Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng “bùng nổ” ở nhiều quốc gia và trong đó cả Việt Nam chúng ta đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo mọi người. Đây được coi là một trong những xu hướng tất yếu của thời đại công nghệ 4.0, cũng như quá trình phát triển thương mại toàn cầu.
Do đó, việc triển khai cũng như tối ưu hóa phương thức thanh toán này trở nhiệm vụ quan trọng của hầu hết nền kinh tế khác nhau. Nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, càng cho chúng ta thấy rõ được tính ưu việt và sự cần thiết của phương thức thanh toán này.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới
Thanh toán không dùng tiền mặt được biết đến là hình thức thanh toán tiến hành thông qua các phương tiện khác để chúng ta thực hiện các giao dịch cần thiết của mình, mà không cần phải sử dụng đến tiền mặt. Bản chất của hình thức thanh toán này là hạn chế tối đa nhất lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, tối ưu chi phí xã hội một cách hiệu quả nhất. Hoạt động này, không chỉ mang đến lợi ích nhất định cho một đơn vị nào mà là cho tất cả các bên tham gia, ngay cả người tiêu dùng đơn thuần cũng không ngoại lệ. Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trên thế giới ngày càng “bùng nổ” một cách mạnh mẽ.
Nếu như một vài năm trước, xu hướng này chỉ xuất hiện ở các nước phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển thì hiện nay nó đã lan rộng ra cả những nước đang phát triển, như Việt Nam chúng ta. Đặc biệt, từ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì xu hướng này trên toàn cầu lại phát triển một cách nhanh chóng. Đặc biệt là hình thức thanh toán điện tử được đông đảo mọi người lựa chọn. Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà thanh toán không dùng tiền mặt mang lại, thì nó còn là một giải pháp giúp đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho tất cả mọi người khi hạn chế được việc tiếp xúc.
Trong xu hướng này có sự xuất hiện của tiền mặt hay không chính là điểm khác biệt lớn nhất và là yếu tố tiên quyết để hình thành nên xu hướng. Điển hình các quốc gia đang dẫn đầu về xu hướng này trên thế giới phải kể đến như Mỹ hay gần với chúng ta nhất là Trung Quốc. Các bạn có thể thấy hầu như mọi giao dịch, dù là những hóa đơn mua sắm nhỏ nhất hay thậm chí các quầy bán hàng tại các khu chợ truyền thống cũng tiến hành giao dịch không dùng tiền mặt. Mỗi một địa điểm mua sắm, đều để sẵn mã QR để khách hàng có thể tiến hành thanh toán điện tử một cách nhanh chóng, ngay cả khi bạn chỉ mua một mớ rau hay một chai nước lọc. Đây là hình ảnh rất quen thuộc nếu bạn đến Trung Quốc du lịch ở các thành phố lớn hay có thể thấy được qua những thước phim mà mình đang theo dõi mỗi ngày.
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
Được biết đến là xu thế tất yếu của thương mại thời đại mới, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của toàn thế giới. Dù đi sau, nhưng tốc độ tăng trưởng của hình thức thanh toán ở nước ta cũng gia tăng nhanh chóng. Theo thông kê, các giao dịch không sử dụng đến tiền mặt ở thời điểm ghi nhận đã tăng đến 70% so với cùng kỳ năm trước. Đây thực sự là một con số đầy ấn tượng và là điểm sáng trong việc chuyển đổi về phương thức thanh toán của người dân nước ta.
Tuy nhiên, thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay vẫn tồn đọng không ít bất cập và thách thức. Đúng hơn thì chưa có nhiều bứt phá lớn, điều này được lý giải do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, do công nghệ và hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt của nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trong khi đó, công nghệ lại chính là “vũ khí” giúp hình thức này phát triển tối ưu nhất. Thứ hai, do tâm lý của người tiêu dùng khi đã quá quen thuộc với việc thanh toán bằng tiền mặt. E ngại việc thanh toán không dùng tiền mặt và nhất là thanh toán điện tử có quá nhiều thao tác phức tạp, khó hiểu, khó nhớ. Như vậy, “thái độ thanh toán của người tiêu dùng” đang chi phối sự phát triển của xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt rất nhiều.
Cùng với đó, các thanh toán không dùng tiền mặt hầu hết tập trung toàn bộ ở khu vực thành phố, đô thị đông đúc dân cứ. Rất nhiều giải pháp đã được xây dựng và thúc đẩy, đặc biệt là “cuộc chạy đua” của các ngân hàng trong vấn đề này đã mang đến những “điểm sáng” đầy tích cực và hứa hẹn trong tương lai. Hệ thống cơ sở vật chất, thông tin, kỹ thuật của nước ta cũng dần từng bước hoàn thiện. Đặc biệt, là xu hướng tất nhiên nên hành lang pháp lý của Nhà nước cũng mang đến một sự đảm bảo an toàn, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.
Ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
Xét về lâu dài, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ được thiết lập như một phương thức thanh toán chủ chốt của xã hội. Nhìn nhận, cả quá trình xây dựng và phát triển, phương thức này mang đến rất nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Và tất nhiên, điều cơ bản mà chúng ta có thể đánh giá ngay được đó là nếu như thanh toán không dùng tiền mặt không tốt, không tối ưu thì nó đã không thể phát triển được đến ngày hôm nay.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng nhận dược nhiều đánh giá cao. Đồng thời, đây cũng là “thỏi nam châm” thu hút mọi người chuyển đổi sang hình thức thanh toán này trong các giao dịch của mình. Vậy hãy cùng chúng tìm hiểu về ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt, để hiểu rõ hơn vì sao nhiều người lại lựa chọ nó và vì sao nó phát triển nhanh chóng như vậy nhé.
• Nhanh chóng, độ chính xác cao
• Đảm bảo an toàn
• Tiện dụng
• Giảm chi phí xã hội
• Giảm lạm phát
• "Tấm lá chắn" hạn chế, kiểm soát nạn rửa tiền, tài trợ khủng bố
• Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa
• Người tiêu dùng có thể nhận được nhiều ưu đãi hơn trong mua sắm
• …
Nhược điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
Trở thành xu hướng tất yếu của thời đại, khắc phục đến nhiều hạn chế của phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể thấy rất rõ những nhược điểm của thanh toán không dùng tiền mặt hiện hữu trực tiếp. Đây cũng là điều rất khó tránh, bởi mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống của chúng ta đều có tính chất hai mặt. Ngay cả thanh toán bằng tiền mặt, dù có những “điểm trừ” rất lớn nhưng không phải là nó không có “điểm cộng” nào đủ sức để thuyết phục chúng ta.
Tất nhiên, muốn hiểu rõ hơn và đưa ra những đánh giá chính xác thì ngoài ưu điểm thì hạn chế của việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng sẽ là khía cạnh mà bạn không nên bỏ qua. Chúng ta phải đánh giá dựa trên toàn cảnh, nếu chỉ căn cứ vào một khía cạnh để đưa ra kết luận thì rất phiến diện, sai lầm.
• Đối với người kinh doanh, chi phí đầu tư sẽ tốn kém hơn, điển hình như khi áp dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng hay các loại ví điện tử sẽ đều phải có yêu cầu, máy móc để xử lý. Chưa kể một số loại ví điện tử có tính chi phí khi tiến hành giao dịch.
• Đối với người tiêu dùng, thanh toán không dùng tiền mặt luôn tạo ra tâm lý thoải mái. Vì vậy, bạn rất dễ tiêu dùng “quá tay” do không có cảm giác “mất tiền” ngay lúc đó.
Ngoài ra, đối với mỗi một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đều sẽ có những hạn chế khác nhau mà bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng hơn.
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Do tính ưu việt, nên thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng có tốc độ tăng trưởng gia tăng nhanh chóng. Ngay cả tại Việt Nam, dù tốc độ tăng trưởng chưa cao nhưng cũng có thể thấy rõ được điều này. Xét trên phạm vi toàn thế giới, thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đã được phát triển với rất nhiều hình thức khác nhau. Điều này mang đến rất nhiều thuận tiện cho người sử dụng và cũng là cơ hội để các đơn vị tham gia phát triển, nắm bắt cơ hội đầu tư, kinh doanh cho mình.
Tại Việt Nam, dù chưa có nhiều đột phá nhưng cũng có không ít các hình thức khác nhau đang được sử dụng. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay ở nước ta có thể được chia thành 4 kiểu như sau:
1. Thanh toán sử dụng giấy ủy nhiệm chi: Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được tiến hành thông qua các hệ thống ngân hàng bằng giấy ủy nhiệm chi.
2. Thanh toán bằng séc: Đây là chứng từ có hiệu lực ghi nhận lệnh trả tiền của các chủ tài khoản hoặc người được ủy thác, đại diện. Séc sẽ được lập trên mẫu có sẵn theo quy định.
3. Thanh toán qua thẻ ngân hàng: Có lẽ đây là hình thức đang được người tiêu dùng nước ta ưa chuộng hơn cả trong danh sách này. Thẻ ngân hàng cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau như thẻ trả trước, thẻ ghi nợ, visa.
4. Thanh toán điện tử: Hay còn được gọi là thanh toán trực tuyến, được triển khai qua các phương pháp như Internet Banking hay ví địa tử.
Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt mới nhất
Để đẩy mạnh tốc độ phát triển, cũng như đảm bảo về sự an toàn, lợi ích cho người dùng, hệ thống pháp luật Việt luôn kịp thời đưa ra các văn bản, quy định về thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp nhất. Theo đó, quy định được áp dụng đầu tiên là Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hàng vào ngày 29/12/2006 cho đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2006 – 2010, hướng đến năm 2020 sẽ trở thành hành lang pháp lý của hoạt động thanh toán này.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhìn nhận từ thực tiễn hoạt động của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Chính Phủ đã liên tiếp đưa ra các quyết định, quy định nghiêm ngặt trong vấn đề quản lý. Song hành với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng không “đứng yên” trong việc ban hành các quyết định, văn bản thực hiện như Quyết định số 711/QÐ-NHNN, Chỉ thị số 01/CT-TTg hay Thông tư số 04/2020/TT-NHNN. Đây đều là những quy định mới nhất về thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, đề cập rất rõ đến mục tiêu, phương pháp và trách nhiệm của các bên liên quan. Đảm bảo cho chủ trương lớn của Chính Phủ về hoạt động này được triển khai một cách hiệu quả nhất.
Giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt giúp thúc đẩy toàn diện
Thanh toán không dùng tiền mặt nếu xem xét thực tế tại Việt Nam, cho đến nay vẫn còn không ít hạn chế và thách thức lớn. Vì vậy, muốn phát triển một cách toàn diện và đạt kết quả ấn tượng thì cần phải xây dựng thành công các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp. Có không ít các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đã được nhiều quốc gia áp dụng và thành công. Thế nhưng điều này cần phải xem xét vào thực tế của mỗi nền thương mại. Không phải cùng một giải pháp mà sẽ mang lại hiệu quả tương đương nhau.
Để thúc đẩy sự phát triển toàn diện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam cần cân nhắc đến những giải pháp như sau:
+ Về phía Nhà nước:
• Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
• Tối ưu hạ tầng thanh toán quốc gia.
• Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát.
+ Về phía các tổ chức tín dụng:
• Tăng cường các hoạt động hướng dẫn khách hàng sử dụng.
• Đẩy mạnh tích hợp các loại thẻ.
• Điều chỉnh mức phí hợp lý cho khách hàng.
• Tăng cường áp dụng công nghệ cao vào thanh toán không dùng tiền mặt.
Tại sao vẫn có xu hướng dùng tiền mặt trong thanh toán?
Vấn đề này được đặt ra trong thực tế việc thanh toán tại nước ta, thanh toán không dùng tiền mặt đang trên đà phát triển nhanh chóng. Nhưng không khó để nhận thấy rằng, xu hướng dùng tiền mặt vẫn “áp đảo” rất nhiều. Vậy tại sao vẫn có xu hướng dùng tiền mặt trong thanh toán? Tiền mặt đã có lịch sử phát triển từ lâu đời, nó được biết đến là phương thức thanh toán phổ biến nhất trên toàn cầu, ngay ở cả thời điểm hiện tại.
Ngay cả trước xu thế toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển thì xu hướng dùng tiền mặt vẫn tồn tại và được ưa chuộng. Điển hình như tại nước ta, số đông người tiêu dùng vẫn sử dụng chủ yếu tiền mặt trong các giao dịch của mình, con số này sẽ càng gia tăng ở các vùng nông thôn. Lý giải cho điều này có các nguyên nhân như sau:
• Thanh toán tiền mặt có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
• Thói quen được hình thành trong khoảng thời gian dài và rất khó để thay đổi.
• Số đông mọi người ngại, e dè trong việc tiếp cận công nghệ.
• Cơ sở hạ tầng, công nghệ chưa được hoàn thiện.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên chi phí hoạt động mua sắm, tiêu dùng của rất nhiều người. Đương nhiên, chúng ta rất khó để phủ nhận nững lợi ích mà hình thức thanh toán này mang đến cho mình ngay lúc này. Tuy nhiên, để trở thành phương thức chủ chốt trong các giao dịch, thì từ phía Nhà nước cho đến các tổ chức tín dụng cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.