Không chỉ là một mạng xã hội giúp gắn kết mọi người lại với nhau, Facebook còn là một “mảnh đất màu mỡ” đối với các hoạt động marketing, truyền thông và bán hàng. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Facebook đã không ngừng cải thiện và cung cấp các bộ công cụ hữu ích cho người dùng.
Và Facebook Analytics đang là bộ công cụ đầy “điểm cộng” của Facebook nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như đánh giá cao của các cá nhân, đơn vị đã trực tiếp sử dụng. Đây là một trong những tiện ích miễn phí mà Facebook mang đến cho chúng ta, nếu biết cách khai thác bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích cho công việc kinh doanh của mình.
Facebook Analytics là gì?
Facebook là mạng xã hội quá đỗi quen thuộc với chúng ta, nhưng không phải tất cả người dùng đều hiểu rõ Facebook Analytics là gì? Đây là một trong những bộ công cụ miễn phí do Facebook cung cấp, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh doanh và cụ thể ở đây là tiếp thị và bán hàng. Bởi thông qua Facebook Analytics bạn sẽ thấu hiểu được hành vi của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp, chiến lược tối ưu hành trình trải nghiệm khách hàng được phát triển trên các kênh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách tốt hơn.
Một cách dễ hiểu thì Facebook Analytics cũng giống như Google Analytics hay Shopee Analytics mà bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu trước đấy. Nó là một công cụ đo lường được triển khai trên mạng xã hội Facebook, hỗ trợ bổ sung cho việc phân tích hoạt động của Fanpage và thậm chí là cả hỗ trợ chuyển đổi ngoại tuyến một cách hiệu quả. Tận dụng triệt để trí tuệ nhân tạo để thu thập, tính toán và hiểu thị thông tin người dùng. Facebook Analytics sẽ giúp người dùng khai thác được rất nhiều thông tin giá trị với các chỉ số đo lường cụ thể.
Đối với những cá nhân, đơn vị đang phát triển website thì ắt hẳn sẽ không xa lạ gì với các bộ công cụ đo lường tương tự như này. Facebook Analytics không chỉ miễn phí mà còn cung cấp các dữ liệu cần thiết cho bạn chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Đây chính là ưu điểm nổi bật của bộ công cụ này, khiến các đối thủ của nó phải e dè. Ngoài ra, một điểm đặc biệt của Facebook Analytics chính là nó hoạt động với tính chất độc lập so với các trang truyền thông của mạng xã hội này. Với mục đích “thống trị” toàn bộ không gian kỹ thuật số, Facebook Analytics ngày càng được phát triển để giúp các đơn vị nâng cao doanh thu của mình trong các hoạt động kinh doanh.
Những tính năng nổi bật của Facebook Analytics
Là một bộ công cụ được phát triển độc lập với các trang truyền thông xã hội của Facebook và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tuyến, Facebook Analytics ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế, Facebook Analytics lần đầu “trình làng” là dưới dạng một bộ công cụ phân tích ứng dụng nhằm giúp người dùng thấu hiểu, tối ưu hơn hành trình trải nghiệm của khách hàng trên các website, ứng dụng mạng xã hội của mình. Chỉ sau đó một năm, bộ công cụ này đã được nâng cấp, thay vì một nền tảng thì nó có thể triển khai đa nền tảng, cho phép bạn có thể thu thập data về khách hàng một cách chính xác.
Mục đích phát triển Facebook Analytics chính là giúp các cá nhân, đơn vị kinh doanh hiểu rõ hơn về khách hàng. Nó cung cấp một khối lượng data cực lớn, cho phép người dùng đạt được mức độ thấu hiểu khách hàng cao. Để làm được điều đó, Facebook Analytics được xây dựng với những tính năng nổi bật sau đây:
• Thu thập, đo lường các chỉ số quan trọng, liên quan trực tiếp đến các mục tiêu kinh doanh.
• Hiển thị các chỉ số, đưa ra các thông báo về Fanpage liên quan đến ứng dụng, website, các nhóm nguồn sự kiện được liên kết, BOT.
• Xây dựng các biểu đồ phát triển Fanpage ngay trên thiết bị smartphone với các chỉ số như doanh thu, sự kiện, nhân khẩu học, tỷ lệ giữ chân khách hàng,…
• Update các thông tin mới về các nhóm khách hàng cũng như người dùng truy cập vào Fanpage.
• Kịp thời đưa ra các thông tin bất thường trong data hoạt động của bạn.
7 chỉ số quan trọng không thể bỏ qua trên Facebook Analytics
Theo thời gian cùng với xu hướng phát triển, Facebook ngày càng mang đến nhiều tiện ích hơn cho người dùng. Ngay cả khi bạn chỉ sử dụng Facebook để trò chuyện, kết nối bạn bè, giải trí thì cũng không khó để nhận ra được các trải nghiệm của mình so với trước kia và thời điểm hiện tại đã có rất nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Facebook Analytics cũng vậy, dù là bộ công cụ miễn phí nhưng Facebook cũng rất chú trọng phát triển nó. Đây là một bộ công cụ rất mạnh và điểu hiểu rõ hơn thì có 7 chỉ số quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi sử dụng Facebook Analytics.
Audience Engagement
Audience Engagement là chỉ số về tương tác của khán giản, bao gồm lượt like, bình luận, chia sẻ, click của các bài viết được đăng tải trên Facebook. Tỷ lệ này sẽ được tính theo công thức: ( Số lượt click + reaction + Comment+share)/số lượt người xem bài. Đối với dân trong ngành luôn có một “chân lý” huyền thoại về vấn đề này là “Nhất share, nhì comment, sau cùng là like”. Câu này được lý giải là khi có ai đó bình luận hay like bài viết của bạn, thì bạn viết này cũng sẽ chưa chắc “phủ sóng” đến những người khác. Nhưng khi nó được share thì tỷ lệ “phủ sóng” bao giờ cũng sẽ cao hơn hẳn.
Reach/ Impressions
Dù được xếp chung như Reach và Impressions vẫn có cách tính và cách hiểu khác nhau. Theo đó, chỉ số Reach được hiểu là số lượng người nhìn thấy bài đăng của bạn trên Facebook. Còn Impressions sẽ lại khác, khi một người nhìn thấy bài đăng của bạn sẽ được tính là 1 Impressions, nhưng lần tiếp theo họ lại nhìn thấy lại thì lại được tính là 2 Impressions. Ví dụ, trong một bài đăng của bạn hiển thị 10 lượt Reach, 20 lượt Impressions thì bạn có thể hiểu là bài viết của mình đã tiếp vận được 10 người với mức độ hiểu thị là 20 lần.
Clicks to website or app
Như đã đề cập ở trên, Facebook Analytics là bộ công cụ hoạt động độc lập với các trang mạng xã hội của Facebook và nó còn hỗ trợ chuyển đổi tỷ lệ ngoại tuyến. Khi đề cập đến chỉ số click sẽ được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau, điển hình như click vào ảnh, vào video. Trong đó, Facebook Analytics sẽ hỗ trợ bạn đo lường chỉ số clicks to website or app từ trên bài đăng Facebook của bạn về website hay ứng dụng được kèm theo. Trải nghiệm đa kênh này sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp thấu hiểu hơn về hành vi người dùng. Nhờ vậy mà việc tối ưu hành trình trải nghiệm mua sắm cũng như đưa ra các chiến lược kinh doanh, marketing trong tương lại sẽ được tốt hơn.
Audience Profile
Dù đã hoạt động kinh doanh được một thời gian, nhưng có không ít doanh nghiệp, công ty vẫn chưa xây dựng hồ sơ khách hàng một cách tối ưu nhất. Thậm chí có rất nhiều thông tin chỉ mang tính chất tương đối, chung chung. Điều này khiến việc xây dựng hành trình trải nghiệm, chiến lược tiếp cận sẽ khó có thể target đúng đối tượng mục tiêu và hiệu quả như mong muốn. Việc thu hút nhầm đối tượng khán giản, dù chỉ số Reach và Impressions thì giá trị chuyển đổi vấn rất thấm. Vì vậy, chỉ số Audience Profile của Facebook Analytics sẽ giúp đảm bảo về vấn đề này hơn.
Audience Response rate
Audience Response rate chính là tỷ lệ phản hồi của khách hàng, chỉ số này càng cao sẽ đồng nghĩa với việc những nội dung, thông điệp mà bạn đưa ra đang đi đúng hướng và có tỷ lệ tiếp cập cao. Hãy chăm chỉ tương tác với khách hàng của bạn trên Facebook, bởi điều này sẽ giúp bạn tăng được lượt tương tác trên Facebook. Hơn thế, nhờ phản hồi với khách hàng thì bài viết của bạn sẽ có mức độ hiển thị cao hơn. Do thuật toán đặc thù, không phải mọi bài đăng trên Facebook của bạn lúc nào cũng được hiển thị đến mọi đối tượng khách hàng mục tiêu.
Negative feedback
Số đông hầu hết sẽ chỉ quan tâm đến các phản hồi tích cực, còn đối với các phản hồi tiêu cực – Negative feedback lại thường xuyên bị “ngó lơ” nhiều hơn. Cũng có thể, những phản hồi tiêu cực chính là nỗi ám ảnh của những người bán hàng. Tuy nhiên, negative feedback lại là một chỉ số đo lường chất lượng fanpage rất quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Nếu như bài viết, fanpage của bạn nhận được nhiều lượt phản hồi tiêu cực sẽ cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất dần tỷ lệ hiển thị và khả năng Reach. Vì vậy, điều này buộc bạn phải giữ chỉ số negative feedback thấp nhất có thể.
Time of Engagement
Time of Engagement – Thời gian cam kết, điều này liên quan đến việc các nội dung được đẩy mạnh trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, các nội dung liên quan đến các hot trend – xu hướng bao giờ cũng nhận được lượt tương tác cao hơn. Vì vậy, hãy tiến hành các phân tích các hot trend theo thời gian cụ thể để phát triển nội dung đăng tải trên Facebook của mình. Một mẹo để bạn tăng được chỉ số này, đó là hãy sản xuất một số lượng lớn nội dung theo cũ hướng để đẩy mạnh vào các khoảng thời gian “vàng” này.
Khai thác giá trị từ Facebook Analytics bằng cách nào?
Facebook Analytics cung cấp cho chúng ta một bộ công cụ miễn phí nhưng đầy “điểm cộng” với nhiều tính năng nổi bật. Tuy nhiên, không phải cá nhân hay đơn vị nào cũng biết cách khai thác những tính năng này để mang về cho mình giá trị kỳ vọng. Cùng là một bộ công cụ, nhưng giá trị nhận được sẽ có sự khác nhau và điều này phụ thuộc vào cách sử dụng, khai thác của chính bạn. Đối với các doanh nghiệp lớn, sở hữu một đội ngũ nhân sự am hiểu các thuật toán của Facebook thì điều này sẽ không quá khó khăn.
Nhưng với một doanh nghiệp, công ty nhỏ lẻ thì việc khai thác giá trị từ tất cả các data mà Facebook Analytics mang lại là điều không dễ dàng chút nào. Và một cách khai thác giá trị từ Facebook Analytics được Hootsuie đưa ra lời khuyên, được đánh giá rất cao về mức độ hiệu quả là phát triển quảng cáo được xây dựng từ thói quen người dùng. Để khách quan nhất, bạn cần sử dụng đến cả lịch sử hoạt động để thấu hiểu người dùng của mình hơn. Ngoài ra, điều quan trọng hơn cả còn là thường xuyên theo dõi quảng cáo của mình. Nếu không theo dõi, bạn sẽ không thể biết quảng cáo của mình đã tốt chưa, có phù hợp hay không.
Bằng cách liên kết với hành vi người dùng trực tiếp thay vì các data được lưu trữ trên cookies, sẽ cho phép bạn theo dõi người dùng trên tất cả các thiết bị cũng như trình duyệt khi họ đăng nhập vào Facebook thông qua đó. Hãy tận dụng tối đa nhất các số liệu mà Facebook Analytics mang đến cho bạn, gắn nó trực tiếp theo từng chiến dịch hoặc quảng cáo để đưa ra đánh giá khách quan và chính xác.
Bỏ túi một số mẹo tăng các chỉ số quan trọng trên Facebook
Mỗi một chỉ số trên Facebook được Facebook Analytics đo lường đều kèm theo một giá trị khác nhau. Đương nhiên, không phải tất cả các chỉ số cao thì sẽ tốt, điển hình như chỉ số về phản hồi tiêu dùng. Nếu chỉ số này cao thì bạn sẽ phải đối diện với những ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí là kéo theo sự sụt giảm các chỉ số khác trong tương lai. Tuy nhiên, sẽ không phải ngẫu nhiên mà các chỉ số quan trọng trên Facebook có thể tăng lên được.
Vì vậy, bạn cần phải biết cách để tăng các chỉ số này theo thời gian và chỉ có như vậy thì mới có thể khai thác được các giá trị tích cực như mong muốn. Facebook Analytics có thể sử dụng để tăng tỷ lệ hoàn vốn, nếu như bạn biết cách sử dụng và tăng được các chỉ số quan trọng. Vậy bạn đã biết đến các mẹo tăng các chỉ số quan trọng trên Facebook chưa? Không để các bạn phải đợi lâu, sau đây chúng tối sẽ bật mí ngay.
1. Chia sẻ các nội dung có lượt tương tác cao
2. Đầu tư vào quảng cáo Facebook
3. Nâng cao tỷ lệ phản hồi, trả lời khách hàng tự nhiên.
4. Tăng thêm lượt traffic vào website bằng cách repost các bài viết
5. Tương tác với các nội dung người dùng tạo trên Facebook
6. Nâng cao các kênh chuyển đổi
7. Kết hợp chạy các app có lượng tương tác
Là một bộ công cụ mạnh để phát triển kinh doanh, thế nhưng mức độ hiệu quả khi sử dụng Facebook Analytics còn phụ thuộc vào cách sử dụng và khai thác cụ thể ra sao của bạn rất nhiều. Vẫn là bộ công cụ Facebook Analytics được Facebook cung cấp miễn phí nhưng người dùng tốt, người dùng dở. Đây là một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận, nếu như muốn nằm trong TOP những người dùng tốt thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và học hỏi kinh nghiệm “đắt giá” từ những người đi trước.