Áp dụng mô hình 5P trong marketing đang được ví như một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp bứt phá về mặt hiệu quả cho các chiến lược tiếp thị, truyền thông. Nhất là khi xu hướng của người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự thay đổi.
Họ không đơn thuần chỉ quan tâm đến sản phẩm có tốt không, giá có hợp lý không mà còn rất nhiều vấn đề khác và đơn giản chỉ là về mặt cảm xúc, tâm lý. Vì vậy, mô hình marketing 4P truyền thống được vận dụng trước đó đã bắt đầu bộc lộ rất những mặt hạn chế nhất định. Điều này đã khiến nhiều đơn vị phải đánh giá, nhìn nhận lại từng vấn đề và tập trung vào việc kết nối nhu cầu của khách hàng.
1/ Mô hình 5P là gì?
Số đông trong chúng ta đều quen thuộc với mô hình 4P đã được hình thành và áp dụng rộng rãi từ trước đấy nay. Nhưng mô hình 5P là gì với nhiều người vẫn là một câu hỏi khá khó, thậm chí đây cũng có thể là lần đầu tiên được nghe nhắc đến cụm từ này. Vì vậy, trước khi tìm hiểu về marketing 5P thì chúng ta cần phải hiểu rõ về mô hình này với một khái niệm rõ ràng và chính xác. Theo đó, mô hình 5P được hiểu là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ bản trong kinh doanh để từ đó hình thành lên những kế hoạch, chiến lược cũng như tạo dựng nên chân dung, hành trình khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Điều này đồng thời cũng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, biết khách hàng cần gì, mong muốn gì để đưa ra những sự lựa chọn thỏa mãn nhu cầu của họ. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta hãy cùng nhau giải thích nghĩa của từng từ P một trong mô hình 5P này.
1. Product – Sản phẩm: Bao gồm tất cả những công việc, vấn đề liên đến sản phẩm của doanh nghiệp. Như xây dựng mạng lưới truyền thông cho sản phẩm, phân tích – so sánh đặc tính của sản phẩm của mình và đối thủ cạnh tranh, nắm rõ những điểm yếu của sản phẩm, thác hiệp các nghiệp vũ kỹ thuật để làm rõ các đặc tính nổi bật của sản phẩm,…
2. Price – Giá thành: Bao gồm việc xây dựng giá bán hợp lý, đảm bảo về lợi ích, cạnh tranh cho doanh nghiệp; Áp dụng các chính sách giá phù hợp đối với từng dòng sản phẩm; Trợ giá đối với các trường hợp đặc biệt;…
3. Place – Kênh phân phối: Xây dựng hệ thống kênh phân phối để đảm bảo quá trình xúc tiến sản phẩm ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Áp dụng các chiến lược hợp lý đối với các kênh phân phối của doanh nghiệp, để từ đó tối ưu về mặt hiệu quả,…
4. Promotion – Truyền thông: Để đảm bảo về mặt hiệu quả trong kinh doanh thì truyền thông luôn là điều không thể hiếu. Nếu làm tốt, thậm chí còn có thể trở thành một vũ khí giúp các doanh nghiệp “đánh bại” các đối thủ cạnh tranh của mình.
5. People – Con người: Trong kinh doanh, con người luôn là yếu tố chủ chốt nhằm đảm bảo các khâu từ sản xuất, vận hành cho đến tiêu dùng. Không chỉ là các đối tác, nhân viên mà chữ P này còn đề cập đến khách hàng.
Xem thêm: Góc giải đáp: Marketing 0 đồng có thật không? Những nguyên tắc vàng khi triển khai
2/ 5P trong marketing được hiểu như thế nào?
Với tính hiệu quả cao, mô hình 5P được áp dụng rộng rãi cho việc phân tích thị trường, hệ thống mạng lưới phân phối hay các kế hoạch kinh doanh, chiến dịch khuyến mại của các doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi nó được xây dựng dựa trên 5 yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của mọi đơn vị. Tận dụng điều đó, mô hình này ngày càng được sử dụng rất nhiều trong cả hoạt động marketing của nhiều doanh nghiệp. Vậy 5P trong marketing sẽ được hiểu như thế nào?
5P trong marketing vẫn sẽ là quá trình sử dụng 5 yếu tố căn bản mà chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ở phần trên, nhưng chúng sẽ được khai thác với mục đích phục vụ cho quá trình tiếp thị. Chính xác hơn là vận dụng các yếu tố kinh doanh để xây dựng nên các chiến lược, kế hoạch tiếp thị một cách hiệu quả hơn. Từ đó nhằm tạo dựng nên những giá trị mang đến lợi ích cao cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình thì 5P marketing sẽ còn có thể giúp bạn nhìn nhận được rất nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau trong đơn vị của mình. Vì vậy, mục đích sẽ không chỉ dừng lại ở việc chỉ tạo ra những giá trị lợi ích trong tiếp thị mà còn góp phần củng cố xây dựng thương hiệu và tạo ra ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ. So với mô hình 4P marketing truyền thống trước kia thì mô hình 5P được đánh giá là một sự cải tiến mang đến những tác động đầy tích cực cho quá trình tìm hiểu, phân tích và mang đến những sự lựa chọn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
3/ 5P marketing và tháp nhu cầu Maslow
Theo xu hướng phát triển của thị trường cùng với sự thay đổi về mặt nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay mô hình 5P marketing đang dần được cải thiện với sự kết hợp với tháp nhu cầu Maslow. Từ đó đã hình thành nên một định nghĩa mới về sự gắn kết với khách hàng đầy ấn tượng. Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết hoàn hảo khi đề cập rõ ràng đến từng tầng – cấp độ thay đổi trong nhu cầu của con người. Kết hợp với mô hình 5P marketing đã mang đến những sự phân tích chuyên sâu hơn, đầy đủ hơn về tâm lý khách hàng.
Ở mô hình 4P hay 5P cơ bản thì mọi doanh nghiệp đều hình dung về khách hàng theo một mẫu hình rất lý tưởng, các khía cạnh rất rõ ràng. Nhưng chúng ta đều hiểu rằng tâm lý của con người chưa bao giờ là đơn giản cả. Tâm lý hay nhu cầu của mỗi cá nhân đều có thể dễ dàng bị thay đổi theo thời gian, môi trường sống hoặc bất kì một ảnh hưởng nào đó xung quanh. Thêm vào đó, người tiêu dùng ngày càng dành nhiều sự kỳ vọng vào các trải nghiệm mà doanh nghiệp mang đến mình. Nó thậm chí sẽ trở thành những nhân tố tác động đến quyết định mua sắm của họ rất nhiều.
Vì vậy, việc kết hợp giữa mô hình 5P marketing và tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về nhu cầu cũng như tâm lý của khách hàng. Lúc này, mô hình 5P sẽ không dừng lại ở các yếu tố căn bản như trên nữa mà mở rộng theo 5P như sau:
• Purpose – Mục đích
• Pride – Niềm tự hào
• Partnership – Đối tác
• Protection – Bảo vệ
• Personalization – Cá nhân hóa
4/ Tại sao nên áp dụng mô hình 5P trong marketing?
Với sự mở rộng của các mô hình hiện nay, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn dành cho mình không đơn thuần chỉ có 4P, 5P mà còn 6P trong marketing hay 7P trong marketing. Tất nhiên với mỗi một mô hình sẽ có những đặc điểm riêng biệt và từ đó mang lại các giá trị mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Tuy nhiên với mô hình 5P và đặc biệt là với sự kết hợp từ tháp nhu cầu Maslow đang nhận được đánh giá rất cao. Thậm chí còn là một trong những sự lựa chọn không nên bỏ qua cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp.
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, phát triển như vũ bão hiện nay, khách hàng ngày càng “làm chủ” hơn quá trình mua sắm của mình. Theo đó, họ có thể tìm kiếm, tiếp cận các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các thương hiệu mà họ quan tâm lại bất kỳ đâu. Đơn giản chỉ là một cú click trên Google đã có cả loạt thông tin được cung cấp với sự tương thích theo kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, điều họ cần vẫn là những sự lựa chọn, giải pháp phù hợp nhất với mình. Và đây cũng chính là lúc 5P marketing phát huy vai trò của mình, đồng thời cũng là lý do vì sao bạn nên áp dụng nó.
5P trong kinh doanh nói chung và 5P trong marketing nói riêng đều được xây dựng dựa trên những yếu tố căn bản nhất. Với những phân tích chuyên sâu trên từng khía cạnh và sự kết hợp với tháp nhu cầu Maslow sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ với nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra những lời giải đáp về các nghiên cứu, phân tích thị trường, khách hàng. Đưa tới một chân dung khách hàng hoàn chỉnh, góp phần mang đến những trải nghiệm tốt. Đồng thời còn giúp hoàn thiện hơn về mặt sản phẩm, dịch vụ của mình – biến chúng trở thành những sự lựa chọn ưng ý nhất đối với các phân khúc thị trường đang được nhắm đến.
5/ Những nguyên tắc khi chuyển đổi sang mô hình 5P marketing
Nếu bạn đang áp dụng mô hình 4P marketing hay bất kỳ một mô hình nào khác cho hoạt động tiếp thị của mình, khi chuyển đổi sang mô hình 5P marketing buộc phải tuân thủ theo 3 nguyên tác hàng đầu. Mỗi một mô hình đều được thiết lập dựa trên các yếu tố tiếp thị khác nhau, chúng sẽ tập trung khai thác vào những điều đó. Chính vì vậy hoàn toàn có thể xuất hiện sự đối lập, nên để tránh rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Bước ra khỏi vùng an toàn
Lý do lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp thất bại khi chuyển đổi sang mô hình 5P marketing chính là không muốn thay đổi quá nhiều, “an phận” trong “vùng đất” đã thuộc về mình. Tất nhiên, tâm lý chung của tất cả mọi người không ai là không muốn an toàn. Nhất là vốn dĩ công chuyên kinh doanh đã có rất nhiều thách thức, vấn đề “đau đầu”. Tuy nhiên, nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để tiến hành những điều mới mẻ thì bạn không thể chuyển đổi được thành công.
Đơn giản như việc tiếp cận khách hàng, nếu như 5P trong marketing khi kết hợp với tháp nhu cầu Maslow sẽ tập trung vào tính cá nhân hóa, tạo sự đảm bảo cho khách hàng. Nhưng cách cũ trước kia lại không như vậy, nếu bạn vẫn giữ nguyên thì cho đến cuối cùng kết quả vẫn sẽ làm dậm châm tại chỗ. Vì vậy, không ra khỏi vùng an toàn hay thỏa mãn với những gì mình đang có thì chiến lược marketing về cơ bản chỉ là đang cầm cự mà thôi.
Thời điểm là tất cả
Trong mô hình 5P marketing hiện đại (kết hợp với tháp nhu cầu Maslow) thì tính cá nhân hóa được đề cao và là giá trị cốt lõi. Nhưng có một điều mà bạn không được quên rằng thời điểm là tất cả, thời điểm chính là chìa khóa tạo nên thành công. Doanh nghiệp tạo ra những nội dung hay, thông điệp mạnh nhưng chúng sẽ không đạt hiệu quả đúng mong mốn nếu truyền đạt không đúng thời điểm đến đối tượng mục tiêu của bạn.
Cấp độ cá nhân hóa theo cùng cả thời điểm hiện nay không có nhiều doanh nghiệp đạt được, nhưng đây lại chính mà một nguyên tắc quan trọng giúp bạn chuyển đổi mô hình 5P thành công. Điều này được thể hiện ở ngay ví dụ sau đây, bạn gửi các thông tin về các chương trình ưu đãi, khuyến mại đến cho khách hàng. Nếu đúng thời điểm họ đang có nhu cầu thì đương nhiên họ sẽ bị thu hút ngay lập tức và thậm chí là đưa ra quyết định mua sắm của mình luôn. Nhưng ngược lại, thông tin này lại được đưa ra khi họ vừa mua xong thì tất nhiên nó lại không còn giá trị gì đối với cá nhân họ.
Chuyển hướng từ sản phẩm sang platform
Nguyên tắc cuối cùng khi áp dụng 5P trong marketing mà bạn cần phải tuân thủ chính là chuyển hướng từ sản phẩm sang platform, đây sẽ là xu hướng giúp quy mô thị phần của doanh nghiệp không những mở rộng mà còn vững chắc hơn rất nhiều. Bạn có thể thấy rất nhiều đơn vị đang dần phát triển theo điều này, điển hình có thể kể đến như là Under Armour vốn là một trong những thương hiệu rất nổi tiếng về các sản phẩm thể thao trên thị trường.
Nhưng vào năm 2015, đơn vị này đã đầu tư 500 triệu USD để đầu tư vào việc đáp ứng dịch vụ phân tích thông số thể hình và theo dõi thông tin thể hình cho khách hàng của mình. Từ việc đáp ứng các sản phẩm thể theo, Under Armour đã xây dựng nên một hệ sinh thái với dịch vụ đặc biệt được cung cấp. Điều này đã giúp họ không chỉ kết nối khách hàng của mình mà còn mở rộng hơn đối với những cá nhân yêu thích hoạt động thể thao.
6/ Cách xây dựng chiến lược marketing 5P hiệu quả
Chúng ta nhắc đến rất nhiều về mặt lợi ích khi sử dụng 5P trong marketing, với mô hình này rất nhiều giá trị mới được hình thành. Đặc biệt bạn sẽ thiết lập một định nghĩa mới về sự gắn kết với nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng chính là việc bạn đang đảm bảo doanh thu, hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải đơn bị nào cũng biết cách xây dựng chiến lược marketing 5P sao cho đảm bảo về mặt hiệu quả, tránh lãng phí các nguồn lực.
Để xây dựng chiến lược 5P marketing ngoài việc kết hợp với tháp nhu cầu Maslow thì vẫn sẽ phải tập trung vào 5P căn bản nhất.
• P – Product: Bạn phải thực sự là người hiểu rõ về sản phẩm của mình, bạn bán gì? sản phẩm bạn bán cho ai? sản phẩm bạn có điểm gì mạnh, điểm gì yếu? so với đối thủ sản phẩm bạn có gì hơn, có gì kém?... Từ đó xây dựng nên USP cho sản phẩm, nếu có một USP độc đáo, đủ mạnh thì quá trình marketing bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
• P – Price: Không phải lúc nào giá thấp, giá rẻ thì bạn mới có thể bán được sản phẩm, thu hút được khách hàng. Ngay cả khi giá bạn cao nhưng bạn biết cách khéo léo áp dụng hay chứng minh được sản phẩm của mình xứng đáng với mức giá đó thì việc thuyết phục khách hàng vẫn sẽ thành công.
• P – Place: Hệ thống phân phối thông tin, thông điệp của bạn sẽ được tiến hành trên những kênh nào? Việc lựa chọn kênh marketing trong mô hình này cần phải chú ý đến. Đó phải là những kênh có khả năng thu hút và tiếp cận chính xác, đông đảo các đối tượng mục tiêu của bạn.
• P – Promotion: Chữ P trong phần này được thể hiện ở việc xúc tiến hỗn hợp, đừng cố định ở một kênh hay một công cụ tiếp thị duy nhất. Muốn nâng cao về mặt hiệu quả thì bạn phải cho khách hàng biết đến nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu quả mình.
• P – People: Có hai điều bạn cần phải đảm bảo ở chữ P cuối cùng này, thứ nhất phân tích và xác định rõ khách hàng của mình là ai. Thứ hai, nhân lực đảm bảo các công việc có đầy đủ không. Hãy phân bổ các đầu công việc đến từng cá nhân một.
Xem thêm: Chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ: 6 sự gợi ý mà bạn không nên bỏ qua
Ngày nay, có rất nhiều mô hình khác nhau được vận dụng vào quá trình tiếp thị, marketing. Nhưng mô hình 5P vẫn mang đến rất nhiều điểm sáng, thậm chí tạo ra một sự đột phá rất lớn cho các doanh nghiệp. Không chỉ nâng cao giá trị chuyển đổi mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu rất tốt. Mô hình 5P trong marketing có thể với nhiều đơn vị vẫn còn rất mới lạ, cần có thời gian để nghiên cứu. Nhưng với sự thay đổi và nhu cầu của thị trường hiện nay, bạn cần phải đánh giá lại một cách tổng quan các hoạt động kinh doanh của mình. Nhất là với quá trình marketing đã thực sự được tối ưu và có sự liên kết chắc chắn chưa.