Trong quá trình lập kế hoạch tiếp thị, xây dựng chiến lược kinh doanh, thì việc xác định thị trường mục tiêu luôn là một bước thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp. Việc không xác định được thị trường mục tiêu hoàn toàn có thể dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nghiêm trọng.
Vậy thị trường mục tiêu là gì? đâu là những chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này ngay sau đây nhé.
1/ Thị trường mục tiêu là gì?
Là một trong những thuật ngữ rất phổ biến, tuy nhiên với câu hỏi thị trường mục tiêu là gì? lại không phải ai cũng có thể trả lời một cách chính xác. Đây là khái niệm không còn xa lạ trong giới kinh doanh và những người làm marketing nhưng với nhiều người thì rất có thể đây còn là lần đầu tiên được nghe nhắc đến. Thị trường mục tiêu với tên gọi tiếng anh là target market, được hiểu là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi riêng của từng doanh nghiệp.
Hay hiểu theo một khía cạnh khác, thị trường mục tiêu chính là một nhóm người tiêu dùng có khả năng cao mua sắm sản phẩm được doanh nghiệp hướng đến, nỗ lực tập trung tiếp thị với mục tiêu rõ ràng. Thông thường nhóm người tiêu dùng tiềm năng sẽ khác với những người tiêu dùng thông thường khác dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, kiểu hành vi và đặc điểm lối sống. Việc lựa chọn được thị trường mục tiêu rất quan trọng, bởi nếu chọn đúng từ đó sẽ cho phép doanh nghiệp hướng nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất.
Thay vì lãng phí các nguồn lực và thời gian vào số đông mang tính chất đại trà, các doanh nghiệp sẽ dành tổng lực cho thị trường mục tiêu hay chính là đối tượng khách hàng tiềm năng. Điều này chính là hướng phát triển cực kì hiệu quả, nên đây chính là lý do vì sao nói rằng việc xác định thị trường mục tiêu có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Thậm chí, do xác định sai và định hướng chưa đúng với yếu tố này rất nhiều doanh nghiệp đã bị “loại khỏi cuộc chơi” từ rất sớm.
2/ Sự khác biệt giữa thị trường mục tiêu và thị trường là gì?
Thị trường là gì?
Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa thị trường mục tiêu và thị trường, thì lúc này chúng ta cần phải hiểu thêm một khái niệm nữa chính là thị trường. Chúng ta đã đề cập đến cũng như giải thích rất rõ về thị trường mục tiêu, nhưng khi nhắc đến một khái niệm mang nghĩa chung chung về thị trường là gì ắt hẳn nhiều người vẫn cảm thấy hơi mơ hồ. Theo đó, thị trường là nơi diễn ra tất cả các hoạt động mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, dịch vụ, vốn, các nguồn lực và sức lao động trong nền kinh tế. Trong đó các trao đổi mua bán có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình thức khác nhau. Ngoài ra, thị trường cũng có thể được hình thành từ việc hoạch định từ các cơ quan có thẩm quyền.
Thị trường mục tiêu và thị trường khác nhau như nào?
Quay trở lại với câu hỏi chính của phần này, “Thị trường mục tiêu và thị trường khác nhau như nào?” việc nghiên cứu về thị trường luôn là điều được các công ty, doanh nghiệp và những người làm marketing chú trọng đến rất nhiều. Tuy nhiên, thị trường cũng sẽ được phân ra thành nhiều kiểu khác nhau để từ đó xây dựng những chiến lược phát triển, đầu tư sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất. Điểm khác biệt giữa thị trường mục tiêu và thị trường sẽ nằm ở tính chất đối tượng khách hàng và quy mô.
+ Đối với thị trường: Bao gồm tất cả khách hàng trên thị trường tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Nó liên quan đến mọi yếu tố khả năng tiếp cận, nhu cầu mua sắm, sử dụng, nguồn tại chính để thực hiện các hành vi chuyển đổi. Như vậy, phạm vị của thị trường là rất lớn hay chính xác hơn là bao gồm tất cả.
+ Đối với thị trường mục tiêu: Chỉ bao gồm một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, đây chính là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng với khả năng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cao. Hay có thể nói thì thị trường mục tiêu chính là một phần nằm trong thị trường với quy mô nhỏ hơn, mang tính tập trung hơn.
3/ Vai trò của việc xác định đúng thị trường mục tiêu trong marketing
Rất nhiều doanh nghiệp bị mắc sai lầm với quan điểm sản phẩm tốt, dịch vụ chất lượng, chính sách mua sắm đầy ưu đãi là đã đủ để thu hút mọi khách hàng của mình. Tuy nhiên, trăm người bán vạn người mua, nếu các đối thủ của bạn cũng sở hữu điều này thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn tương đương. Để đạt được sự phát triển các công ty cần phải đầu tư chú trọng rất nhiều vào việc tìm hiểu thị trường mục đích.
Bởi trong marketing vai trò của việc xác định đúng thị trường mục tiêu sẽ tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi trong kinh doanh. Đặc biệt, từ đó còn có thể giúp các công ty nhỏ dễ dàng cạnh tranh với các công ty lớn khi đã phá vỡ thị trường theo hướng mới. Tất nhiên, việc biết rõ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp việc tiếp thị sản phẩm trở nên đơn giản mà đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Nắm được thông tin về thị trường mục đích, đồng nghĩa với việc là hiểu hành vi khách hàng. Họ thích đọc báo hay tạp chí? Họ thích thư giãn bằng hình thức nào? Họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên? Quan trọng hơn, nhân tố chính khiến họ đưa rõ ra quyết định thực hiện mua hàng là gì? Như vậy, chỉ cần xác định được thị trường mục tiêu các chiến lược marketing sẽ được xây dựng một cách chính xác nhất, các marketer sẽ biết mình nên tập trung vào đâu để thu hút được khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, điều này còn giúp tối ưu ngân sách cho các hoạt động marketing thay vì triển khai các chiến lược với phạm vi thị trường quá rộng.
4/ Xác định thị trường mục tiêu dựa vào những yếu tố nào?
Có một thực tế trên thị trường tiêu dùng mà có lẽ rất ít khi chúng ta chú ý đến, đó không phải tất cả các sản phẩm đều có thể được tiêu thụ bởi tất cả các khách hàng và mỗi sản phẩm có một nhóm người tiêu dùng khác nhau muốn mua sản phẩm đó. Đây cũng chính là lý do vì sao mà chúng ta cần phải xác định thị trường mục tiêu, thay vì việc giới thiệu, tiếp thị sản phẩm đến tất cả khách hàng mà hiệu quả thu về lại không cao.
Tuy nhiên, khi xác định thị trường mục tiếu để chính xác và triển khai các chiến lược phù hợp thì chúng ta cần phải quan tâm vào những yếu tố hàng đầu này.
+ Nhóm nhân tố khách quan:
• Chính sách và định hướng thị trường của Chính phủ Việt Nam: Việc xác định thị trường mục tiêu kinh doanh cần phải xuất phát từ cơ hội có thể có của thị trường.
• Môi trường cạnh tranh: Cạnh tranh là yếu tố tất yếu của thị trường, vì vậy cần cân nhắc xem oanh nghiệp có đủ khả năng để tồn tại trong thị trường đó, các đối thủ của mình thì như thế nào.
• Đặc điểm tiêu thụ, thị hiếu: Yếu tố này sẽ quyết định rất lớn đến nhãn hiệu, chủng loại hàng hóa của bạn.
• Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ: Bởi thu nhập của khách hàng quyết định đến nhu cầu và khả năng thanh toán của họ.
+ Nhóm nhân tố chủ quan:
• Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp: Được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định thị trường mục tiểu.
• Tiềm năng lực lượng lao động: Nếu có lợi thế về điều này thì khả năng xác định chính xác thị trường mục tiêu sẽ cao hơn.
• Tiềm lực tài chính: Một nguồn tài chính đủ lớn, ổn định sẽ tạo ra sức cạnh tranh và khả năng theo đuổi thị trường mục tiêu.
• Trình độ tổ chức quản lý: Để đạt được mục tiêu đề ra cũng như xác định, theo đuổi thị trường mục tiêu thì khả năng quản lý cũng phải tương đương.
4/ Các bước để xác định thị trường mục tiêu chính xác
Có thể nói rằng thị trường mục tiêu là mảnh ghép quan trọng trong việc định hướng kế hoạch phát triển của công ty, doanh nghiệp về mặt lâu dài. Khi một thị trường mục tiêu được xác định rõ ràng, người chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những nhận định và chiến lược hiệu quả. Vậy làm thế nào để có thể xác định được thị trường mục tiêu một cách chính xác nhất? Sau đây là các bước mà bạn nên đảm bảo khi tiến hành việc nghiên cứu này.
+ Bước 1 - Thực hiện một danh sách mong muốn: Cần xác định cụ thể phạm vi địa lý, loại hình doanh nghiệp hoặc các khách hàng cụ thể để xác định mục tiêu rõ ràng hơn.
+ Bước 2 - Chú ý vào thị trường chính của bạn: Bạn cần phải thu hẹp thị trường của mình lại đối với các hoạt động kinh doanh, buôn bán và là cả marketing, thị trường chính của bạn chính là nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm cao.
+ Bước 3 - Thấu hiểu nhu cầu khách hàng: Đây là bước rất quan trọng, việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng sẽ biết được họ cần gì, hành vi mua sắm, khả năng chi trả,... như thế nào.
+ Bước 4 - Tổng hợp thông tin: Ở bước này, thị trường mục tiêu của bạn cũng đã bắt đầu được định hình, bạn cần tổng hợp đầy đủ các thông tin quan trọng để xây dựng các chiến lược.
+ Bước 5 - Đánh giá và kiểm tra thị trường: Khi đã xác định được thị trường mục tiêu dựa trên những nghiên cứu các bạn cần phải đánh giá và kiểm tra thị trường về mức độ tương thích.
+ Bước 6 - Khởi động các chiến lược, ý tưởng: Khi đã đánh giá và kiểm tra thị trường xong nếu phù hợp thì đây chính là bước cuối cùng để bạn triển khai các chiến lược, ý tưởng của mình dành cho thị trường mục tiêu.
6/ Chiến lược để tiếp cận mục tiêu cho doanh nghiệp hiệu quả
Chiến lược bao phủ chung (mass marketing)
Đây là chiến lược mà các doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và phục vụ tất cả các khách hàng trong phân khúc lớn theo một cách giống nhau. Tuy nhiên, có một điều mà các bạn cần phải lưu ý đối với chiến nước này, đó là chúng thông thường được áp dụng ở những thị trường độc quyền hay thị trường có ít đối thủ cạnh tranh. Do sự thay đổi của thị trường, này nay chiến lược bao phủ chung cũng đang dần trở nên ít phổ biến hơn. Hướng đi này sẽ tạo ít được sức cạnh hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đang cung ứng sản phẩm, dịch vụ có ít đối thủ cạnh tranh, độc quyền đương nhiên đấy vẫn là một chiến lược tiếp cận mục tiêu vô cùng hiệu quả.
Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing)
Chiến lược bao phủ phân biệt thường rất dễ bị nhầm lẫn với chiến lược bao phủ chung nên các bạn cần phải lưu ý kỹ phần này. Chiến lược bao phủ phân biệt vẫn sẽ lựa chọn phục vụ tất cả các phân khúc nhưng sản phẩm, dịch vụ sẽ mang tính chuyên biệt cho từng phân khúc một. Chiến lược này sẽ phù hợp với những công ty, doanh nghiệp có các nguồn lực thực sự dồi dào và mục tiêu là nắm phần lớn thị phần trên thị trường.
Chiến lược thị trường ngách (niche marketing)
Thay vì các thị trường có quy mô cao, chiến lược thị trường ngách sẽ tập trung vào các phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, chiến lược này lại mang đến doanh thu cực kỳ hấp dẫn. Đây là chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô, nguồn lực nhỏ, điển hình là các công ty khởi nghiệp. Để áp dụng được chiến lược tiếp cận mục tiêu này thì sản phẩm/dịch vụ của bạn phải mang tính chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing)
Đây là chiến lược hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hay một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Tuy nhiên, chiến lược này cần đòi hỏi nguồn lực về tài chính không hề nhỏ chút nào. Bởi phải tốn nhiều chi phí hơn cho mỗi người tiêu dùng mục tiêu, do việc tùy chỉnh nhiều quảng cáo để thu hút các nhóm khách hàng mục tiêu đắt hơn so với việc tạo ra một vài quảng cáo nhắm vào đối tượng đại chúng. Tuy nhiên, việc tiếp cận thị trường – khách hàng mục tiêu trong chiến lược này lại đạt được hiệu quả rất cao, tạo ra ưu thế cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp.
Với một thị trường ngày càng mở rộng, tạo ra những cạnh tranh khốc liệt trong việc kinh doanh giữa các cá nhân, tổ chức khác nhau. Nên việc hiểu rõ cũng như xác định được thị trường mục tiêu sẽ được coi là yếu tố then chốt mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải hướng đến ngay từ đầu. Để từ thị trường mục tiêu đã được xác định rõ và chính xác chúng ta có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận cũng như ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy, không hề quá lời khi nói rằng xây dựng được một thị trường mục tiêu vững mạnh luôn là điều mà các nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh đều muốn có được.