Làm thế nào để trở thành nhân viên bán hàng bán hàng xuất sắc? Một nhân viên bán hàng giỏi cần có những gì? Đây ắt hẳn vấn đề mà được rất nhiều người đang đảm nhận vị trí công việc này đều quân tâm đến. Nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh là công việc được rất nhiều người lựa chọn với cơ hội phát triển tốt, mức lương cao.
Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ hay đơn giản là tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình. Nhất là khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, khó tính hơn và việc mua sắm của họ là còn mua cả trải nghiệm nữa. Vì vậy, để trở thành một nhân viên bán hàng tốt bạn cần phải có đầy đủ những điều kiện cần và đủ dưới đây.
1/ Thế nào là một nhân viên bán hàng tốt, giỏi?
Nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh – sales được ví là những cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ là nghiệp trực tiếp gặp gỡ, tư vấn, trao đổi, thương lượng với khách hàng khi họ có nhu cầu mua sắm sản phẩm, dịch vụ của các đơn vị cung ứng. Điều quan trọng nhất là họ chính là những cá nhân mang lại doanh thu về cho các doanh nghiệp sau quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Họ sẽ đại diện cho thương hiệu, doanh nghiệp để trao đổi, giao tiếp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, thế nào là một nhân viên bán hàng tốt, giỏi? Với câu hỏi này chắc chắn số đông đều cho rằng nhân viên bán hàng giỏi là người mang về nhiều doanh thu cho doanh nghiệp. Tất nhiên, điều này cũng không hoàn toàn sai nhưng vẫn chưa đầy đủ. Có thể ở thời điểm đó họ mang đến doanh thu cao nhưng điều này không chắc chắn trong tương lai nó sẽ được đảm bảo. Bởi sự cạnh tranh trong kinh doanh luôn luôn tồn tại và ngay cả công việc này mỗi một nhân sự cũng sẽ không ngừng nghỉ hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.
Theo đó, một nhân viên bán hàng giỏi phải là người có thể giải quyết được mọi vấn đề trong công việc, biết áp dụng các kiến thức, kỹ năng một cách linh hoạt. Bản thân họ có thể điều hướng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng thay vì chỉ bán những sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu ban đầu. Và quan trọng nhất chính là họ không ngừng cố gắng để nâng cao thu nhập cho mình, hiểu về sản phẩm, dịch vụ đến từng chi tiết nhỏ một nhất. Nếu bản thân bạn là nhân viên bán hàng tốt, giỏi thì chắc chắn thu nhập của bạn cũng sẽ không thấp chút nào.
2/ Tư duy của người bán hàng thành công
Trong mọi lĩnh vực, công việc thì tư duy luôn là điều rất cần thiết và nó ảnh hưởng đến các quyết định, cách thức bạn làm việc, giải quyết các vấn đề,… Đã có rất nhiều người cho rằng, để trở thành một nhân viên bán hàng tốt thì phải giỏi các kỹ năng cần thiết cũng như am hiểu về sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị của mình cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều hiểu rằng một nhân viên giỏi không chỉ nằm ở kỹ năng hay khả năng bẩm sinh mà còn là tư duy.
Tư duy bán hàng là những điều có thể không ngừng bồi đắp, học hỏi và nó cũng sẽ cần phải thay đổi theo tình hình thực tế. Bởi khi thị trường thay đổi, thì những tư duy cũ chắc chắn sẽ không còn phù hợp để bạn áp dụng. Vì dù tư duy vẫn đúng ở góc độ nào đó nhưng nó không thể giúp bạn mang lại những kết quả cao trong công việc. Theo các chuyên gia, trong xã hội hiện đại bản thân người bán hàng muốn phát triển công việc tốt thì cần có ít nhất 3 tư duy như sau:
1. “Giúp mua chứ đừng bán”: Đây có lẽ là điều khiến nhiều người phải khá bất ngờ, bởi ngay từ tên gọi của công việc cũng thể hiện rằng bạn cần bán đi thứ gì đó cho người tiêu dùng. Nhưng tư duy này sẽ khiến bạn dễ đi vào lối mòn khi tìm mọi cách để ép khách hàng mua sản phẩm.
2. “Đừng tập trung nói – Hãy tập trung nghe”: Phần lớn khách hàng sẽ đều cảm thấy khó chịu khi nhân viên sales nói quá nhiều và chỉ nói về những thông tin có lợi cho mình. Hãy tập trung lắng nghe những chia sẻ để biết chính xác khách hàng cần gì, mong muốn gì.
3. “Đừng chỉ tìm khách hàng mới – Hãy chăm sóc khách hàng cũ”: Trước kia để tăng doanh thu, mở rộng thị phần các doanh nghiệp đều hướng nhân viên của mình tìm kiếm khách hàng mới. Nhưng trong tư duy bán hàng hiện đại việc chăm sóc khách hàng cũ ngày càng trở nên quan trọng hơn.
3/ Kiến thức cần có của nhân viên bán hàng
Kiến thức chính là nền tảng quan trọng trong mọi công việc, với vị trí công việc này rất nhiều đơn vị không đòi hỏi bằng cấp, học vị phải quá cao nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn có thể bỏ qua điều này. Nhất là khi nhân viên bán hàng là những đại điện cho doanh nghiệp, thương hiệu trước khách hàng, đối tác. Hơn thế, khi phỏng vấn nhân sự, quản lý của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ đề cập đến những điều này để đánh giá bạn có thực sự phù hợp với vị trí mà họ đang tìm kiếm hay không. Vì vậy, bản thân một người nhân viên bán hàng cần phải có đầy đủ những mảng kiến thức dưới đây:
1. Kiến thức về công việc: Bạn cần phải biết công việc của mình là gì, đảm nhận những nhiệm vụ gì, cần những kỹ năng, nghiệm vụ như thế nào. Dù công việc chính của nhân viên sales là cung cấp những giải pháp, thuyết phục khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ. Nhưng để điều làm được điều đó và điều hướng nhu cầu mua sắm của khách hàng chưa bao giờ là điều dễ dàng cả.
2. Kiến thức về sản phẩm: Người bán hàng phải là người hiểu rõ về sản phẩm mà đơn vị của mình cung cấp ra thị trường nhất. Nếu bạn không có kiến thức về sản phẩm thì làm sao cho thể giới thiệu, tư vấn được cho khách hàng. Vì vậy, nên với những nhân viên sales mới các doanh nghiệp bao giờ cũng dành thời gian cố định để học có thể tìm hiểu và học tập về sản phẩm.
3. Kiến thức về ưu thế của sản phẩm, dịch vụ: Không chỉ cần có kiến thức về sản phẩm mà bạn cần phải biết sản phẩm, dịch vụ của mình có ưu thế gì nổi bật. Đây chính là những điều giúp bạn có thể đưa ra những tư vấn, thuyết phục có độ “nặng” nhất.
4. Kiến thức về đối thủ: Không chỉ có một mình đơn vị của bạn cung cấp sản phẩm, bạn không chỉ cần tìm hiểu các thông tin của công ty mình mà còn là cả đối thủ. Bạn biết sản phẩm của họ hơn gì, kém gì so với đơn vị của bạn. Thậm chí, bạn có thể trực tiếp đóng vai khách hàng để biết cách thức đội ngũ họ chào hỏi, tư vấn, giới thiệu như thế nào.
5. Kiến thức về công nghệ thông tin: Đối với những công ty chuyên về các sản phẩm điện tử, phần mềm hoặc sử dụng phần mềm để quản lý công việc, số liệu thì nhân viên bán hàng buộc phải có cả kiến thức về công nghệ thông tin.
4/ Tố chất cần có của nhân viên bán hàng
Tố chất hay phẩm chất chính là những giá trị riêng của mỗi người, như đã nói có những người vốn có khả năng bẩm sinh của một nhân viên bán hàng. Họ không cần phải học hỏi quá nhiều nhưng dường như khi đặt họ vào vị trí này thì bản thân họ có thể tiến hành công việc bán hàng, kinh doanh của mình như đã quen từ lâu. Đây không phải cái duyên hay sự may mắn là là tố chất mà họ có riêng cho mình.
+ Tinh thần trách nhiệm cao: Đây là tố chất cần có đối với mọi nhân viên bán hàng, không đùn đẩy công việc, không ỉ lại, luôn chịu trách nhiệm về mọi nhiệm vụ, công việc mình phụ trách và đảm nhận.
+ Biết cảm thông: Trong suốt quá trình giao tiếp với khách hàng bạn cần phải biết cảm thông đối với những vấn đề, quan điểm và thái độ của họ. Bởi bản thân người đi mua sắm ai cũng đều có tâm lý muốn hiểu rõ và không muốn đầu tư sai.
+ Tinh thần tích cực, lạc quan: Trong công việc sẽ không thiếu những lúc khó khăn, thử thách hoặc việc gặp gỡ những vị khách hàng khó tính. Vì vậy, nhân viên sales phải có tinh thần tích cự, lạc quan trước mọi điều xảy ra.
+ Sự tự tin: Sẽ không có một ai muốn mua những sản phẩm, dịch vụ mà ngay người nhân viên bán hàng cũng không tự tin để giới thiệu, tư vấn. Sự tư tin là tố chất mọi công việc đều rất cần thiết nó giúp bạn thể hiện được khả năng của mình và tạo sự tin cậy cho khách hàng, đối tác.
+ Trung thực: Trong cuộc sống chúng ta vốn luôn đề cao phẩm chất trung thực và đối với công việc của một nhân viên bán hàng cũng vậy. Không một công ty hay một vị khách hàng nào cũng đều muốn làm việc, trao đổi với những người không trung thực.
+ Đam mê với công việc: Nếu bạn chỉ đơn giản cố gắng làm việc như một cỗ máy, dập khuôn mọi thứ thì rất khó để có thể đạt được đến đỉnh cao thành công. Bạn phải thực sự yêu cầu việc của mình thì mới không ngừng cố gắng, phấn đấu vì nó.
5/ Kỹ năng cần có để trở thành người bán hàng giỏi
Chúng ta thường đề cập đến rất nhiều những kỹ năng cần có của người bán hàng giỏi. Thậm chí, nhiều người chỉ cần có kỹ năng bán hàng tốt thì họ vẫn có thể thuyết phục được khách hàng chi trả cho những sản phẩm của mình. Tất nhiên, trong đó phải bao gồm đầy đủ cả những kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Bởi trong công việc hay cuộc sống thì kỹ năng nào cũng đều quan trọng, để mang lại hiệu quả cao nhất thì chúng phải được kết hợp một cách linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể.
Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng căn bản, nhưng đối với người bán hàng giỏi thì họ sẽ biến kỹ năng đơn thuần này trở thành nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao cho mình. Từ giao tiếp bằng ánh mắt cho đến cả ngôn ngữ cơ thể để khách hàng có thể hiểu được thành ý của mình.
Kỹ năng dự đoán sự phủ nhận: Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi thì kỹ năng dự đoán sự phủ nhận rất quan trọng. Nếu dự đoán được thái độ, phản ứng của khách hàng bạn sẽ biết cách ứng xử sao cho thật khéo léo.
Kỹ năng đề nghị mua bán (chốt đơn): Có rất nhiều nhân viên bán hàng tư vấn rất tốt, nhưng đến bước cuối cùng là chốt đơn thì lại thất bại. Vì vậy, để có thể mang lại doanh thu thì kỹ năng đề nghị mua bán là điều mà các nhân viên sales tốt đều cần phải có.
Kỹ năng tăng số lượng cho mỗi giao dịch: Doanh thu mang về cho doanh nghiệp cũng chính là một trong những thước đo để đánh giá năng lực của nhân viên bán hàng. Nếu chỉ hài lòng với những giao dịch đúng với nhu cầu của khách hàng thì rất khó để mang về doanh thu cao.
Ngoài những kỹ năng này ra thì bạn cần phải có những kỹ năng cơ bản khác luôn cần thiết cho công việc của mình là:
• Kỹ năng lắng nghe
• Kỹ năng ghi chép
• Kỹ năng đặt câu hỏi
• Kỹ năng xử lý vấn đề
6/ Các phong cách bán hàng đỉnh cao
Bán được nhiều, mang được về doanh thu cao thực sự là diều rất khó và thêm vào đó mỗi người luôn có một style khác nhau. Dây cũng là dấu ấn riêng để tạo nên phong cách bán hàng, làm việc của mỗi người. Tất nhiên, với những chuyên gia bán hàng đỉnh cao họ cũng tự tạo dựng cho mình một phong cách riêng biệt. Vậy bạn đã biết các phong cách bán hàng đỉnh cao chưa?
1. Aggressive Selling – Phong cách bán hàng hung hăng: Phong cách này nhân viên bán hàng sẽ dành mọi sự tập trung vào mục đích duy nhất của họ là bán được sản phẩm, dịch vụ.
2. Relationship building/Consultative Selling – Phong cách bán hàng bằng cách xây dựng mối quan hệ: Đây là phong cách bán hàng thành công được nhiều người đồng tình nhất và áp dụng nhất. Dựa trên các mối quan hệ mà người bán hàng sẽ điều chỉnh công thức, kỹ năng của mình.
3. Need-oriented Selling – Phong cách bán hàng hướng nhu cầu: Phong cách này yêu cầu người bán phải nắm bắt tâm lý nhanh, nghĩ nhanh, phản xạ nhanh để tìm hiểu chính xác điều mà khách hàng đang cần.
4. Product-oriented Selling – Phong cách bán hàng hướng sản phẩm: Nếu áp dụng phong cách này thì bản thân người bán sẽ hiểu rất rõ về sản phẩm, luôn đưa ra những lợi ích và ưu thế của nó mang đến cho khách hàng.
5. Competition-oriented Selling – Phong cách bán hàng hướng cạnh tranh: Vượt qua sự chống đối, phủ nhận phong cách bán hàng hướng cạnh tranh sẽ không bao giờ chịu khuất phục và nói “không”.
7/ Kinh nghiệm bán hàng của những nhân viên sales giỏi
Để rút ngắn quá trình học hỏi, cố gắng để trở thành một nhân viên sales giỏi bạn hoàn toàn có thể “bỏ túi” ngay chính những kinh nghiệm bán hàng của những người đi trước. Họ là những “tiền bối” trong ngành này, họ đã đi trước và trải qua những điều mà bạn chưa từng hoặc thậm chí là chưa bao giờ nghĩ đến. Vì vậy, kinh nghiệm bán hàng của họ luôn là điều quý giá hơn bao giờ hết.
+ Không ngừng bồi đắp kỹ năng lắng nghe của mình: Kỹ năng lắng nghe là điều rất quan trọng để bạn có thể thấu hiểu khách hàng và đưa ra những sự tư vấn, gợi ý đánh trúng vào tâm lý, nhu cầu của họ. Vì vậy, không ngừng cố gắng bồi đắp kỹ năng này, bởi người nói nhiều thì cũng chưa chắc đã bán được nhiều.
+ Đừng ngại, nản chí vì bị khách hàng từ chối: 10 khách hàng bước vào cửa hàng nhưng đôi khi bạn chỉ có thể thuyết phục được 2, 3 vị khách. Chưa kể có những khách hàng từ chối một cách rất phũ phàng nhưng đừng ngại và đừng nản chí. Nếu bạn bỏ cuộc ngay thì bạn không thể trụ lại trong ngành này.
+ Xây dựng vẻ bề ngoài chuyên nghiệp: Ngoại hình, giọng nói là những yếu tố cần thiết đối với một nhân viên sales. Xây dựng vẻ ngoài chuyên nghiệp bao giờ cũng tạo được độ tin cậy đối với khách hàng ngay từ những tiếp xúc đầu tiên.
+ Bán hàng vì lợi ích của khách hàng: Hãy thay đổi quan điểm bán hàng vì doanh thu thành bán hàng vì lợi ích của khách hàng. Đừng cố ép buộc, thúc giục họ phải mua hàng của bạn nó chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức và khó chịu mà thôi.
8/ Cơ hội việc làm của nghề sales hiện nay
Trên các website tuyển dụng hay ngay trên các Group Facebook chuyên về việc làm không khó để bạn bắt gặp những mẩu tin tức tuyển nhân viên sales với số lượng nhiều và mức lương thì đây mơ ước. Bản thân những người ứng tuyển vị trí này đều là những người giỏi giao tiếp, kỹ năng mềm rất tốt. Còn những kiến thức khác họ đều có thể “bỏ túi” sau đó, quan trọng hơn hết nhiều công ty còn chấp nhận tuyển những người chưa có kinh nghiệp và bằng cấp thì không cần quá cao.
Vì vậy mà cơ hội việc làm của nghề sales hiện nay là rất cao, từ nhân viên bán hàng trực tiếp tại cửa hàng cho đến nhân viên bán hàng qua điện thoại, tư vấn chốt đơn trên các kênh online. Một điều quan trọng đó là nhân viên sales luôn là vị trí thiết yếu của mọi công ty, doanh nghiệp. Thậm chí, rất nhiều chủ cửa hàng khi công việc ngày càng trở nên thuận lợi, đơn tăng dần họ cũng thuê những nhân viên bán hàng cho mình. Tất nhiên, mức lương và cơ hội phát triển bản thân chính là những lý do mà khiến vị trí công việc này luôn luôn HOT đến vậy.
Trên đây là tất cả những điều kiện cần và đủ để bạn có thể trở thành nhân viên bán hàng tốt. Tuy rằng để có thể đảm bảo những điều trên thì bạn sẽ phải cố gắng không ngừng nghỉ trong thời gian dài. Nhưng đổi lại đó là sự phát triển trong công việc, bản thân bạn sẽ tốt lên mỗi ngày. Bởi mở rộng các mỗi quan hệ, mức lương được nâng cao là điều mà ai cũng mong muốn trong công việc của mình.