Tuy mới phát triển, nhưng mô hình kinh doanh D2C đang nhận được rất nhiều đánh giá cao khi mang lại các hiệu quả đầy ấn tượng cho các thương hiệu. Đặc biệt đối với khía cạnh thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Thậm chí nó còn được coi là xu hướng chuyển dịch kinh doanh trong thời đại mới, với sự tác động của công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình D2C vẫn chưa phải là khái niệm quen thuộc với nhiều người. Từ khái niệm cho đến những thông tin liên quan khác vẫn chứa đựng nhiều dấu hỏi lớn.
Mô hình D2C là gì?
Mô hình D2C là gì? Mô hình kinh doanh D2C có ý nghĩa gì? ắt hẳn là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm nhất đến lúc này. D2C được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh “Direct to customer”, nói đến hình thức bán hàng trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng thông qua cửa hàng phân phối, website chính hãng mà không cần thông qua các kênh trung gian khác. Thông thường, để bán được hàng hóa của mình một cách nhanh chóng, “phủ sóng” rộng khắp thị trường nhiều doanh nghiệp sẽ phát triển hệ thống phân phối với các phân nhánh khác nhau như nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ,…
Tuy nhiên, trong mô hình kinh doanh D2C các doanh nghiệp sẽ là người làm chủ 100% toàn bộ hệ thống phân phối của mình mà không có sự xuất hiện của bất kỳ một đơn vị trung gian nào. Một trình tự kinh doanh D2C thông thường sẽ là khách hàng mua sản phẩm trực tiếp tại các gian hàng, địa điểm bán hàng hoặc truy cập vào link website để đặt mua. Với việc mua trực tiếp tại các gian hàng, địa điểm bán hàng của doanh nghiệp thì mọi thứ sẽ được diễn ra theo các bước quen thuộc mà bạn vẫn thường biết đến. Còn đặt mua online trên hệ thống website, nhân viên sau khi nhận được thông báo về đơn hàng sẽ tiến hành xác nhận và chuyển đổi trạng thái đơn hàng thành công.
Với mô hình bán hàng truyền thống mọi thứ sẽ phải trải qua nhiều công đoạn, kéo dài về mặt thời gian. Nhưng ở mô hình D2C mọi thứ được diễn ra một cách nhanh chóng, doanh nghiệp khi đã sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị khách hàng; nghiên cứu, phát triển, thiết kế sản phẩm; phân phối; các thông tin về giao dịch;… thì mọi thứ lại được diễn ra một cách nhanh chóng hơn rất nhiều. Với ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mô hình này còn khai phá sức mạnh với sự gia tăng về thương mại điện tử để có thể tối ưu hóa các giao dịch, cũng như mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Xu hướng chuyển dịch từ mô hình B2B sang D2C
Với những kết quả đầy ấn tượng của ngành thương mại điện tử cùng với sự thay đổi nhanh chóng trong thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng các nhà đầu tư, kinh doanh ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mô hình D2C. Trước khi mô hình này xuất hiện và phát triển đến ngày hôm nay, mô hình B2B dường như đã “thống trị” được thị trường. Với mô hình này bạn có thể hiểu rằng, đó là một doanh nghiệp dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ. Sau đó họ lại tiếp tục quảng bá, giới thiệu chúng thông qua các đơn vị trung gian – những nơi giúp hàng hóa của mình tiếp cận được nhanh chóng với khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, mô hình lại đang dần trở nên kém hiệu quả hơn khi các nhà bán lẻ dần giảm về quy mô cũng như số lượng. Ngay cả các nhà bán lẻ lớn như Amazon cũng khó có thể cung cấp được hết tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn thế, doah nghiệp cũng khó có thể kiểm soát được tất cả mọi điều. Trong khi đó, vào năm 2017 mô hình kinh doanh D2C đã đạt được những con số đầy ấn tượng. Tổng tăng trưởng là 34% và chiếm đến 13% thị phần của ngành thương mại điện tử trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những con số này vẫn đang tiếp tục tăng dần theo thời gian.
Từ những khó khăn, hạn chế của mô hình B2B cùng với những kết quả đầy ấn tượng của mô hình D2C đã tạo ra một xu hướng chuyển dịch mà chúng ta đang nhìn nhận rất rõ. Nhiều người còn đánh giá rằng D2C thực sự là xu hướng chuyển dịch kinh doanh trong thời đại mới. Tại sao doanh nghiệp không tự mình phân phối hàng hóa, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng mà lại phải thông qua những đơn vị khác. Nhất là khi trong thời đại công nghệ số, bạn lại có rất nhiều công cụ hỗ trợ và điển hình như thương mại điện tử. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một trang thương mại điện tử riêng để phát triển khả năng phân phối của mình.
Cơ hội và thách thức của mô hình kinh doanh D2C
Được đánh giá là xu hướng chuyển dịch trong thời đại mới, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhưng như các bạn cũng đã biết, cơ hội thì thường đi kèm với thách thức. Đây là hai phạm trù luôn song hành cùng nhau, nhất là trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư.
Cơ hội của mô hình kinh doanh D2C
Việc phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng với mô hình D2C đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, phát triển. Bạn sẽ thấy nhiều điểm tương đồng giữa B2C và D2C, vì đều là mô hình phân phối hàng hóa từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ không phân tích chuyên sâu về vấn đề này. Tập trung ở phần này chính là những cơ hội trong hoạt động kinh doanh mà mô hình D2C mang đến cho doanh nghiệp.
• Nâng cao trải nghiệm, uy tín thương hiệu.
• Trải nghiệm khách hàng tốt hơn, đồng bộ hơn.
• Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng tốt hơn, lâu dài hơn.
• Thực hiện hóa tầm nhìn thương hiệu trên mọi khía cạnh.
• Có quyền truy cập và quản lý chuyên sâu mọi dữ liệu, thông tin về khách hàng.
• Tối ưu hóa hiệu quả quản lý tổng thể cho đến các kênh truyền thông của mình.
• Biên độ lợi nhuận được cải thiện.
• Cho phép tiếp cận ngay lập tức với các cơ hội bán hàng.
• Bảo vệ được doanh số bán hàng của mình.
• Xây dựng thành công môi trường mua sắm chuyên dụng.
Thách thức của mô hình kinh doanh D2C
Mang đến rất nhiều cơ hội, nhưng bản thân mô hình kinh doanh D2C ở thời điểm hiện tại cũng chứa đựng không ít thách thức đối với mọi doanh nghiệp khi tham gia vào. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp phải đắn đo rất nhiều trong việc có nên phát triển theo mô hình này hay không. Thực tế thì ở bất kỳ một mô hình kinh doanh nào cũng đều chứa đựng những thách thức nhất định. Nếu vượt qua được những điều này hoặc tìm kiếm được các giải pháp kìm hãm thì hoàn toàn có thể phát triển chuyên sâu.
• Thách thức được đề cập đến nhiều nhất ở mô hình kinh doanh D2C chính là thiếu sự tín nhiệm. Do đây là một mô hình mới, nên nhiều nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp vẫn rất hoài nghi về tính khả thi và cơ hội phát triển của nó. Nhất là khi bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi, đặc biệt những vấn đề liên quan đến công nghệ.
• Với mô hình này buộc các doanh nghiệp phải gia tăng nhiều hơn nữa về trải nghiệm khách hàng, ưu thế cạnh tranh. Nên chắc chắn bạn sẽ phải nỗ lực hơn nữa, đầu tư, sử dụng nhiều các nguồn lực của mình.
Có nên áp dụng mô hình D2C không?
Như bạn cũng đã biết, mô hình D2C vẫn còn rất mới mẻ và đứng trước sự hoài nghi của nhiều người. Ngay cả khi nó được minh chứng bằng những con số không thể thuyết phục hơn được nữa, thì việc có nên áp dụng mô hình này không vẫn là mối bận tâm lớn. Tất nhiên, không phải đơn vị nào cũng phù hợp để phát triển theo mô hình kinh doanh này. Nhưng lại có rất nhiều lý do để thuyết phục bạn rằng đây là một mô hình lý tưởng trong thời buổi kinh doanh hiện nay.
1. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các trải nghiệm tốt hơn: Với sự gia tăng nhanh chóng về sản lượng hàng hóa, số lượng doanh nghiệp. Người tiêu dùng luôn đứng trước nhiều sự lựa chọn khác nhau. Vì vậy, yêu cầu của họ cũng dần trở nên khắt khe hơn trong từng trải nghiệm của mình. Trong khi đó, D2C lại tập trung tối ưu với việc xây dựng các trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người tiêu dùng.
2. Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng: Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường buộc các doanh nghiệp phải thiết lập và duy trì mối quan hệ với người bán hàng. Doanh nghiệp nào tạo dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, sở hữu tệp khách hàng trung thành lớn thì doanh nghiệp đó đã có được ưu thế cạnh tranh “đắt giá” nhất cho mình.
3. Tận dụng D2C như một kênh nghiên cứu thị trường: Dù bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay thông qua website thì doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập, tổng hợp data khách hàng một cách nhanh chóng. Từ đó, đưa ra các quyết định, chiến lược bán hàng, marketing hiệu quả hơn trong tương lai.
4. Quản lý tình hình kinh doanh một cách chính xác: Không thông qua các đơn vị trung gian nên các doanh nghiệp luôn luôn quản lý tình hình kinh doanh của mofnh một cách chính xác nhất. Đây là một lý do đầy thuyết phục để mô hình này trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.
Đặc điểm của các doanh nghiệp phát triển theo mô hình D2C
Việc phân phối hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng, đã bỏ qua rất nhiều những tiêu chuyển phân phối truyền thống trước đó. Các doanh nghiệp sẽ tiến hành việc cắt bỏ các nhà phân phối trung gian trong hệ thống của mình. Từ đó, khai phá tối ưu khả năng “tự lực cánh sinh” cùng với các công cụ hiện đại để nâng cao hiệu suất phân phối của mình. Đương nhiên, công cụ không thể không nhắc đến ở đây chính là thương mại điện tử. Khi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi việc quảng bá, bán hàng trực tuyến dần được xem xét như một nhiệm vụ trọng tâm.
Đối với các doanh nghiệp phát trển theo mô hình D2C dù là ngay từ đầu hay chuyển đổi sang từ mộ mô hình khác sẽ đều nhìn nhận rất rõ điều này. Nên thông thường bạn sẽ thấy ở một doanh nghiệp D2C sẽ có những đặc điểm như sau (đương nhiên, không phải lúc nào cả tám đặc điểm này đều sẽ xuất hiện).
1. Đây là những doanh nghiệp đang tham gia vào một ngành công nghiệp có rào cản gia nhập thấp.
2. Doanh nghiệp có vốn linh hoạt và có thể cho thuê hoặc cho thuê một phần hoạt động.
3. Doanh nghiệp cực kỳ “đam mê” với khách hàng.
4. Doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc khai thác dữ liệu và phân tích của bên thứ nhất.
5. Doanh nghiệp tiến hành việc cắt bỏ các đơn vị trung gian để phân phối hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến khách hàng.
6. Doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của việc giao tiếp, tương tác trực tiếp với khách hàng.
7. Doanh nghiệp có sự linh hoạt về giá cả hơn.
8. Doanh nghiệp triển khai, sử dụng các nền tảng tiếp thị kỹ thuật số.
Lưu ý quan trọng khi triển khai mô hình kinh doanh D2C
Được đánh giá là xu hướng chuyển dịch trong thời đại mới, mô hình kinh doanh D2C hứa hẹn đầy tiêm năng phát triển cho các đơn vị tham gia. Tuy nhiên, bạn cũng biết rằng không phải ai cũng thành công khi theo đuổi mô hình này. Đây là lý do bạn cần phải nắm chắc những lưu ý quan trọng trong suốt quá trình triển khai mô hình này.
Lưu ý về ngành kinh doanh: Không phải tất cả ngành kinh doanh đều phù hợp để phát triển theo mô hình kinh doanh D2C. Trong đó các mặt hàng bán lẻ như quần áo, phụ kiện thời trang, đồ gia dụng, thiết bị điện tử,… được xem là phù hợp hơn cả.
Lưu ý về quản lý đơn hàng và giao hàng: Mô hình D2C sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ không tách khỏi hoạt động kinh doanh trực tuyến. Vì vậy, vấn đề về quản lý đơn hàng và giao hàng cần phải có những giải pháp tối ưu nhất.
Lưu ý về chất lượng dịch vụ: Việc phân phối hàng hóa qua các kênh trung gian sẽ giúp doanh nghiệp “nhàn” hơn trong khoản dịch vụ. Nhưng D2C thì lại không như vậy, doanh nghiệp sẽ phải “cân” tất cả mọi việc.
Lưu ý về các kênh bán hàng: Trong mô hình D2C việc mở rộng các kênh bán hàng là điều kiện tất yếu. Tùy vào định hướng và nguồn lực các kênh bán hàng của bạn phải đảm bảo về việc bảo phủ thị trường như cửa hàng, website hay trang mạng xã hội.
Lưu ý về quản lý bán hàng toàn diện: Có thể thấy với mô hình D2C việc quản lý bán hàng toàn diện sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là khi bạn vận hành cùng lúc nhiều kênh bán hàng khác nhau. Điều này buộc doanh nghiệp phải có một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện tối ưu nhất, điển hình như việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ chuyên sâu.
Những thương hiệu D2C thành công nhất hiện nay
Để giúp bạn có những hình dung tốt nhất về mô hình D2C, trong phần cuối cùng này chúng tôi sẽ giới thiệu về những thương hiệu đang hoạt động thành công theo mô hình này nhất hiện nay. Đó là những cái tên mà nghe qua thôi đã đủ thấy sức hút và có lẽ bạn đã quen thuộc từ lâu.
Nike: Đây là một trong những thương hiệu có mức độ nổi tiếng toàn cầu và sự thành công của Nike có lẽ là điều khó có thể phủ nhận. Nhờ khai thác tối ưu D2C, Nike đã mang đến những trải nghiệm ngày càng nhiều “điểm cộng” hơn cho khách hàng của mình. Đồng thời hãng đã thấu hiểu hơn khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh sáng suốt nhất.
Away: Là thương hiệu chuyên về các sản phẩm túi du lịch, vali vô cùng nổi tiếng và đạt được vị thế cao trong ngành. Away đã nhanh chóng triển khai mô hình D2C để nâng tầm các sản phẩm của mình mà không cần phải cắt giảm lợi nhuận, hay đánh đổi bằng các giá trị khác. Nhờ vậy mà hãng đã trở thành thương hiệu vali uy tín thuộc TOP đầu trên toàn thế giới.
HIMS: Một đại diện sáng giá đến từ ngành công nghiệp mỹ phẩm, với các sản phẩm chủ yếu dành cho phái mạnh. Tất cả sản phẩm đều được hãng cung cấp trực tiếp, quan trọng hơn cả HIMS tiếp cận khách hàng một cách nhẹ nhàng, đơn giản ngay cả trong những vấn đề tế nhị. Vì vây, HIMS không chỉ trở thành một trong những thương hiệu D2C thành công mà còn là một địa chỉ tư vấn cho khách hàng đầy tin cậy.
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như đưa ra các đánh giá chính xác về mô hình kinh doanh D2C. Trước sự thay đổi của thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử và công nghệ. D2C trở thành một xu hướng chuyển dịch ấn tượng của thời đại và nó khiến chúng ta phải nhìn nhận, quan tâm một cách nghiêm túc. Bằng việc phân phối hàng hóa, dịch vụ đến trực tiếp người tiêu dùng, D2C luôn mang đến những giá trị riêng biệt cho bạn.