Quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động lâu năm hay mới khởi nghiệp thì gần như mọi doanh nghiệp đều có những nỗi đau hiện hữu khiến người làm chủ, ban lãnh đạo luôn phải lo lắng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp startup thì những nỗi đau này lại càng nhiều hơn và việc giải quyết cũng gặp nhiều khó khăn, thậm chí là không thể khắc phục.
Trong những năm đầu tiên khi mới bắt đầu startup thì chính những nỗi đầu này có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản, tác động là không hề nhỏ. Chính vì vậy, bản thân mỗi người chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những nỗi đau này để có thể đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất nếu như không muốn rơi vào hoàn cảnh xấu nhất.
1/ Nên đi làm thuê hay tự khởi nghiệp sẽ tốt hơn?
“Làm chủ” hay “làm thuê” luôn là vấn đề nhiều bạn băn khoăn hiện nay, nhất là khi phong trào khởi nghiệp đang trở nên rầm rộ trong nhiều năm trở lại gần đây. Không thiếu những tấm gương các bạn trẻ vừa ra trường nhưng đã sẵn sàng thực hiện ước mơ, hoài bão đã được ấm ủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường của mình. Cũng không thiếu những công ty, doanh nghiệp có những người chủ chỉ hơn 30 tuổi một chút đang phát triển lớn mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, tự làm chủ hay làm thuê đều có những mặt ưu – nhược khác nhau.
Với những bản trẻ, đừng vội chỉ nhìn thấy con đường màu hồng trong khởi nghiệp mà bỏ qua những khó khăn, bất cập và vô vàn thách thức mà mình sẽ gặp phải. Tất nhiên, khởi nghiệp không giống như việc các bạn lập nghiệp với một ý tưởng đủ hay và đủ thực tế để tăng nguồn thu nhập cho bản thân mình. Khởi nghiệp mang tính phạm trù xã hội cao hơn, ảnh hưởng không chỉ tới riêng bản thân của các bạn mà còn là xã hội. Chính vì vậy, với những người trẻ nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cùng các nguồn lực chúng tôi vẫn khuyên các bạn nên đi làm thuê trước.
Bởi quá trình các bạn làm việc ở các doanh nghiệp, công ty không nhất thiết phải là quy mô rộng lớn, đẳng cấp. Các bạn sẽ học hỏi, rèn luyện cho bản thân mình rất nhiều những kỹ năng, kiến thức cần thiết để khởi nghiệp trong tương lai. Bởi để khởi nghiệp một công ty, doanh nghiệp quy mô dù lớn hay nhỏ đều là điều không dễ dàng chút nào. Thậm chí đến 4, 5 năm các bạn vẫn chưa thành công xong quá trình startup của mình. Vì vậy, lựa chọn làm thuê hay khởi nghiệp còn phải căn cứ vào điều kiện thực tế ở thời điểm hiện tại của bạn cùng các cộng sự.
Xem thêm: Nguyên nhân & cách xử lý phàn nàn của khách hàng về sản phẩm thông minh
2/ Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp startup Việt Nam
Trước làn sóng doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn thế giới hiện nay, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Thậm chí, còn được xếp trong danh sách nhóm các quốc gia có tinh thần khởi nghiệp đứng TOP đầu. 2017 – 2020 được coi là giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ nhất của các doanh nghiệp startup ở nước ta với số lượng tăng vọt nhanh chóng. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 2020 cả nước có 760 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 97% (trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp khởi nghiệp).
Nhìn vào các con số và các xếp hạng trên, có lẽ nhiều bạn sẽ đánh giá ngay rằng hoạt động của các doanh nghiệp startup Việt Nam rất sôi động với nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam lại nằm trong số 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thành công với những kết quả tốt là rất thấp. Chỉ khoảng 3% trong đó được coi là thành công so với đúng định hướng ban đầu mà các doanh nghiệp đã đặt ra. Ngoài ra, dựa trên kết quả khảo sát của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có một kết quả đáng buồn mà bạn cần phải biết đó là trong các doanh nghiệp khởi nghiệp ở thời điểm tiến hành khảo sát thì chỉ có 10% là thành công mà thôi.
Tuy nhiên, Chính phủ nước ta đã không ngừng cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các văn bản hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi càng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thì càng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Giảm thiểu gánh nặng xã hội cho nhà nước, đồng thời nâng cao GDP của cả nước. Chưa kể, có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đang hoạt động rất tích cực.
3. Những nỗi đau của doanh nghiệp khi mới bắt đầu startup
Không am hiểu thị trường
Nỗi đua khởi nghiệp đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến chính là vấn đề không am hiểu thị trường. Điều này xảy ra không ít ở các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là ở các bạn trẻ vẫn còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm thực chiến. Sản phẩm bạn rất tốt, vượt trội hơn các đối thủ khác hoặc thậm chí là chưa từng có trước đó. Nhưng bạn lại không biết thị trường mục tiêu của mình là gì, khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ là gì, mong muốn của họ ra sao,… thì rất khó để bạn có thể bán được sản phẩm của mình. Chưa kể, trong kinh doanh còn có rất nhiều nỗi đau thị trường mà bản thân mỗi người chủ doanh nghiệp cần phải nắm rất rõ, nếu không chính vì sự không am hiểu này sẽ đánh bại bạn một cách nhanh chóng.
Vô tình tạo ra một sản phẩm lỗi
Ở giai đoạn mới startup rất khó để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo, lý tưởng ngay từ đầu. Đây là các lý do vì sao, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường phải thử nghiệm hoặc tạo ra các chương trình test lỗi cho cộng đồng để phát triển sản phẩm của mình tốt hơn. Bên cạnh đó, còn có một trường hợp đó là bạn giới thiệu sản phẩm sai cách, nói quá về công năng của chúng. Dẫn đến việc khi khách hàng mua về không đáp ứng được nhu cầu của mình thì đây cũng là một sản phẩm bị lỗi trong mắt họ. Không có gì khiến khách hàng cảm thấy chán nản, buồn hơn là việc cảm giác mình bị “dắt mũi” và mua phải những sản phẩm không đáp ứng đủ kỳ vọng. Nên việc vô tình tạo ra một sản phẩm lỗi là nỗi đau mà rất nhiều doanh nghiệp startup gặp phải trong thời gian đầu.
Sếp ôm hết việc, nhân viên ngồi chơi
Trường hợp này còn có thể xếp vào trong danh sách nỗi đau của doanh nhân mà chúng ta vẫn thường bắt gặp. Thân làm sếp nhưng nhiều người lại ngập mặt trong công việc cả ngày không hết, trong khi đó nhân viên lại nhàn hạ đi làm như đi chơi. Không phủ nhận rằng, làm sếp thì phải lo toan rất nhiều vấn đề khác nhau nhưng để nỗi đau trong doanh nghiệp này xuất hiện thì sẽ rất đáng báo động. Nỗi đau này xuất hiện thực chất là do doanh nghiệp đã sai lầm ngay từ ban đầu trong quá trình tuyển dụng, phân bổ công việc, tính KPI chưa đúng với thực tế làm việc của đội ngũ nhân viên.
Chiến lược hay nhưng không có người thực thi
Không chỉ có những doanh nghiệp lớn mới tạo được ra những chiến lược ấn tượng, mang tính khả thi. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất chính là họ luôn có đủ nhân lực để triển khai những chiến lược này thành hiện thực so với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc doanh nghiệp trong giai đoạn startup bị thiếu người ắt hẳn không phải là điều gì xa lạ gì. Hơn thế, nhiều người khi nộp CV và thậm chí đi làm được một thời gian đều nghỉ việc tại các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nên đây là lý do vì sao rất nhiều chiến lược hay nhưng nỗi đau của doanh nghiệp starup lúc này lại là không có người thực thi hóa chúng.
Không kiếm được đủ vốn và không tạo được dòng tiền tốt
Thiếu vốn có lẽ là tình trạng chung mà gần như các doanh nghiệp startup đang gặp phải hiện nay. Việc vận hành một doanh nghiệp ở giai đoạn nào cũng đều “ngốn” một khoản phí không hề nhỏ. Bên cạnh vốn của bản thân, người chủ doanh nghiệp thường đi kêu gọi vốn. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể kêu gọi thành công, có chăng cũng chỉ được một nơi chấp nhận rót vốn cho. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư rút vốn mà bạn lại không có dòng tiền tốt thì đương nhiên cả doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Cũng giống như khi chạy xe trong suốt quãng đường dài bạn không chỉ cần đổ duy nhất đầy xăng một lần mà còn cần phải tìm hiểu xem trên đường mình đi có cây xăng nào không, hay mình cần phải chuẩn bị mang theo cùng. Đừng chỉ lệ thuộc vào số vốn ban đầu, trong suốt quá trình phát triển hãy tạo ra một dòng tiền đủ mạnh để duy trì hoạt động kinh doanh.
Không có hệ thống kiểm tra, giám sát
Phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp lại chưa làm tốt điều này hoặc hay chăng cho rằng là chưa cần thiết. Tuy nhiên, việc mất cắp dữ liệu, nhân viên “đâm sau lưng” là điều không thiếu trong thị trường kinh doanh hiện nay. Nhất là khi bạn đang có một ý tưởng rất mới lạ, độc đáo và thu hút được nhiều sự quan tâm của xã hội. Chưa kể tình trạng nhân viên lắp cắp sản phẩm, rút lõi chi phí hoạt động, kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Không có một hệ thống kiểm tra, giám sát tổng thể đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Đội ngũ quản lý kém
Một doanh nghiệp khởi nghiệp muốn có những bước tiến thành công bắt buộc đội ngũ quản lý, ban lãnh đạo phải là những đầu tàu vững chắc. Tuy nhiên, bản thân nhiều doanh nghiệp startup đội ngũ quản lý phần lớn chỉ mạnh duy nhất về khả năng vốn, còn lại những kỹ năng, khả năng liên quan lại không tốt. Ngay cả khi một cá nhân giỏi cũng không thể gánh vác được tất cả, nếu ban quản lý kém thì nguy cơ doanh nghiệp bị phá sản càng tăng cao. Vì vậy, khi quyết định hợp tác với những ai, ai sẽ là cộng sự của mình bạn cần cân nhắc một cách tổng thể thật kỹ lưỡng.
Không tuyển, giữ chân được người tài
Đây chính là một trong những nỗi đau trong quản trị nhân sự mà không chỉ có các doanh nghiệp startup mới gặp phải. Nhưng có một tình trạng rất phổ biến đó chính là họ rất khó tuyển dụng được nhân sự. Bởi không chỉ có doanh nghiệp mới xem xét, cân nhắc CV của ứng viên mà ngược lại ứng viên cũng sẽ tìm hiểu các thông tin về quy mô, lĩnh vực, hoạt động của doanh nghiệp để cân nhắc. Bên cạnh đó, nỗi đau của các startup thường xuất hiện rất nhiều trong vấn đề này đó chính là tuyển dụng, đào tạo xong thì họ lại nhảy việc.
Mô hình doanh nghiệp không phù hợp
Nỗi đau kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp cuối cùng trong bài ngày hôm nay chúng tôi muốn đề cập đến chính là việc lựa chọn mô hình không phù hợp. Việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp không phù hợp dẫn đến việc hoạt động lúc nào cũng khó khăn, lãng phí ngân sách và không tận dụng được các lợi thế của mình. Ngay từ bước nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu và cách thức tạo ra doanh thu các bạn đã cần phải tiến hành lựa chọn mô hình phù hợp nhất với mình. Hãy xem xét kỹ khả năng phù hợp và định hướng phát triển lâu dài của mình.
4/ Một số lưu ý quan trọng mà một doanh nghiệp khởi nghiệp cần biết
Rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không thể bước đến thành công cuối cùng chỉ sau 5 năm phát triển, thậm chí còn ngắn hơn thế. Với chỉ số 10% thành công trong vô số những cái tên khởi nghiệp, thực sự là một cuộc chiến khốc liệt. Trong khi đó thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh và khắt khe hơn trước rất nhiều. Không chỉ có các doanh nghiệp nội địa, bản thân các doanh nghiệp startup còn phải đối đầu với các đơn vị quốc tê. Vì vậy, sau đây có một số lưu ý quan trọng mà các bạn cần biết khi đang có ý định hoặc đang điều hành một doanh nghiệp khởi nghiệp.
+ Ý tưởng của bạn có đáng giá với người tiêu dùng không?: Ý tưởng là điều rất quan trọng khi khởi nghiệp, nhưng quan trọng hơn ý tưởng của bạn có đáng giá với người tiêu dùng hay không. Bởi người tiêu dùng họ không quan tâm đó có phải là một ước mơ, hoài bão lớn không mà họ chỉ muốn biết rằng nhu cầu của họ được đáp ứng như thế nào.
+ Phân “vai” rõ ràng giữa các cá nhân đồng sáng lập: Dù là những người thân, bạn bè thì việc phân “vai” cần phải rõ ràng và mình bạch. Rất nhiều mẫu thuẫn có thể xảy ra nếu như mọi việc không được phân chia một cách rõ ràng giữa các nhà đồng sáng lập.
+ Xây dựng các giải pháp thu hút và giữ chân nhân tài là cần thiết: Muốn duy trì hoạt động của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ cần vốn là đủ mà cần phải có nhân sự, đó phải là những cá nhân có thực lực để cùng đồng hành. Nên việc xây dựng các giải pháp thu hút và giữ chân nhân tài luôn là điều cần thiết nếu như bạn không muốn họ gửi CV nhưng không đến, làm một thời gian lại nhảy việc.
+ Không ngừng cải thiện khả năng quản trị doanh nghiệp: Nếu yếu kém trong khoản này, rất có thể trong tương lai không xa bạn sẽ bị mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Điều này là rất nguy hiểm, mất quyền kiểm soát có thể bị các cá nhân lợi dụng với mục đích xấu và thậm chí là dẫn đến phá sản.
Xem thêm: Palion CRM - Hệ quản trị bán hàng và chăm sóc khách hàng toàn diện cho mọi doanh nghiệp
Trên đây là những nỗi đau của doanh nghiệp khi khởi nghiệp rất dễ gặp phải, chúng đều tạo nên những tác động không nhỏ đến sự phát triển, kinh doanh của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát, giám sát mọi thứ tốt ngay từ đầu và đưa ra những chiến lược hiệu quả. Dù rằng, các doanh nghiệp startup luôn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khi bạn có thể lường trước các vấn đề có thể xảy ra và đưa ra các kịch bản giải quyết tốt nhất thì mọi thứ có thể “nhẹ nhàng” hơn.