Sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong nhiều ngành nghề, công việc và điển hình đó chính là Marketing. Nhất là trong những năm gần đây xu hướng tìm kiếm, tiếp cận thông tin đang dần thay đổi rất nhiều. Điều này đã đặt ra rất nhiều thử thách lớn cho các doanh nghiệp đối với vấn đề thu hút khách hàng, tạo dựng giá trị nổi bật cho thương hiệu quả mình.
Đồng nghĩa rằng marketing sáng tạo vẫn cần phải phù hợp với hình ảnh, nguồn lực, định vị thương hiệu, thị trường,… Tuy nhiên, nếu bạn muốn đạt được thành công vang dội cả về doanh thu lẫn tiếp thị thì mặc nhiên không thể thiếu đi điều này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về marketing sáng tạo cùng với những chiến dịch “kinh điển” đã được xây dựng từ chính điều này nhé.
Sáng tạo trong marketing được hiểu như thế nào?
Marketing sáng tạo hay tính sáng tạo trong marketing được dân Marketers đề cập đến không ít, thậm chí còn được coi là điều rất hiển nhiên. Thế nhưng với dân “ngoại đạo” như chúng ta thì không phải ai cũng biết chính xác sáng tạo trong marketing được hiểu theo hiểu ý nghĩa thông thường hay là còn một mặt nghĩa nào khác. Chúng ta thường bắt gặp cụm từ sáng tạo trong các hoạt động marketing như là yếu tố/nhân tố sáng tạo, ý tưởng sáng tạo hay đội ngũ sáng tạo. Vậy chính xác thì ý nghĩa được thể hiện ở đây là gi? Sáng tạo trong marketing thực chất lại được hiểu theo rất nhiều định nghĩa khác nhau.
Tuy nhiên, tựu chung lại tất cả đều được thể hiện ở hai vấn đề là tính mới lạ và tính phù hợp. Chính những sự ngạc nhiên, độc đáo, độc nhất, chưa từng có mới là điều giúp các chiến dịch, thông điệp marketing của thương hiệu trở nên nổi bật hơn so với nhan nhản những điều đã quá quen thuộc từ trước đến nay. Nó chính là tính mới lạ, còn đối với tính phù hợp thì bởi là vì marketing là “công cụ” nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hoặc rất nhiều mục tiêu khác. Vì vậy, marketing sáng tạo buộc phải nhắm đúng đối tượng mục tiêu, phù hợp với định vị thương hiệu và tất nhiên là nguồn lực phải đảm bảo.
Chưa kể, sáng tạo trong marketing vẫn còn phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, sáng tạo trong lĩnh vực tiếp thị vẫn được thể hiện ở mặt mới lạ nhưng điều kèm với những điều kiện phù hợp khác song hành. Điều này nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả để hướng đến các mục đích cụ thể do các doanh nghiệp đặt ra. Nếu không chỉ có tính sáng tạo mà không đi kèm với tính phù hợp thì rất khó để mang lại những giá trị có lợi thực sự đối với hoạt động kinh doanh nói chung.
Sáng tạo trong marketing là mục tiêu hay phương tiện?
Được đề cập rất nhiều trong các chiến lược, hoạt động marketing, nhưng cho đến nay nhiều người vẫn không phân định được rõ sáng tạo ở trong lĩnh vực này chính xác là mục tiêu cần đạt được hay là phương tiện để chúng ta truyền tải những điều cần thiết đến khách hàng mục tiêu? Thực tế trong quá trình xây dựng và triển khai marketing sáng tạo bạn sẽ thấy chúng là cả hai điều này. Chúng ta đòi hỏi phải có nhứng ý tưởng, chiến lược, hoạt động sáng tạo và tất nhiên không phải nghiễm nhiên điều này sẽ xuất hiện ngay lập tức. Phải tìm tòi, khai phá và thậm chí nghiên cứu rất nhiều thì lúc này sáng tạo sẽ trở thành mục tiêu cho hành động.
Không giống như các bạn đảm nhận vị trí quảng cáo các bạn chỉ cần sáng tạo và sáng tạo, nhưng đối với những dân Markers Full-stack thì sáng tạo lại trở thành một mục tiêu rất rõ ràng. Song hành với đó, bạn muốn truyền tải những nội dung, thông điệp hay đến với khách hàng, nâng cao hiệu quả thu hút, tiếp cận thì đương nhiên lúc này sáng tạo cũng đồng thời trở thành một phương tiện. Nó được đặt trong một chiến lược, chiến dịch tổng thể để nâng cao hiệu quả. Nên đây là lý do vì sao có rất nhiều đơn vị dù đang triển khai một chiến lược marketing rất cụ thể. Tuy nhiên, để thay đổi phương pháp họ cũng không ngần ngại sử dụng thêm các chiến dịch marketing sáng tạo khác để đẩy mạnh các giá trị cần thiết.
Marketing sáng tạo có quan trọng không?
Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, thực tế thì tính sáng tạo luôn hiện hữu và tạo động ra những ảnh hưởng nhất định với sự thay đổi liên tục. Tất nhiên, sẽ có những lúc nó giá trị và đôi khi là không cần thiết mà chúng ta vẫn đạt được những điều mà mình mong muốn. Nhưng có một điều mà bạn chắc chắn sẽ không thể phủ nhận được rằng, có rất nhiều điều tiên tiến mà chúng ta đang sử dụng, hưởng lợi ích đến từ chính những sáng tạo mà những người đi trước đã tạo ra. Sự phát triển của xã hội luôn có sự xuất hiện của sáng tạo và đó là những giá trị mà chúng ta luôn nhận thức được.
Sáng tạo không phải lúc nào cũng chăm chăm tạo ra cái đẹp, nhưng cuộc sống của bạn sẽ không thể “đẹp” theo cách hoàn hảo nhất nếu thiếu vắng đi điều này. Và tất nhiên trong marketing thì vai trò của tính sáng tạo luôn được đề cao khi nó vừa là mục tiêu vừa là phương tiện. Sáng tạo để đạt được những mục tiêu kinh doanh quan trọng, sáng tạo để khẳng định vị thế, tên tuổi và sáng tạo để tìm kiếm những cơ hội mới. Hơn thế, những lợi thế cạnh tranh ngày nay cũng không tồn tại quá lâu khi có thể bị bắt chước, “vượt mặt” chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Những thay đổi trong môi trường kinh doanh sẽ khiến rất nhiều đơn vị đang chỉ tập trung vào một chiến lược, một lợi thế cạnh tranh sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế khó khăn. Sự “soán ngôi” liên tục này đặc biệt được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực công nghệ, ví dụ những các loại điện thoại thông minh. Thực tế được đúc kết từ rất nhiều thương hiệu thành công trong các năm nay đều cho chúng ta thấy rằng, họ không chỉ mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng với mong muốn và thậm chí còn vượt ngoài kỳ vọng của khách hàng mà còn “đầu tư” vào mảng marketing sáng tạo rất nhiều. Thậm chí tính sáng tạo còn được triển khai ngay trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ.
Không có tính sáng tạo có làm được marketing không?
Với những phân tích trên, bất kỳ ai có lẽ đều hiểu được rằng tính sáng tạo trong marketing là điều rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Thậm chí, ngay cả khi đặt ở vị chí độc lập trong kinh doanh nó cũng “tỏa sáng” với những giá trị tạo dựng cho mọi doanh nghiệp. Vậy chẳng lẽ với những người không có thiên hướng sáng tạo lại không thể làm marketing? Nếu bạn là một người có đam mê với ngành Marketing nhưng tự cảm thấy mình không có khả năng sang tạo cao thì cũng đừng vội nản trí nhé.
Vì trong marketing có rất nhiều vị trí công việc mà không cần phải sử dụng đến tính sáng tạo quá nhiều hay quá thường xuyên, thậm chí nó còn không được đề cập đến như một yêu cầu bắt buộc như Market Research, Trade Marketing hay Data Analytics. Những vị trí này sẽ yêu cầu các kỹ năng khác nhau mà không đòi hỏi bạn phải tìm ra điều gì đó mới lạ, độc đáo để triển khai công việc của mình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm một vị trí không hề có sự xuất hiện của tính sáng tạo thì rất là khó. Bởi không chỉ trong marketing, mọi ngành nghề hiện nay, dù bạn ở vị trí nào thì muốn đạt được hiệu quả tốt hay vượt trội hơn người khác thì bản thân bạn phải có ít nhất một chút sáng tạo. Đơn giản đôi khi nó sẽ thể hiện ở việc bạn sắp xếp, quản lý các deadline của mình mà thôi.
Những vị trí cần tính sáng tạo trong marketing nhất
Sẽ có những vị trí ít sử dụng đến tính sáng tạo thì cũng sẽ có những vị trí mà điều này chắc chắn không thể thiếu, ngược lại còn là yếu tố bắt buộc và cần phải phát triển liên tục. Tất nhiên, đối với các Markers Full-stack thì điều này sẽ là chắc chắn và ngoài ra có hai vị trí cụ thể sẽ buộc phải có sự sáng tạo trong công việc của mình rất nhiều.
• Content Creator: Dù là bạn làm nội dung theo hình ảnh hay chữ thì đây luôn là vị trí cần đến tính sáng tạo rất nhiều. Chắc chắn bạn không thể dập khuôn cả 10, 100, 1000 hay nhiều hơn nữa các content vào đúng một khuôn. Dù nó cuốn hút, đúng chuẩn các tiêu chí và bắt mắt đến đâu đi chăng nữa thì giá trị của nó không thể được khẳng định khi có quá nhiều phiên bản. Hơn thế, nó sẽ tạo ra một sự nhàm chán đối với khách hàng mục tiêu của bạn. Vì vậy, vị trí này sẽ “có đất dụng võ” với các ý tưởng sáng tạo rất nhiều.
• Designer: Chắc chắn rồi, đây là vị trí liên quan đến sáng tạo hình ảnh hoàn toàn, nếu bạn muốn trở thành một Designer giỏi mà lại không có tính sáng tạo thì mãi mãi cái đích này không thể chạm đến. Tư duy thiết kế được nhiên rất quan trọng, nhưng tính sáng tạo cũng sẽ quan trọng không kém. Mỗi một ấn phẩm mà bạn sản xuất ra rất khó trở nên cuốn hút, có “hồn” khi nó đơn giản được thực hiện theo các nguyên tắc chung. Đây là điều mà ai cũng làm được và bạn sẽ rất nhạt nhòa trong đám đông nếu không chứa đựng một chút gì sáng tạo của riêng mình.
Quy trình xây dựng chiến lược marketing sáng tạo
Chiến lược marketing sáng tạo là một trong rất nhiều chiến lược marketing được các doanh nghiệp lựa chọn, xây dựng và phát triển trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tất nhiên, không phải ngay từ đầu một đơn vị có thể đã đưa được một chiến lược marketing sáng tạo hiệu quả. Hơn thế, với sự thay đổi liên tục của thị trường cùng sự “soán ngôi” nhanh chóng trong chu kỳ sống của sản phẩm thì buộc bạn luôn phải có những phương án marketing sáng tạo khác nhau – đúng lúc cho mình. Theo đó, nếu đã phát triển theo một chiến lược rõ ràng thì đều phải thiết lập dựa trên từng bước cụ thể như sau:
Bước 1 – Sáng định mục tiêu sáng tạo: Tại sao cần phải tiếp thị sáng tạo? Bạn muốn đạt được gì với chiến lược marketing sáng tạo?... Tất cả đều cần phải vạch ra một cách rõ ràng, đây cũng được coi là định hướng để bạn triển khai các hành động cụ thể sau này.
Bước 2 – Nghiên cứu thị trường: Trong chiến lược marketing thì đây là bước chắc chắn không thể thiếu, sáng tạo ở mức nào thì đều cần phải căn cứ vào tình hình, nhu cầu thực tế của thị trường và cả đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bước 3 – Phân tích data thu thập và tiến hành công việc sáng tạo: Với những thông tin thu thập được quá trình nghiên cứu ở bước 2, lúc này bạn cần tiến hành phân tích chúng. Cùng với đó tiến hành công việc sáng tạo với việc tìm tòi các ý tưởng mới lạ, nhưng nhân tố mới mà bạn có thể phát triển cho mình.
Bước 4 – Thực hiện lựa chọn ý tưởng: Đừng ôm đồm tất cả các ý tưởng, hãy lựa chọn ra một ý tưởng sáng tạo “đắt giá” nhất để phát triển nó. Nhưng trước hết trong khi lựa chọn bạn cần phải đánh giá về mức độ phù hợp của nó với các tiêu chí cần thiết như nguồn lực, nhu cầu thị trường, khách hàng mục tiêu,…
Bước 5 – Thể hiện các ý tưởng một cách rõ ràng: Khi đã lựa chọn được ý tưởng phù hợp nhất với mình thì hãy thể hiện nó ra một cách rõ ràng, để cấp trên cũng như đội ngũ chịu trách nhiệm cho từng công việc sẽ hiểu được một cách dễ dàng.
Bước 6 – Xây dựng kế hoạch thực hiện: Ý tưởng chỉ là phần lý thuyết muốn khai thác được giá trị của nó thì bạn cần phải có kế hoạch thực hiện cụ thể và sau đó đừng quên đo lường kết quả để đánh giá.
Ý tưởng marketing sáng tạo dành cho doanh nghiệp nhỏ
Với các doanh nghiệp nhỏ thì việc trển khai các chiến lược hay chiến dịch marketing sáng tạo có lẽ vấn đề được lo lắng nhất chính là việc liên quan đến các nguồn lực như ngân sách, tài chính hay sự cạnh tranh từ các “ông lớn”. Ngay cả những đơn vị lâu năm, dù đã có thị phần nhất định nhưng đây là điều rất khó tránh. Trong khi đó, sự thay đổi của thì trường, những xu hướng liên tục bị thay đổi và những đòi hỏi gia tăng của người tiêu dùng đã khiến mọi doanh nghiệp đều cần phải chú trọng đến điều này hơn bao giờ hết.
Dù trước đó, thời điểm hiện tại hay trong tương lai thì marketing sáng tạo vẫn sẽ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là khi các lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ hay giá thành có thể ở thời điểm này sẽ giúp bạn phát triển rất tốt. Nhưng chắc chắn nó khó có thể bền vững. Hiểu được điều đó, trong phần này chúng tôi muốn gửi đến bạn một số ý tưởng marketing sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ vừa đảm bảo về mặt hiệu quả mà lại phù hợp với quy mô, khả năng thực tế.
• Marketing sáng tạo bằng quảng cáo ấn tượng
• Marketing sáng tạo trong cách định vị thương hiệu
• Marketing sáng tạo bằng cách tạo ấn tượng đầu tiên với các video
• Marketing sáng tạo bằng các chương trình riêng của bạn
• Marketing sáng tạo bằng cách ra mắt các phát hành độc quyền
• Marketing sáng tạo bằng các hợp tác với các đối tác có uy tín, nổi tiếng
Các chiến dịch marketing sáng tạo nổi tiếng
Không khó để bạn có thể tìm thấy các chiến dịch marketing sáng tạo đã thành công vang dội dù là ở thương hiệu quốc tế hay ngay các doanh nghiệp Việt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, khi mọi doanh nghiệp đều cần phải có sự sáng tạo ngay trong các hoạt động marketing của mình thì mới có thể thu hút được khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh thu và tạo được sự nhân diện của mình trên thị trường. Nhất là với sự phát triển của Internet, bạn có thể dễ dàng truyền tải các thông điệp, thông tin của mình. Nhưng đương nhiên, nó cũng sẽ dễ bị khách hàng bỏ qua nếu không có gì nổi bật. Bởi mỗi ngày, người tiêu dùng tiếp cận với số số các thông tin và sản phẩm khác nhau.
Sau đây sẽ là các chiến dịch marketing sáng tạo nổi tiếng toàn cầu thành công về mọi mặt, gặt hái được rất nhiều lợi ích lớn mà bạn có thể rút ra những bài học giá trị nhất cho mình.
• McDonald’s: Chiến dịch marketing sáng tạo được McDonald’s bằng cách kẻ vạch qua đường cho người đi bộ với phong cách thuộc về riêng mình, với màu sắc và biểu tượng đặc trưng của thương hiệu.
• Coca Cola: Một thương hiệu toàn cầu với sức ảnh hưởng rất lớn, tuy nhiên Coca Cola luôn biết cách “làm nóng” tên tuổi của mình với các chiến dịch marketing sáng tạo rất ấn tượng. Sáng tạo của sáng tạo chính là chiến dịch marketing mà Coca Cola đã áp dụng, đó là khuyến khích khách hàng của mình sáng tạo nội dung trong chiến dịch “Coca Cola Circle” để đăng tải lên mạng xã hội.
• Sprite: Có lẽ chiến dịch marketing sáng tạo này của Sprite cho đến nay vẫn khiến nhiều người phải ấn tượng sâu sắc. Họ thiết kế các điểm tắm công cộng tại trên các bãi biểu hệt như các máy chứa nước ngọt với logo và màu sắc tượng trưng đầy nổi bật của hãng.
• Nike: Chiến dịch marketing sáng tạo của Nike tuy không độc đáo nhưng lại vô cùng hiệu qua hơn các đối thủ của mình. Đơn giản là họ chọn cách đặt biểu tượng của mình ở mọi nơi, mọi chỗ, ngay cả trên các ghế ngồi công cộng. Như vậy, ngay cả khi bạn không có sự quan tâm đến các sản phẩm của hãng thì cũng phải dành sự chú ý cho điều này.
Marketing sáng tạo là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị tổng thể của các mọi doanh nghiệp, ngay cả một thương hiệu tầm cỡ quốc tế cũng không ngoại trừ. Đã có rất nhiều đơn vị đã gặt hái thành công nhờ chính những điều này và tạo dựng được vị thế cho mình trong lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì bản thân nhà quản lý, đội nhóm Marketing của bạn phải có một sự am hiểu thực sự, chuẩn bị thật kỹ lưỡng và không ngừng tìm tỏi và phát triển các ý tưởng của mình.