Đối với những ai đang có ý định bán hàng trên Shopee thì kênh người bán chắc chắn sẽ là điều cần phải quan tâm đến đầu tiên. Đây chính là một trong những nền tảng hỗ trợ người bán hàng, do Shopee cung cấp để giúp các cá nhân cũng như đơn vị có thể hoạt động tốt nhất trên nền tảng thương mại điện tử này.
Với những người tiêu dùng thông thường, ắt hẳn kênh người bán hàng Shopee không phải là phạm trù mà họ quan tâm đến. Những ngược lại, với người bán hàng thì đây thực sự là “vũ khí” giúp bạn có thể tiến hành phát triển kênh bán hàng này một cách tối ưu nhất nếu hiểu đúng và triển khai một cách sáng suốt.
Hiểu đúng về kênh người bán Shopee
Ngay cả những người tiêu dùng hạng vàng, hạng kim cương của Shopee cũng chưa chắc đã có thể hiểu rõ về kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử số 1 Việt Nam này như thế nào. Huống chi đối với những bạn lần đầu tiên được nghe nhắc đến cụm từ kênh người bán Shopee. Vì vậy, nếu như bạn muốn bán hàng, phát triển công việc kinh doanh của mình thông qua nền tảng này thì đây chính là điều cần phải làm sáng tỏ đầu tiên. Theo đó, kênh người bán Shopee được hiểu là một website trên hệ thống Shopee được cung cấp nhằm hỗ trợ trực tiếp người bán hàng.
Tại đây, người bán hàng sẽ được cung cấp một bộ công cụ hoàn chỉnh để hoạt động cũng như quản lý công việc bán hàng online trên Shopee của mình. Không chỉ hoạt động trên website mà bạn cũng có thể sử dụng, bán hàng với kênh này thông qua ứng dụng của Shopee trên điện thoại thông minh. Đương nhiên, các các nhân, thương nhân hay các tổ chức muốn bán hàng trên Shopee đều sẽ phải thông qua kênh này. Chỉ khi đăng ký thành công kênh người bán thì bạn mới có thể đăng tải các sản phẩm, tiến hành giao dịch với khách hàng của mình trên hệ thống Shopee.
Shopee luôn tiến hành theo nguyên tắc tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên, đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật. Kênh người bán của Shopee được xây dựng trên nền tảng quy định chặt chẽ, mọi cá nhân, đơn vị tham gia đều cần phải tuân thủ đầy đủ. Khi bạn tham gia vào nền tảng này phải tự tìm hiểu cũng như tôn trọng các quy định, trách nhiệm pháp lý và đảm bảo thực hiện đầy đủ các những nội dung trong quy chế mà Shopee đưa ra. Kể từ khi xây dựng và phát triển, kênh người bán Shopee ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt giúp mang đến nhiều lợi ích cho cả người bán, người mua và bên trung gian là chính họ.
Lợi ích khi bán hàng qua kênh người bán Shopee
Bán hàng trên Shopee hay bán hàng qua kênh người bán Shopee đã trở thành một xu hướng phổ biến tại nước ta. Được biết đến là sàn thương mại điện tử số 1 tại Việt Nam, những năm qua tốc độ phát triển của Shopee đều khiến bất kỳ ai cũng phải bất ngờ. Nhất là giai đoạn vừa qua, khi biết bao ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhưng Shopee bằng chiến lược kinh doanh sáng suốt của mình, đã biết nguy nan thành một cơ hội hiếm có. Vì vậy, không chỉ có cá nhân mà vô số đơn vị đang chuyển hướng sang phát triển mô hình bán hàng online của mình thông qua nền tảng này.
Ngoài những “điểm cộng” chung, thì việc bán hàng qua kênh người bán Shopee còn mang đến rất nhiều lợi ích cho bất kỳ ai. Shopee là một nền tảng thương mại điện tử, cung cấp một “khu chợ” đầy tiện ích cho thương nhân. Nhưng với sự hoàn thiện về bộ công cụ tại kênh người bán hàng thì đây thực sự là một yếu tố giúp thu hút các đối tác của đơn vị này.
• Tối ưu sản phẩm: Giúp người bán hàng nhanh chóng xác định được sản phẩm nào cần phải cải thiện để thu hút khách hàng tiềm năng một cách tối ưu nhất.
• Tối ưu doanh thu với các công cụ marketing: Kênh người bán Shopee cung cấp cho người dùng bộ công cụ marketing với đầy tính năng tiện ích để tối ưu về mặt doanh thu.
• Quản lý công việc bán hàng online hiệu quả hơn: Kênh người bán Shopee sẽ giúp bạn quản lý các sản phẩm, đơn hàng cũng như doanh thu một cách hiệu quả hơn rất nhiều so với việc áp dụng các phương pháp thủ công.
• Phân tích bán hàng chính xác: Cho phép người bán đưa ra các đánh giá, quyết định chính xác để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của shop.
Các danh mục trong kênh người bán trên Shopee
Kênh người bán trên Shopee được xây dựng với các danh mục được phân chia rất cụ thể. Mỗi một danh mục sẽ đảm bảo một chức năng phục vụ cho từng hoạt động, mục đích bán hàng hoặc quản lý của các chủ shop. Theo đó, trong từng danh mục sẽ có những tính năng khác nhau để phục vụ cho hoạt động các các shop được vận hành một cách hiệu quả nhất. Để giúp bạn hiểu rõ hơn sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin tổng quan về các doanh mục trong kênh người bán của Shopee. Bởi nếu chưa đăng ký tài khoản trên nền tảng này thành công thì bạn sẽ không thể xem được những danh mục này.
Thông qua việc tìm hiểu về các danh mục sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kênh người bán, đồng thời có thể đánh giá xem nó có thực sự phù hợp với mục đích, nhu cầu trong hoạt động bán hàng online của mình không.
+ Danh mục vận chuyển
+ Danh mục quản lý đơn
+ Danh mục quản lý sản phẩm
+ Danh mục kênh marketing
+ Danh mục tin nhắn quảng cáo
+ Danh mục tài chính
+ Danh mục dữ liệu
+ Danh mục chăm sóc khách hàng (trợ lý chat)
+ Danh mục quản lý Shop
+ Danh mục thiết lập Shop
+ Danh mục Shopee Uni
+ Danh mục tính năng chat
Hướng dẫn đăng ký kênh người bán Shopee thành công
Việc đăng ký kênh người bán Shopee thực tế không quá khó khăn, tuy nhiên với những bạn chỉ vừa mới làm quen với nền tảng thì rất khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Chưa kể, khi đăng ký cũng sẽ phải trải qua một số bước nhất định và cần phải lưu ý đến không ít vấn đề. Vì vậy, làm sao để đăng ký kênh người bán Shopee thành công? Đây ắt hẳn là câu hỏi không của chỉ riêng ai và với những bạn đang muốn phát triển kênh bán hàng thì đây sẽ là vấn đề không thể bỏ qua.
Bởi chỉ khi đăng ký thành công thì bạn mới có thể tìm hiểu cụ thể được nền tảng này và tiến hành đăng tải sản phẩm, tiếp cận khách hàng cũng như bán hàng. Để đăng ký tài kênh người bán Shopee thì trước hết bạn cần phải có tài khoản người dùng trên sàn thương mại điện tử này. Như vậy, khi đã có tài khoản thì bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
• Bước 1: Chọn đăng ký kênh người bán trên website hoặc trên ứng dụng.
• Bước 2: Nhập số điện thoại để đăng ký.
• Bước 3: Nhập mã xác minh.
• Bước 4: Thiết lập các thông tin cài đặt Shopee và tiến hành các thao tác xác minh cuối cùng để đăng ký kênh.
Bạn có thể trực tiếp vào Shopee để đăng ký kênh người bán với những bước đơn giản này. Khi bạn ấn chọn đăng ký từng bước thì nền tảng này sẽ chuyển tiếp các bước, chỉ cần hoàn thành theo yêu cầu là bạn đã có một Shop riêng của mình trên Shopee.
Cách đăng nhập vào kênh người bán hàng trên Shopee
Khi đăng ký thành công xong bạn có thể tiến hành các thao tác đăng sản phẩm, hiệu chỉnh Shop ngay. Tuy nhiên, nhiều bạn sau khi đã thoát website hoặc ứng dụng ra, lần sau đăng nhập vào lại lúng túng không biết đăng nhập vào kênh người bán hàng trên Shopee như thế nào. Tình trạng này không của chỉ riêng ai, rất nhiều bạn đọc đã đề cập đến vấn đề này với chủ đề ngày hôm nay. Hiểu được điều này, nên sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đăng nhập vào kênh người bán hàng trên Shopee một cách nhanh chóng.
+ Cách đăng nhập kênh người bán Shopee trên máy tính:
• Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản người dùng trên Shopee.
• Bước 2: Truy cập kênh người bán.
• Bước 3: Điền thông tin Email/Số điện thoại/Tên đăng nhập và mật khẩu.
• Bước 4: Ấn chọn đăng nhập.
+ Cách đăng nhập kênh người bán Shopee trên điện thoại:
• Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Shopee trên điện thoạt.
• Bước 2: Đăng nhập tài khoản người dùng (nếu trước đó bạn đã đăng xuất toàn bộ trên ứng dụng, còn nếu không thì bạn bỏ qua bước này).
• Bước 3: Chọn mục “Tôi” rồi truy cập vào “Shop của tôi”.
Nguyên nhân và khắc phục lỗi không vào được kênh bán hàng Shopee
Đã có không ít tài khoản người dùng đã gặp phải sự cố không vào được kênh bán hàng Shopee của mình. Dù trước đó vẫn vào được một cách bình thường, nhập đúng, đầy đủ các thông tin cũng như mật khẩu mà vẫn không được. Ắt hẳn, lúc này nhiều bạn sẽ không khỏi lo lắng và sợ rằng việc kinh doanh của mình sẽ bị trục trắc. Hơn thế, nếu lỗi này mãi không được khắc phục, mất quá nhiều thời gian khiến công việc bán hàng online của bạn bị giãn đoạn thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến không ít vấn đề. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân cũng như các khắc phục lỗi không vào được kênh bán hàng Shopee ở phần này nhé.
+ Nguyên nhân lỗi không vào được kênh bán hàng Shopee:
• Hệ thống Shopee đang bị lỗi.
• Kết nối Internet của bạn có vấn đề, không ổn định.
• Tài khoản Shopee của bạn bị khóa, nguyên nhân bị khóa thì rất nhiều như tạo đánh giá ảo, đơn hàng ảo, có hành vi gian lận, lừa đảo,…
• Bạn chưa update phiên bản ứng dụng Shopee mới khi truy cập bằng điện thoại.
+ Cách khắc phục lỗi không vào được kênh bán hàng Shopee: Đối với mỗi một nguyên nhân thì sẽ có cách khắc phục nỗi khác nhau như sau:
• Hệ thống Shopee đang bị lỗi: Đối với lỗi này thì bạn bắt buộc phải đợi Shopee sửa lại thì mới có thể truy cập vào hệ thống của mình.
• Kết nối Internet của bạn có vấn đề, không ổn định: Không chỉ riêng kênh người bán Shopee mà mọi thao tác của bạn trên Internet đều sẽ bị giãn đoạn. Với lỗi này thì bạn cần phải kiểm tra và reset lại Internet của mình.
• Tài khoản Shopee của bạn bị khóa: Bị lỗi này thì khi đăng nhập vào bạn sẽ nhận được ngay thông báo “Đăng nhập không thành công”. Lúc này bạn hãy liên hệ đến hotline, email hoặc chat trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ.
• Bạn chưa update phiên bản ứng dụng Shopee mới khi truy cập bằng điện thoại: Với lỗi này thì bạn chỉ cần cập nhật lên phiên bản mới nhất của ứng dụng mà thôi.
Một số câu hỏi thường gặp khi bán hàng trên Shopee
Bán hàng trên Shopee đã trở thành một xu hướng được đông đảo mọi người biết đến. Nhất là với xu hướng bán hàng đa kênh hiện nay, thì đây luôn là một trong những kênh được nhiều cá nhân, đơn vị lựa chọn hơn cả. Tuy nhiên, với những bạn đang bắt đầu tìm hiểu về nền tảng thương mại điện tử này ắt hẳn sẽ luôn có không ít câu hỏi thường trực cần được giải đáp. Tất nhiên, chỉ khi được giải đáp tất cả và hiểu rõ về nền tảng này cũng như cách bán hàng trên Shopee thì ngay cả bản thân chúng tôi mới bắt đầu tiến hành bán hàng của mình.
“Bán hàng trên Shopee mất phí bao nhiêu?”: Có không ít nền tảng trung gian luôn thu phí người dùng khi đăng ký tài khoản hoạt động, bán hàng. Nên đây luôn là câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn nhất khi bán hàng trên Shopee. Trước đây thì Shopee không thu phí người bán, tuy nhiên từ ngày 01/04/2019 đơn vị này đã chính thức thu phí với 3 loại là phí thanh toán, phí cố định và phí dịch vụ. Mỗi loại phí này đều có quy định rõ ràng và phụ thuộc vào hoạt động bán hàng của bạn để đưa ra một con số cụ thể.
“Ai có thể tạo tài khoản bán hàng trên Shopee?”: Tất cả mọi người dù là kinh doanh nhỏ lẻ cho đến quy mô doanh nghiệp, công ty đều có thể tạo tài khoản bán hàng trên hệ thống Shopee.
“Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì?”: Thông tin đăng ký tài khoản, sản phẩm kinh doanh, dự kiến giá bán, mô tả và hastag cho sản phẩm.
“Khi nào có thể nhận được tiền bán hàng?”: Tiền hàng các đơn bán thành công sẽ được hệ thống ghi nhận vào số dư tài khoản Shopee của Shop từ 3 đến 7 ngày sau khi khách hàng nhận được. Hoặc cũng có thể được ghi nhận được ngay khi khách hàng ấn xác nhận đã nhận hàng.
Trên đây là những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về kênh người bán Shopee. Khi mới bắt đầu bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử này, sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp hoàn toàn các câu hỏi, vấn đề mà bạn đang gặp phải với chủ đề này. Chúc bạn sẽ thành công khi phát triển kinh doanh trên Shopee!