Phần lớn các bạn trẻ khi mới bắt đầu khởi nghiệp đều lựa chọn bán hàng online để tận dụng những ưu thế của thời đại công nghệ, xu hướng tiêu dùng mới. Cùng với việc ngày càng xuất hiện nhiều kênh bán hàng online khác nhau, nên bán hàng offline đang dần trở nên “mờ nhạt” hơn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bán hàng offline là không cần thiết hay không quan trọng.
Các bạn cũng có thể thấy các thương hiệu, doanh nghiệp thành công đều có kênh bán hàng offline rất phát triển. Thậm chí đây mới là kênh giúp họ “hái” ra tiền, đảm bảo nguồn tài chính ổn định. Vậy làm sao để bán hàng offline hiệu quả, thành công? Hãy cùng TUHA tìm kiếm đáp án ngay trong bài viết này nhé.
Bán hàng offline là gì?
Trong thời đại công nghệ số phát triển, các khái niệm offline, online được đề cập đến rất phổ biến. Thậm chí chúng còn được sử dụng trong các cuộc trò chuyện thông thường của mọi người. Nhưng liệu bạn có hiểu rõ bán hàng offline là gì không? Với nhiều bạn có lẽ đây là một câu hỏi đơn giản, ngay cả khi không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán gì. Theo đó, bán hàng offline còn được hiểu là mô hình bán hàng truyền thống hay bán hàng trực tiếp. Bản thân chúng ta có thể tham gia vào hình thức bán hàng này mỗi ngày, trên cương vị là một khách hàng.
Bán hàng offline đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiến hành các giao dịch mua bán, thương mại tại mặt bằng, cửa hàng kinh doanh. Người bán hàng sẽ gặp gỡ, giao tiếp, tương tác, tư vấn và thuyết phục trực tiếp với người mua tại một địa điểm bán hàng. Kênh bán hàng offline cũng chính là những mặt bằng kinh doanh này, điều này thì hoàn toàn khác biệt so với bán hàng online. Hình thức này không đòi hỏi cửa hàng kinh doanh thực tế, mà thay vào đó là cửa hàng “ảo” được triển khai trên các kênh khác nhau. Tuy nhiên, bán hàng offline vẫn là hình thức quen thuộc nhất với người tiêu dùng. Nhất là tại thị trường Việt, phần lớn mọi người vẫn lựa chọn xu hướng mua sắm truyền thống này hơn cả.
Lợi ích và hạn chế khi bán hàng offline
Dù bán hàng hay kinh doanh online đang tạo nên một xu hướng vô cùng nổi bật trên toàn cầu. Thế nhưng, bán hàng offline vẫn chiếm một ưu thế nhất định với số lượng lớn các cửa hàng, địa chỉ bán hàng trực tiếp trải rộng khắp mọi nơi. Điển hình ở những khu vực phát triển, đông đúc dân cư như Hà Nội hay Hồ Chí Minh. Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy phần lớn các mặt bằng tại các con phố lớn đều được sử dụng với mục đích kinh doanh.
Bán hàng offline chính là hình thức giao dịch cơ bản, đã có từ rất lâu đời cho đến tận ngày hôm nay. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy tìm hiểu về những lợi ích và hạn chế khi triển khai hình thức bán hàng này nhé.
+ Lợi ích khi bán hàng offline:
• Tư vấn, giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho khách hàng với độ tương tác cao hơn.
• Nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, mong muốn và tâm lý của khách hàng.
• Tận dụng được mặt bằng kinh doanh để tạo ấn tượng, quảng bá với dòng người qua lại mỗi ngày.
• Tạo được độ uy tín cao với khách hàng đến trải nghiệm, mua sắm tại cửa hàng.
• Giảm thiểu được rủi ro bùng hàng, lừa đảo.
• Dễ dàng kiểm kê, quản lý hàng hóa.
+ Hạn chế khi bán hàng offline:
• Chi phí đầu tư, vận hành hoạt động tốn kém.
• Bị giới hạn về thời gian kinh doanh.
• Hạn chế về khả năng tiếp cận khách hàng trên diện rộng.
Có nên bán hàng offline không?
Từ ảnh hưởng của xu hướng shopping online cùng với những hạn chế trên, nên nhiều bạn lúc này có lẽ sẽ đặt ra câu hỏi có nên bán hàng offline không? Hay có nên phát triển mô hình kinh doanh offline không? Nhất là đối với những bạn trẻ, những người có số vốn đầu tư không quá lớn thì đây có lẽ chính là bài toán nan giải. Buôn bán, kinh doanh luôn cần phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, tính toán chi tiết nhất. Nếu không ngay cả khi có ý tưởng hay, khả thi thì cũng có thể bị thất bại ngay lập tức khi triển khai vào thực tế, bởi kinh doanh, buôn bán là một “cuộc chiến” thực sự.
Bán hàng offline tuy có những hạn chế nhất định, nhưng nó vẫn là một hình thức giao dịch thương mại quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Hơn thế, dù bạn lựa chọn bán hàng online, bán hàng trực tuyến thì vẫn có những hạn chế nhất định. Đặc biệt là trong vấn đề xây dựng lòng tin đối với khách hàng về sản phẩm, thương hiệu. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn nếu bạn phát triển hình thức bán hàng online. Trong khi đó, theo khảo sát thực tế, so với các cửa hàng “ảo” thì các địa chỉ có cửa hàng, mặt bằng kinh doanh bao giờ cũng nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng cao hơn rất nhiều.
Nên đây là lý do vì sao, nhiều người đang có hoạt động bán hàng online rất phát triển. Nhưng theo thời gian, khi quy mô, đơn hàng tăng lên họ vẫn hướng đến việc mở cửa hàng trực tiếp. Như vậy, có thể thấy rằng mở cửa hàng bán trực tiếp cho khách hàng là cái đích được nhiều người đặt ra. Tất nhiên, nếu mới khởi nghiệp, vốn còn hạn chế, kinh nghiệm còn ít bạn có thể bắt đầu với mô hình online. Còn đối với câu hỏi “Có nên bán hàng offline không?”, đánh giá một cách khách quan dựa vào tình hình thị trường thực tế thì đáp án của chúng tôi dành cho bạn chính là CÓ. Kèm theo đó là một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng, đầy đủ để bạn có thể triển khai hình thức bán hàng này.
Cách bán hàng offline hiệu quả để thành công nhất
Bán hàng offline mang đến không ít những lợi thế cho chúng ta, tuy nhiên nếu không biết cách triển khai, phát triển thì bạn có thể bị “loại khỏi cuộc chơi” từ rất sớm. Chưa kể đến những biến động không thể lường hết trước của thị trường, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cửa hàng, thương hiệu rất nhiều. Điển hình như đại dịch Covid-19 trong suốt hai năm qua, đến khiến không ít cửa hàng phải dừng hoạt động, đóng cửa vĩnh viễn.
Nên vấn đề được nhiều người đặt ra lúc này là làm sao để bán hàng offline một cách hiệu quả, thành công. Sẽ không có một công thức chung cho tất cả, thay vào đó cách bán hàng offline hiệu quả chính là tập trung vào việc xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp và tối ưu trong từng bước như sau:
Bước 1: Xây dựng ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu chính là yếu tố “đắt giá” ảnh hưởng đến quá trình giao dịch giữa bạn và khách hàng rất nhiều. Hơn thế, bán hàng offline thì các ấn tượng ban đầu có thể xuất hiện từ rất nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, muốn hiệu quả bạn cần tiến hành xây dựng ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng từ những điều nhỏ nhất. Theo đó, khi đến cửa hàng của bạn khách hàng sẽ có ấn tượng từ những điều dưới đây.
• Ấn tượng về cách trưng bày hàng hóa, sản phẩm.
• Ấn tượng về vấn đề vệ sinh của cửa hàng.
• Ấn tượng về cách trang trí, âm thanh, ánh sáng của cửa hàng.
• Ấn tượng về hình thức, thái độ của nhân viên bán hàng.
Bước 2: Giao tiếp với khách hàng
Bán hàng offline cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiến hành giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Đây chính là bước tiếp theo cần đảm bảo rất nhiều điều, thông qua đây ngoài việc tạo được ấn tượng với khách hàng, bạn còn nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của họ. Trong giao tiếp với khách hàng cần đảm bảo 3 nguyên tắc quan trọng là: Rõ ràng – Trung thực – Không lạc đề. Ngoài ra, hãy luôn tạo sự tin tưởng và cảm giác thoải mái cho khách hàng của bạn. Khi đã tin tưởng và cảm thấy thoải mái, họ sẽ dễ dàng trao đổi với bạn các thông tin hữu ích. Để từ đó, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được vấn đề đưa ra được cách tư vấn, giới thiệu hiệu quả hơn.
Bước 3: Am hiểu nhu cầu của khách hàng
Ngay cả khi bạn lựa chọn hình thức bán hàng online, việc am hiểu nhu cầu của khách hàng vẫn là yếu tố cần phải đặt lên hàng đầu. Bản thân người bán hàng không hiểu khách hàng của mình cần gì, mong muốn gì chắc chắn sẽ không thể đưa ra những lời tư vấn tốt, sự gợi ý mang giá trị cao. Hãy để khách hàng của bạn nói nhiều hơn và trong lúc đó hãy lắng nghe để biết nhu cầu thực sự của họ là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khơi gợi nhu cầu bằng những dạng câu hỏi khác nhau. Bởi không phải lúc nào, khách hàng cũng nói chính xác và rõ ràng nhu cầu mà họ muốn là gì.
Bước 4: Thuyết phục khách hàng
Sau khi đã thực sự am hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra được sự lựa chọn hợp lý nhất dựa trên những thông tin có được. Bước tiếp theo bạn cần phải thuyết phục khách hàng với sản phẩm này của mình. Bằng cách giới thiệu các lợi ích của sản phẩm, nhấn mạnh vào các tính năng, thông tin mà khách hàng đang chú trọng quan tâm đến. Hoặc cũng có thể so sánh nó với các sản phẩm khác, để làm nổi bật lên những ưu điểm vượt trội. Từ đó, khách hàng của bạn sẽ dần dần cảm thấy đây là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho mình.
Bước 5: Hỗ trợ khách hàng thử sản phẩm
Với những sản phẩm đặc thù như quần áo, giầy dép hay trang sức,… thì việc dùng thử chắc chắn luôn là điều cần thiết. Hơn thế, việc thử sản phẩm chính là bước ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của khách hàng rất nhiều. Khi đã giới thiệu mẫu mã xong, ngoài việc khuyến khích khách hàng thử sản phẩm thì bạn nên hỗ trợ họ thử luôn. Đã rất nhiều người tiêu dùng cho biết rằng, rất nhiều mẫu sản phẩm và nhất là quần áo khi cầm trên tay thì hết sức bình thường. Nhưng khi mặc thử vào người, họ lại cảm thấy chúng vô cùng đẹp, rất phù hợp với mình và họ đã quyết định mua. Hơn thế, việc hỗ trợ khách hàng thử sản phẩm còn giúp để lại ấn tượng rất sâu sắc với một phong cách bán hàng offline chuyên nghiệp, nhiệt tình.
Bước 6: Mở rộng cơ hội bán hàng
Nếu như bạn muốn việc bán hàng offline của mình ngày càng trở nên hiệu quả, thành công với mức doanh thu cao thì đừng quên mở rộng các cơ hội bán hàng mà mình có được. Đừng cho rằng, giới thiệu và tư vấn đúng với nhu cầu của khách hàng là bạn đã hoàn tất mọi việc. Khi họ đã xác định được món đồ mà mình cần mua là gì, bạn hãy tiến hành việc giới thiệu thêm những sản phẩm, những sự lựa chọn thêm. Tất nhiên, mọi thứ đều cần phải dựa vào nhu cầu hiện tại của khách hàng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn cần phải tư vấn, giới thiệu một cách khéo léo về điều này. Đừng cố gắng “chèo kéo” khách hàng, nếu không họ sẽ cảm thấy rằng bạn đang cố “móc hầu bao” của họ.
Bước 7: Kết thúc bán hàng
Khi đã xác định khách hàng ưng ý và có ý định mua sản phẩm mình rất rõ ràng, cũng sẽ là lúc bạn nên kết thúc bán hàng. Nghe qua, nhiều bạn sẽ cho rằng đây là một bước rất đơn giản. Nhưng thực chất, có rất nhiều đơn hàng không được “chốt” thành công bởi chính bước này. Vì vậy, đừng chủ quan ở bước này và thậm chí bạn còn phải xử lý các tình huống từ chối có thể xảy ra. Dù trước đó, trong suốt quá trình lựa chọn và thử đồ khách hàng luôn cảm thấy hài lòng. Kết thúc bán hàng để tốt nhất thì thay thế câu khẳng định bằng câu hỏi. Ví dụ như, chị cảm thấy mẫu này như thế nào? Chị có ưng ý mẫu này không? Em gói sản phẩm này cho chi nhé?....
Bước 8: Tạo ấn tượng cuối
Đây chính là bước trong quy trình bán hàng offline và cũng là cách bán hàng offline hiệu quả mà bạn nên chú trọng vào. Đừng chỉ chăm chăm vào việc tạo ấn tượng ban đầu mà ấn tượng cuối cũng rất quan trọng. Ấn tượng cuối sẽ được hình thành từ các bạn nhân viên bán hàng và nhân viên thu ngân ở chính thái độ phục vụ, hỗ trợ cho khách hàng. Bởi bán hàng offline muốn giữ được chân khách hàng thì mọi tiểu tiết trong suốt quá trình tương tác, giao dịch đều cần phải chú trọng đến. Ví dụ, như khi đưa khách hàng đến quần thu ngân, nhân viên của bạn khi tiến hành nhận đồ tươi cười và cảm ơn bao giờ cũng khiến họ cảm thấy được tôn trọng. Hay khi khách hàng rời cửa hàng, nhân viên bán hàng ra tận nơi mở cửa và chào tạm biệt.
Bán hàng offline kết hợp online – Xu hướng nổi bật hiện nay
Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn với câu hỏi nên bán hàng offline hay online hoặc nên kinh doanh offline hay online mới tốt hơn, thì hãy tham khảo ngay xu hướng 2 trong 1 đang nổi bật nhất hiện nay. Theo đó, bán hàng offline kết hợp online đang là hình thức bán hàng rất được ưa chuộng. Thay vì, phát triển hoàn toàn theo một hình thức nào đó thì điều này giúp họ mở rộng tối đa nhất cơ hội bán hàng cũng như tiếp thị, tiếp cận khách hàng của mình. Ngoài ra, nếu đã kết hợp cả hai thì bạn sẽ khắc phục được những nhược điểm khi phân tách chúng độc lập.
Tất nhiên, nếu muốn bán hàng offline kết hợp online thì bạn phải có khả năng về các nguồn lực như tài chính, nhân sự cũng như cách thức quản lý đảm bảo. Bởi vận hành cả hai hình thức bán hàng cùng lúc chưa bao giờ là điều dễ dàng cả. Nó có thể mang đến cho các bạn nhiều lợi thế, cơ hội nhưng song hành cũng là không ít rủi ro, thử thách. Chưa kể, công việc quản lý bán hàng cũng sẽ áp lực hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết với các phần mềm quản lý bán hàng được thiết kế với bộ công cụ tính năng chuyên biệt rất hiệu quả. Ngoài ra, ngày nay với sự cạnh tranh không ngừng ra tăng, thì dù bán hàng offline 100% hay kết hợp cả online. Muốn tồn tại và phát triển thì bạn cũng nên đầu tư vào hoạt động marketing, quảng cáo cho mình.
Mong rằng, thông qua những chia sẻ từ chính những kinh nghiệm, tìm hiểu thực tế về bán hàng offline của chúng tôi trên đây đã gửi đến bạn phần thông tin hữu ích nhất. Thị trường ngày càng có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của hình thức bán hàng, kinh doanh online. Tuy nhiên, bán hàng offline vẫn là hình thức chủ đạo ở rất nhiều thị trường và trong đó có Việt Nam chúng ta. Vì vậy, hãy nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình.