Trong những năm trở lại gần đây cụm từ “Startup” xuất hiện rất nhiều, đi liền với cụm từ này là hình ảnh của các thanh niên trẻ tuổi với những ý tưởng lập nghiệp thành công. Tuy nhiên, liệu cách hiểu về startup là gì như vậy đã thực sự là đúng chưa.
Dù đã rất phổ biến, nhưng vẫn còn rất nhiều chưa hiểu hoặc chưa hiểu đúng ý nghĩa của cụm từ này. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay TUHA sẽ giải đáp một cách kỹ lưỡng về ý nghĩa của startup. Kèm theo đó là liệt kê ra những công việc quan trọng, cân phải làm để chúng ta có thể startup thành công.
1/ Startup là gì?
Khi được hỏi về startup là gì nhiều người luôn mặc định ý nghĩa của nó chính là khởi nghiệp, tuy nhiên cách hiểu như vậy vẫn chưa thực sự chính xác. Startup có thể là khởi nghiệp nhưng khởi nghiệp lại không chắc là startup. Bạn nhầm lẫn điều này bởi do startup và khởi nghiệp đều bắt đầu từ yếu tố “con người” để xây dựng lên một chiến lược thoải mãn nhu cầu để thu về lợi nhuận. Chính xác thì startup là một danh từ như là một tổ chức, còn khởi nghiệp thì lại là một động từ để phát triển kinh doanh.
Với nhiều người, startup là một trong những loại hình, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để khởi nghiệp kinh doanh. Startup biểu thị cho 1 người hoặc 1 nhóm người hay 1 công ty nào đó thực hiện 1 điều nào đó nhưng chưa chắc chắn sẽ thành công. Vì vậy, các bạn tránh về sự nhầm lẫn này vì không phải lúc nào khởi nghiệp kinh doanh cũng đều là startup. Ngoài ra, startup được cho là giai đoạn của những sự đổi mới và thử nghiệm. Nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích và lại thử nghiệm.
Như vậy, một startup, công ty startup hay một dự án do cá nhân xây dựng, tìm kiếm và phát triển có hiệu quả, ngày càng có cơ hội mở rộng quy mô. Đánh giá một cách tổng quan, tinh thần của một startup sẽ cao hơn rất nhiều so với khởi nghiệp kinh doanh thông thường. Startup thường phải đối mặt với sự không chắc chắn cao và đồng nghĩa với tỷ lệ thất bại “loại ra khỏi cuộc chơi” cũng cao không kém. Nhưng từ thực tế có thể cho thấy rằng, một số ít các công ty startup thành công hoàn toàn trở nên lớn mạnh và có sử ảnh hưởng không nhỏ để nền kinh tế quốc gia.
2/ Công ty startup là gì?
Thêm một khái niệm nữa mà các bạn cần phải phân biệt rất rõ ở trong chủ đề này, như đã nói ở trên startup có thể là 1 người, 1 nhóm người hay 1 công ty nào đó. Bỏ qua các trường hợp đầu tiên, vậy công ty startup là gì? Theo Investopedia, công ty startup là các công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động, thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình. Còn một số từ điển thông dụng ở Mỹ và Anh mặc định cho rằng công ty startup là công ty mới thành lập. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều người luôn hiểu nhầm rằng công ty startup ám chỉ cho những công ty mới có tuổi đời 1, 2 năm.
Nhưng theo Paul Graham – lập trình viên và nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng với vai trò sáng lập viên của Y-Combinator thì nhận định rằng một công ty 5 tuổi cũng có thể là một startup. Có thể thấy rằng, thời gian cũng không phải chuẩn để xác định một công ty startup. Vì vậy, có thể hiểu theo một cách đơn giản nhất công ty startup là những doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh.
3/ Những ai phù hợp làm startup?
Qua phần tìm hiểu về những khái niệm trên, các bạn có lẽ đã biết rõ hơn và cũng ít bị nhầm lẫn giữa starup và khởi nghiệp. Với tinh thần kinh doanh và thách thức lớn hơn rất nhiều so với việc khởi nghiệp kinh doanh thông thường như bán đồ online, mở một quán ăn nhỏ nên việc những ai phù hợp làm startup cũng là một mối bận tậm của nhiều người.
Trên thực tế, không có một quy định, tiêu chuẩn rõ ràng nào về việc những ai mới thực sự người phù hợp để làm startup. Bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể startup, miễn là ý tưởng của bạn thiết thực, có khả thi và không vi phạm pháp luật. Một cô bé 13 tuổi cũng có thể khởi nghiệp hay một cụ ông 65 tuổi bắt tay vào startup vẫn thành công với thương hiệu riêng của mình. Hiện nay, những người tham gia startup thường tập trung vào các độ tuổi khá trẻ là ngoài 20 cho đến 35 tuổi.
Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi những người trong độ tuổi này luôn có nhiệt huyết cao, cầu tiến, học hỏi nhanh và quan trọng là rất thích mạo hiểm. Ngay cả khi thất bại, họ vẫn có thể kiên cường và chấp nhận bắt đầu lại mọi thứ. Vì vậy, đây là lý do vì sao khi nhắc đến startup sẽ luôn gắn liền với hình ảnh của những bạn trẻ năng động, tràn ngập tinh thần.
4/ Khi nào nên startup?
Thành lập và phát triển một doanh nghiệp startup luôn đòi hỏi rất nhiều tiềm lực và việc này cũng mang tính chất rủi ro cao. Hơn thế, có một thực tế đó là không phải ai cũng có tư duy của một doanh nhân, nên ngay từ những bước đầu tiên đã thất bại hoàn toàn. Theo thống kê của Tạp chí Khởi nghiệp, có 90% các dự án khởi nghiệp sẽ thất bại. Để thực sự đánh giá doanh nghiệp có thể thành công hay không, phải sau 4 – 5 năm phát triển. Vì vậy, lựa chọn thời điểm để startup cũng là điều rất quan trọng.
Tất nhiên, thời điểm để bắt đầu startup phải là lúc các bạn đã thực sự hiểu rõ về ý tưởng, xây dựng chiến lược phát triển cụ thể và có nguồn lực đủ mạnh về kinh tế. Tuy nhiên, điều cốt yếu vẫn là các bạn đã sẵn sàng để khởi nghiệp hay chưa. Một tinh thần chưa chắc chắn hoàn toàn không phải là thời điểm mà bạn nên bắt đầu. Ngoài ra, nếu như bạn không rời vào các tình huống dưới đây thì chính là lúc các bạn nên bắt đầu khởi nghiệp rồi.
• Không đủ quyết tâm
• Có "tư duy khan hiếm"
• Mơ hồ về ý tưởng
• Chưa sẵn sàng đối mặt với áp lực xã hội
• Không sẵn sàng về tài chính trong vòng một năm
• Cần lợi nhuận nhanh chóng
• Không hiểu các số liệu kinh doanh
• Không có kế hoạch kinh doanh
• Chưa thử nghiệm ý tưởng kinh doanh trên thị trường
• Không sẵn sàng ra ngoài tiếp thị ý tưởng của mình
• Khả năng tự thân vận động kém
5/ Chia sẻ 10 yếu tố cần thiết của 1 người startup
Khi mới thành lập công ty, số vốn có thể từ một cá nhân hay một nhóm người hoặc được tài trợ từ một doanh nghiệp, thậm chí là đi vay cũng không phải là điều quan trọng hàng đầu. Vì việc thành lập một công ty startup vốn không phải là một điều đơn giản, hơn thế không phải ai cũng có đủ số vốn riêng để hoạt động. Chưa kể, để đo đạc sự thành công của một công ty startup có thể mất đến 3 – 4 năm hoặc lâu hơn thế. Nên việc vốn từ đâu xuất phát ra chỉ quan trọng một phần, thay vào đó 1 người startup cần phải có đầy đủ 10 yếu tố khác quan trọng khác dưới đây:
1. Giá trị cốt lõi: Giá trị đó có thể là tốc độ, cũng có thể là dịch vụ khách hàng đặc biệt nhưng nó là điều để định hình sự phát triển, văn hóa công ty.
2. Tầm nhìn: Tầm nhìn là nền tảng cốt lõi của một công ty startup mà bắt buộc cần phải xây dựng một cách cụ thể.
3. Sứ mệnh: là một trong những yếu tố dùng để xác định mục đích hoạt động của công ty, những lý do công ty được thành lập và căn cứ tồn tại, phát triển của công ty.
4. Sản phẩm hoặc dịch vụ: Tất nhiên đây là điều không thể thiếu dù bạn khởi nghiệp kinh doanh thông thường hay khởi nghiệp với một công ty.
5. Thông điệp rõ ràng: Đễ không bị "biến mất giữa biển người bao la" thông điệp là điều cần thiết, để khách hàng nhận định và cũng để tạo giá trị riêng biệt.
6. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường: Không tìm hiểu, không nghiên cứu thị trường bạn sẽ khó biết bắt đầu, xác định chiến lược như thế nào.
7. Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách: Phần lớn các startup đều gặp khó khăn về mặt tài chính và nhiều công ty cũng bị giải thể vì điều này do không biết quản lý tài chính, ngân sách hiệu quả.
8. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược: Khác với khởi nghiệp thông thường, startup là cả một quá trình dài nên chúng ta cần lập kế hoạch và chiến lược hiệu quả.
9. Kỹ năng quản lý nhân sự: Để đạt được hiệu quả về doanh thu cũng sẽ đồng nghĩa với việc các bạn phải có cả kỹ năng quản lý tốt về mọi mặt và nhân sự cũng vậy.
10. Sự nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc: Có thể mất rất nhiều năm để có thể startup thành công một công ty, nên người đứng đầu cần kiên trì, nỗ lực hết sức mình và đừng vội bỏ cuộc sớm.
6/ Thế nào là 1 startup thành công?
Có đến 50% toàn bộ các doanh nghiệp startup thất bại trong vòng 5 năm, đây cũng là điểm bạn phải cần phải thận trọng. Tận 5 năm mà vẫn còn thất bại vậy như thế nào mới được coi là 1 startup thành công? đây có lẽ là điều mà rất nhiều bạn tò mò, ngay cả khi bạn cũng chưa thực sự là một startup. Vì ít nhất chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về tính hiệu quả, khả năng thành công là bao nhiêu. Hơn thế, sau khi thành công cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đã được “thăng hạng” trên thị trường kinh tế.
Hơn thế không ai muốn mình mãi mãi chỉ là 1 startup, đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thời hạn cho quá trình chuyển giao startup thường là 3 năm. Khi đó, thường có một số yếu tố xuất hiện: được mua lại bởi một công ty lớn hơn, có hơn 1 văn phòng, doanh thu lớn hơn 20 triệu USD, có hơn 80 nhân viên hay ban quản trị có trên 5 người. Đặc biệt, khi một công ty đã có lợi nhuận thì thường được coi là đã startup thành công. Đây là những yếu tố để đánh giá bạn có thành công trong việc startup hay không, nhưng tất cả chỉ mang tính chất tương đương chứ không phải là tuyệt đối. Điển hình như các công ty nhỏ chưa đến 80 nhân viên nhưng chưa chắn họ đã phải là các startup. Vì vậy chúng ta cũng không thể đánh đồng được tất cả theo dập khuôn được.
7/ Bật mí 5 Công việc cần làm để startup thành công
Đương nhiên để thành công khởi nghiệp, startup thì bất kì ai cũng có những bí quyết riêng của mình. Nên bất kì ai cũng có thể thành công một cách dễ dàng thì có lẽ kinh doanh chưa bao giờ khó đến như vậy. Hàng trăm ý tưởng mãi mãi nằm trên giấy mà không cách nào đưa vào thực tiễn hoặc thất bại chỉ sau 1, 2 năm đưa vào thử nghiệm. Nếu tưởng rằng chỉ cần nỗ lực và đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo, không giống với bất kỳ mô hình kinh doanh nào sẽ giúp cho bạn startup thành công thì bạn hoàn toàn đã sai.
Mặt khác, để có thể startup thành công bên cạnh chuẩn bị tốt các nguồn lực thì các bạn còn cần phải thực hiện cả những công nghiệp dưới đây:
+ Nghiên cứu thị trường: Đây là công việc đầu tiên cần thực hiện nếu như bạn muốn startup thành công, "biết địch biết ta - trăm trận trăm thắng" hoạt động này cho bạn biết nhu cầu của thị trường như thế nào, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
+ Tổ chức nhân sự và tìm kiếm những người cùng chí hướng: Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải chú trọng đến yếu tố con người, cần phải tuyển chọn thật kỹ lưỡng những người phù hợp. Hơn thế để đi đường dài, bạn cần tìm những người đồng hành có cùng chí hướng với mình.
+ Tối ưu hóa ngân sách: Quản lý, giải ngân trong gian đoạn đầu tiên bao giờ cũng rất khó khăn, khi sản phẩm - dịch vụ chưa bán được, cũng không được nhiều người biết đến. Nên việc tối ưu - tiết kiệm ngân sách là điều rất cần thiết, nếu như không muốn ý tưởng của bạn mới "ra quân" mà đã "bại trận".
+ Đề ra các chiến lược có tầm nhìn: Đừng vì muốn doanh thu nhanh mà đưa ra những chiến lược ngắn hạn, không có tầm nhìn phát triển lâu dài. Hãy nhớ rằng xây dựng 5 năm doanh nghiệp của bạn vẫn có khả năng thất bại trong quá trình khởi nghiệp.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị khởi nghiệp: Nếu các nguồn lực, đặc biệt là về vốn của bạn không thực sự mạnh, đảm bảo cho hoạt động lâu dài thì hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp. Đây sẽ là những "chiếc phao cứu sinh" nên như bạn vận dụng đúng cách, đúng thời điểm.
Sau phần giải đáp cho vấn đề chính của bài ngày hôm nay “Startup là gì?”, mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về cụm từ này. Để thấy rõ ràng mình có nên startup không, mình sẽ có những cơ hội và thách thức nào nếu bắt tay vào thực hiện. Vì startup không phải là một “cuộc chơi” dễ dàng mà ai cũng có thể tham gia và tạo được thành công nhất định cho riêng mình.