đích như sau:
• Tăng doanh thu của doanh nghiệp.
• Mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
• Nổ lực để trở thành đơn vị dẫn đầu ngành.
• Khẳng định giá trị thương hiệu.
• Tăng giá trị thương hiệu.
• Tấn công vào thị trường mới.
• …
Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Với nhưng phân tích trên, chúng ta có thể nhận định rằng cạnh tranh chính là quy luật tất yếu đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường, mọi chủ thể tham gia vào đều không thể tránh khỏi. Nhưng phần lớn chúng ta lại đang nhìn nhận điều này theo hướng tiêu cực, tuy nhiên nếu bạn phân tích một cách kỹ lưỡng thì cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường lại có vai trò rất quan trọng. Hơn thế, vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường còn được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
1. Cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân: Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế quốc dân chính là nguồn động lực để nâng cao năng xuất lao động. Một nền kinh tế mạnh chính là “chứa đựng” các doanh nghiệp, công ty phát triển với sức cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, cạnh tranh ở đây phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh hoàn hảo để cùng phát triển.
2. Cạnh tranh đối với người tiêu dùng: Thực tế thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể trong kinh doanh lại mang đến không ít lợi ích cho người tiêu dùng. Bởi khi các doanh nghiệp, người bán hàng cạnh tranh thì người chịu áp lực lại không phải người tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng không chỉ có thể sự lựa chọn tốt hơn, đã dạng hơn mà giá thành cũng được ưa đãi hơn rất nhiều. Hơn thế, cũng vì điều này mà vai trò của người tiêu dùng lại càng được đề cao.
3. Cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh được coi là cuộc “chạy đua” giữa các doanh nghiệp, từ đó nó buộc các chủ thể tham gia phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Hay đúng hơn là tìm mọi cách để giành được các ưu thế cạnh tranh, chiến thắng. Vì vậy, cạnh tranh cũng trở thành nguồn động lực khuyến khích, cỗ vũ các doanh nghiệp phát triển, hoàn thiện mình hơn.
Các loại cạnh tranh trong kinh doanh
Chính sự tồn tại, ảnh hưởng khách quan của quy luật cạnh tranh trong kinh doanh đã hình thành nên những cơ chế riêng biệt mà các chủ thể tham gia vào đều phải tuân thủ theo. Tất nhiên, cạnh tranh sẽ không phải hoàn toàn chỉ có điểm xấu hay nó buộc phải bạn chịu các áp lực vô hình. Ngược lại, nó còn trở thành một nguồn động lực, khích lệ mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp không ngừng phát triển, hoàn thiện hơn cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Tùy theo hình thức tiến hành cạnh tranh trong kinh doanh cũng được phân chia thành 3 loại khác nhau.
1. Cạnh tranh trực tiếp: Đây là loại canh tranh rất dễ dàng để nhận ra, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có chung dòng sản phẩm, dịch vụ, hướng đến cùng đối tượng khách hàng. Trong cạnh tranh trực tiếp sẽ có các yếu tố cạnh tranh xuất hiện như giá cả, dịch vụ, kênh bán hàng, điểm bán hàng, tính năng.
2. Cạnh tranh gián tiếp: Ngược lại với cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh gián tiếp sẽ là các đơn vị không có cùng sản phẩm, dịch vụ cung ứng như lại có chung mục tiêu marketing, kinh doanh. Ngoài ra, họ có thể là cùng đáp ứng cho nhu cầu, giải quyết vấn đề nào đó của khách hàng.
3. Cạnh tranh tiềm năng hoặc cạnh tranh thay thế: Đây là sự cạnh tranh mà sản phẩm, dịch vụ của họ có thể tiềm năng cạnh tranh hoặc thay thế sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nó có thể không phải là một phiên bản “nâng cấp” trong tương lại mà là một giải pháp tối ưu hơn được đưa đến cho khách hàng.
Lợi ích và hạn chế của cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh trong kinh doanh đều mang đến cả những mặt lợi ích và hạn chế luôn tồn tại song hành với nhau. Nhưng theo tâm lý chung thì không một ai muốn mình phải rơi hay phải tiến hành sự cạnh tranh. Bởi cạnh tranh dù mang đến nhiều lợi ích, nhưng bản thân bạn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, thử thách. Nhất là các doanh nghiệp đang hoạt động trong các thị trường hay cung cấp các sản phẩm đang bước vào giai đoạn bão hòa.
+ Lợi ích của cạnh tranh trong kinh doanh:
• Thúc đẩy sự đổi mới cho doanh nghiệp, nền kinh tế thị trường.
• Làm tăng nhu cầu, nâng cao năng lực sản xuất.
• Giúp doanh nghiệp tìm thấy ưu thế cạnh tranh của mình.
• Thúc đẩy sự phát triển kinh doanh liên thục.
• Tạo động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
+ Hạn chế của cạnh tranh trong kinh doanh:
• Tạo nên áp lực lớn cho các doanh nghiệp.
• Khiến doanh nghiệp phải chi tiếu, đầu tư nhiều hơn.
• Làm giảm thị phần của doanh nghiệp.
• Tạo áp lực lớn trong quá trình làm việc của nhân viên.
• Khiến khách hàng bị nhầm lẫn về sản phẩm, thương hiệu.
4 loại chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến
Để có thể “sống sót” và giành được chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh trên thị trường thì buộc các doanh nghiệp cần phải đưa ra các chiến lược thực sự sáng suốt, hiệu quả. Chiến lược được đề cập đến lúc này chính là chiến lược cạnh tranh, với mục đích tạo dựng được các ưu thế cạnh tranh cho các đơn vị. Từ đó, không chỉ “vượt mặt” được các đối thủ mà còn giúp các doanh nghiệp đạt được rất nhiều ưu thế, lợi ích trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là 4 loại chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh được đánh giá rất cao về mặt hiệu quả, đồng thời được nhiều đơn vị áp dụng lâu dài.
1. Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu sự khác biệt: Xác định một đặc tính, tính năng,… của sản phẩm, dịch vụ mà duy nhất bạn sở hữu – dẫn đầu trong ngành là một ưu thế cạnh tranh rất tốt. Khi một sản phẩm, dịch vụ có điểm đặc biệt và khách hàng sẽ chỉ tìm thấy, trải nghiệm khi lựa chọn thương hiệu quả bạn thì đương nhiên nó luôn luôn được nhận diện một cách nhanh chóng, đồng thời cũng dễ dàng bán hàng.
2. Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí: Chiến lược này sẽ rất khó để các doanh nghiệp có quy mô nhỏ triển khai, nhất là đối với những đơn vị có nguồn lực về tài chính không đủ mạnh. Bởi nó liên quan đến việc cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ lâu dài với mức giá thấp. Tuy nhiên, nếu chiến lược cạnh tranh này được triển khai thành công thì đương nhiên sản phẩm, dịch vụ của bao giờ cũng giành được ưu thế lớn.
3. Chiến lược cạnh tranh tập trung vào sự khác biệt hóa: Chiến lược này có sự tương đồng với chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt. Tuy nhiên, chiến lược tập trung vào sự khác biệt hóa sẽ đẩy mạnh theo các nhóm tính năng, công dụng độc đáo để thu hút khách hàng. Hơn thế, đôi khi nó không phải là chỉ có duy nhất bạn sở hữu điều đó mà đơn giản là bạn khiến nó trở nên nổi bật như thế nào mà thôi.
4. Chiến lược cạnh tranh tập trung về chi phí: Có lẽ rất nhiều bạn sẽ nhầm lẫn chiến lược này với chiến lược dẫn đầu về chi phí. Nhưng chiến lược cạnh tranh tập trung về chi phí sẽ nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể, chứ không phải là đại trà. Nhờ vậy, mà ngay cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cũng có thể tiến hành.
Ví dụ về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thực tế
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường với các chủ thể là doanh nghiệp là điều không khó để bạn có thể bắt gặp. Thậm chí, bạn còn có thể nhanh chóng đưa ra các ví dụ về cạnh tranh trong kinh doanh ở Việt Nam để chứng minh cho lý thuyết này. Bởi khi cạnh tranh đã trở thành quy luật tất yếu thì quá trình hội nhập kinh tế, mở rộng thị phần sẽ càng làm gia tăng điều này. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những ví dụ về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thực tế. Đây được coi là những ví dụ “điển hình” nhất khi đó là những cái tên mà ai cũng biết.
Cuộc cạnh tranh giữa Coca Cola và Pepsi: Để lấy ví dụ về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thì có lẽ đây là “cặp đôi” mà rất nhiều người sẽ nghĩa ngay đến. Coca Cola và Pepsi chính là những đối thủ truyền kỳ của nhau khi đối đầu trực tiếp, với việc cung cấp cùng dòng sản phẩm. Đương nhiên, họ không chỉ đưa ra các cuộc chạy đua về sản phẩm hay giá thành, mà ngay cả trong các hoạt động marketing, truyền thông cũng vô cùng “sôi động”.
Cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung: Một trong những màn đối đầu trong ngành công nghệ đầy kịch tích, hấp dẫn trong suốt thập kỷ qua mà chúng ta không thể bỏ qua chính là Apple và Samsung. Cả hai đều đưa ra những chiến lược cạnh tranh vô cùng gay gắt đối với các dòng sản phẩm tương tự nhau. Dù là cạnh tranh bằng cách trực tiếp hay đưa ra những tuyên bố mang tính chất ám chỉ nhau, thì cuộc cạnh tranh giữa hai tên tuổi nổi tiếng này đều mang đến những màu sắc rất ấn tượng.
Cuộc cạnh tranh giữa dịch vụ chuyển phát nhanh DHL và FedEx: Trong ngành dịch vụ vận chuyển – chuyển phát nhanh, thì cặp đôi được đề cập đến trong các “cuộc chiến” không thể không nhắc đến chính là DHL và FedEx. Cả hai luôn cố gắng xây dựng cho mình những dịch vụ chuyên biệt, tiện ích bổ sung khác nhau. Đặc biệt, chiến lược về giá là điều được cả hai sử dụng đến rất nhiều.
Cạnh tranh trong kinh doanh dù là điều mà không một chủ thể tham gia nào mong muốn tham gia, chạy đua theo. Nhưng nó lại một quy luật tất yếu, dù bạn có cố gắng tạo ra một “đại dương xanh” thực sự cho mình thì cũng rất khó để giữ cho nó “xanh” mãi như vậy. Vì vậy, hãy nhìn nhận một cách khách quan nhất cho vấn đề này. Từ đó, xây dựng cho mình được các chiến lược cạnh tranh tối ưu, hiệu quả để doanh nghiệp của mình có thể đứng vững, giành chiến thắng.