Thương hiệu cá nhân luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm, nó phổ biến hơn cả trong lĩnh vực kinh doanh và marketing. Nhất là khi trong thị trường hiện nay, điều này có mức độ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và vị thế cạnh tranh. Việc sở hữu một thương hiệu cá nhân tốt, có mức độ ảnh hưởng cao sẽ mang đến những giá trị không nhỏ cho bất kì ai.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân đúng chuẩn và thậm chí mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Vậy 9 bước và 8 quy luật sau đây sẽ giúp các bạn có được những hướng dẫn chi tiết nhất cho vấn đề này.
1/ Thương hiệu cá nhân là gì?
Là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong kinh doanh và marketing, nhưng không phải ai cũng có thể đưa ra một lời giải đáp chính xác đối với câu hỏi thương hiệu cá nhân là gì? Chúng ta thường được nghe nhắc đến rất nhiều về thương hiệu như thương hiệu sản phẩm, thương hiệu công ty, thương hiệu doanh nghiệp,… Nó chính là những giá trị để mọi người nhận diện về thương hiệu của mình. Phần lớn, mọi người sẽ thường quen thuộc với những thương hiệu đại diện cho tập thể, tổ chức.
Theo đó, thương hiệu cá nhân vẫn sẽ là những giá trị nổi bật, hình ảnh đại diện, phong cách riêng,… nhưng là của một người mà số động có thể nhân diện, không bị nhầm lẫn. Thương hiệu cá nhân được gọi với cái tên tiếng Anh là Personal Brand, cụm từ này sẽ có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng đơn giản, dể hiểu và dễ ghi nhớ nhất thì bạn có thể hiểu theo cách mà chúng tôi vừa đưa ra. Ngoài ra, thương hiệu cá nhân sẽ là tất cả những điều mà cộng đồng có thể nhìn nhận, đánh giá về bạn. Nó bao gồm rất nhiều khía cạnh như phong cách ăn mặc, ngoại hình, sở trường, lối sống, khả năng ngôn từ,…
Từ những điều đó xây dựng nên một thương hiệu riêng biệt dành cho cá nhân, mà chỉ cần khi nghe nhắc đến cộng đồng, những người quan tâm sẽ biết ngay là đang nói đến về bạn. Đặc điểm của một thương hiệu cá nhân sẽ được biểu thị qua 3 tiêu chí như sau:
1. Mức độ được biết đến
2. Những giá trị mang lại
3. Mức độ ảnh hưởng đến công chúng
Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp – Cẩm nang hay dành cho nhà lãnh đạo
2/ Các hình thức xây dựng thương hiệu cá nhân
Với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay thì chúng ta có thể biết đến rất nhiều hình thức xây dựng thương hiệu cá nhân khác nhau mà bạn có thể tham khảo. Dựa trên các nguồn lực thực tế của bản thân thì việc lựa chọn cách thức xây dựng là điều rất quan trọng. Bởi tuy có nhiều hình thức, nhưng không phải hình thức nào cũng sẽ thực sự phù hợp với bạn và mang đến hiệu quả như mong muốn. Đây cũng chính là điều được mọi người quan tâm đến rất nhiều, dựa trên công cụ truyền thông chúng ta có thể phân chia thành hai hình thức xây dựng thương hiệu cá nhân như sau:
+ Hình thức xây dựng thương hiệu cá nhân bằng truyền thông số: Truyền thống số đề cập đến các công cụ hiểu thị trên các thiết bị số rất phổ biến hiện nay mà các bạn vẫn thường bắt gặp như mạng xã hội, báo điện tử, blog,… Hiện nay, có 3 phương hướng được sử dụng trong hình thức này là: Video – Bài viết chia sẻ - Hỗ hợp. Tùy theo khả năng về tài chính và các nguồn lực của bản thân mà mỗi người sẽ lựa chọn các công cụ và phương thức phù hợp nhất.
+ Hình thức xây dựng thương hiệu cá nhân bằng truyền thông truyền thống: Hình thức này có lẽ sẽ chỉ phù hợp với những cá nhân có khả năng về tài chính cao và có một đội ngũ hỗ trợ rất tốt cho mình. Bởi các công cụ được sử dụng ở đây sẽ là báo giấy, hội thảo, sự kiện, sách,…. Tuy phạm vi tiếp cận không được cao bằng hình thức trên nhưng khả năng tạo được sự uy tín thì hoàn toàn áp đảo hơn.
3/ Tại sao cần xây dựng thương hiệu cá nhân?
Số đông mọi người chưa thực sự nhận định đúng về giá trị của thương hiệu cá nhân, nên cho rằng điều này là chưa cần thiết. Có chăng những ca sĩ, diễn viên hay các diễn giả mới cần đến điều này. Nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, việc xâu dựng thương hiệu cá nhân là điều rất cần thiết và nhất là khi nó mang lại nhiều lợi ích cho bản thân mỗi người. Trong xã hội ngày nay, thương hiệu đã không còn là hình ảnh chỉ gắn liền đến các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể nữa.
Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công sẽ là một công cụ đắc lực giúp bạn tiến đến sự thành công trong sự nghiệp và cả những vấn đề khác của cuộc sống. Nó giúp chúng ta hiểu rõ bản thân mình, tăng sự tự tin và giá trị của mình. Điển hình như người đứng đầu của một doanh nghiệp, công ty nếu sở hữu cho mình một thương hiệu cá nhân tốt còn giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh tổng thể. Điều này các bạn có thể bắt gặp ở ngay chính ở chương trình “Thương vụ bạc tỉ”, các shart tank tham gia sau một thời gian không chỉ họ mà thương hiệu doanh nghiệp của họ cũng được quan tâm đến rất nhiều.
Ngoài ra, lý do vì sao bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ đến từ chính những lợi ích mà chúng mang lại, nổi bật nhất được thể hiện ở 3 vấn đề như sau:
1. Nâng cao giá trị bản thân
2. Đảm bảo uy tín
3. Tạo dấu ấn cá nhân
4/ Thương hiệu cá nhân có ảnh hưởng gì trong kinh doanh không?
Đây có lẽ vấn đề mà những người đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt quan tâm và chú trọng đến. Thương hiệu cá nhân có ảnh hưởng gì trong kinh doanh không? câu trả lời của chúng tôi là CÓ. Như đã đề cập đến ở phần trên, không chỉ có những người làm trong lĩnh vực giải trí mới cần phải xây dựng thương hiệu cá nhân, vì nó mang lại lợi nhuận trực tiếp cho họ mà các doanh nhân cũng vậy.
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh hiện nay, câu chuyện về thương hiệu doanh nghiệp đã không còn chỉ tập trung vào những giá trị mang tính đại diện cho tập thể nữa mà nó còn xuất phát từ cá nhân những lãnh đạo, nhân viên của doanh nghiệp này. Và người có mức độ ảnh hưởng lớn nhất chính là người chủ doanh nghiệp, với việc tạo dựng một thương hiệu cá nhân tốt họ hoàn toàn có thể giúp tăng sự uy tín cho cả doanh nghiệp. Nâng cao mức độ “phủ sóng” thương hiệu chung đến cộng đồng, thị trường mà mình đang hướng đến.
Thương hiệu cá nhân trong kinh doanh lúc này đã không chỉ còn mang đến giá trị riêng cho một người mà còn có tác động đến doanh nghiệp, công việc và cả đối tác. Đây đồng thời cũng chính là yếu tố góp phần tạo dựng nên một hình ảnh – thương hiệu chung cho cả doanh nghiệp, sản phẩm mang tính uy tín, tin cậy cao hơn rất nhiều.
5/ Những yếu tố tạo nên thương hiệu cá nhân
Để tạo nên một thương hiệu cá nhân có đủ mức độ cạnh tranh và độ nhận diện cao chắc chắn không phải là điều đơn giản một chút nào. Nó được hình thành nên từ rất nhiều khía cạnh khác nhau, thông qua một quá trình xây dựng và phát triển chặt chẽ. Theo đó, một thương hiệu cá nhân được đánh giá là đạt chuẩn sẽ bao gồm 7 yếu tố như sau:
Sự rõ ràng: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của một thương hiệu cá nhân được thể hiện ngay trong hồ sơ của bạn. Thông qua đó, công đồng, những người tìm hiểu ngay lập tức biết bạn là ai? bạn làm gì? đại diện cho điều gì?
Tính nhất quán: Tính nhất quán phải được thể hiện xuyên suốt trong mọi vấn đề liên quan đến thương hiệu cá nhân như hình ảnh, thông điệp và hành đồng. Tạo nên một sự đồng nhất mà khi nhìn nhận vào những điều đó mọi người sẽ nhận ra bạn ngay tức thì.
Sống thật với chính mình: Yếu tố này được coi là nền tảng tạo nên giá trị của một thương hiệu cá nhân, đừng cố tạo dựng cho mình những bức bình phong giống như người khác. Bởi mỗi một cá thể là một phiên bản độc lập, có sức hút và cá tính của riêng mình.
Sự khác biệt của bản thân: Để xây dựng được thương hiệu cá nhân thành công, giúp bạn trở nên nổi bật giữa đám đông thì đây chính là yếu tố không thể bỏ qua. Sự khác biệt sẽ giúp bạn không bị trở nên nhạt nhòa, nhanh chóng bị quên đi.
Thiết lập mục tiêu cho bản thân: Cần phải có cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân, đây chính là hướng đính mà bạn cần phải đạt được.
Xây dựng một nền tảng tốt: Nền tảng được đề cập đến ở đây sẽ bao gồm cả khiến thức lẫn kỹ năng sống tốt. Đây chính là điều kiện, công cụ để mọi người biết đến bạn nhiều hơn hay đúng hơn tăng mức độ ảnh hưởng của mình.
Ưu điểm vượt trội: Nếu bạn có ưu điểm vượt trội nào đó, dù nhiều người có cũng đừng ngần ngại thể hiện ra cho cộng đồng được biết. Tuy nhiên, hãy cố gắng trở thành người giỏi nhất hoặc một “chuyên gia” thực thụ trong vấn đề đó.
6/ Các bước xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả
Khi tìm hiểu về cách xây dựng thương hiệu cá nhân, các bạn có thể thấy ở mỗi một bài sẽ đưa ra các bước hướng dẫn khác nhau. Điều này khiến nhiều bạn không khỏi “hoang mang” khi không biết đâu mới là hướng dẫn đầy đủ và chính xác. Hiểu được tâm lý đó, nên chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích dựa trên 9 bước mang đến hiệu quả nhất cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân mà bạn đang quan tâm lúc này.
Bước 1: Xác định mục tiêu
Không giống như việc lên các kế hoạch, chiến lược kinh doanh hay marketing, xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ được bắt đầu ngay từ việc xác định mục tiêu ở bước đầu tiên này. Bạn cần xác định được các mục tiêu mình muốn đạt được từ việc này một cách rõ ràng và càng chi tiết thì càng tốt. Các mục tiêu có thể được thể hiện bằng các con số cụ thể để việc đo lường sau này sẽ thuần tiện hơn. Ví dụ, nhưng khi xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook bạn có thể đặt ra mục tiêu về lượng người follow, kết bạn, lượng tương tác, lượng bài viết, video,… bằng các con số.
Bước 2: Xác định giá trị cá nhân
Tiếp đến là bước xác định giá trị cá nhân, đây cũng chính là nền tảng được sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng thương hiệu của riêng bạn. Bản thân mỗi người sẽ có rất nhiều đặc điểm, dấu ấn riêng nhưng không phải tất cả đều nên thể hiện ra cho tất cả mọi người cùng biết. Thứ nhất là nó quá nhiều thông tin, khiến mọi thứ trở nên rắc rối hơn. Thứ hai, nó khiến bạn trở nên kém nổi bật hơn khi không tập trung vào điểm nào cụ thể. Cần xác định xem đâu là những giá trị mà bạn muốn thể hiển, muốn tập trung vào nhất.
Bước 3: Xác định đối tượng khán giả mục tiêu
Bạn cần phải biết khán giả của mình là ai, họ cần gì, họ thích gì,… cũng giống như khi kinh doanh, bán hàng thì điều này sẽ giúp bạn nắm bắt tâm lý của khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh, marketing sao cho phù hợp nhất. Hãy phác thảo chân dung khán giả mục tiêu càng chi tiết càng tốt cùng với việc sử dụng các công cụ phân tích, sẽ giúp bạn đưa ra những nội dung tốt nhất.
Bước 4: Xác định công cụ xây dựng thương hiệu cá nhân
Các công cụ xây dựng thương hiệu cá nhân như tìm hiểu ở phần hình thức các bạn có thể thấy rằng có rất nhiều loại khác nhau. Tất nhiên, sử dụng công cụ nào còn phù thuộc vào tiềm lực ngân sách, nguồn lực và khán giả mục tiêu của bạn rất nhiều. Ví dụ, nếu ngân sách bạn không có nhiều và khán giản mục tiêu lại là giới trẻ thì những công cụ như mạng xã hội Facebook, Instagram, TikTok chắc chắn là không thể bỏ qua được.
Bước 5: Xác định tuyến nội dung triển khai
Sau khi đã xác định được đối tượng khán giả mục tiêu và lựa chọn được công cụ truyền thông phù hợp thì bước tiếp theo các bạn cần phải thực hiện chính là xác định tuyến nội dung triển khai. Việc định tuyến nội dụng phù hợp, hiệu quả cũng chính là yếu tố góp phần tạo dựng nên phong cách, hình ảnh mà bạn đang muốn truyền tải đến cộng đồng. Ví dụ, nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu cá nhân là một Beauty Blogger thì những nội dung nên hướng đến sẽ đều xoay quanh về làm đẹp, trang điểm, tips chăm sóc da, vóng dáng,…
Bước 6: Thiết kế thương hiệu của riêng bạn
Thiết kế thương hiệu ở đây sẽ được thể hiện ở 4 vấn đề chính là: Logo – Slogan – Màu sắc – Câu chuyện thương hiệu. Những điều này sẽ giúp khán giản, người theo dõi bạn sẽ nhanh chóng nhận ra bạn và không bị nhầm lẫn giữa các cá nhân khác. Có một điều cần phải lưu ý khi thiết kế thương hiệu đó là tính tương đồng, nhất quán luôn phải chặt chẽ. Mọi thứ đều phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau tạo nên một bức tranh tổng quá mà mọi người có thể dễ dàng theo dõi và gắn kết mọi thứ.
Bước 7: Mở rộng mối quan hệ
Nếu bạn muốn tăng giá trị thương hiệu của mình, tăng mức độ ảnh hưởng thì bạn không nên đi một mình. Hãy cố gắng mở rộng các mối quan hệ của mình, gắn kết mọi người cùng lĩnh vực để tạo nên một cộng đồng lớn hơn là cách rất hữu ích. Bạn có thể đến các hội thảo, chương trình gặp mặt hay các diễn đàn cộng đồng để tìm kiếm các cơ hội mở rộng mối quan hệ cho mình.
Bước 8: Tương tác với khán giả
Muốn xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa bản thân và khán giả, người theo dõi thì việc tương tác từ hai bên là điều không thể bỏ qua. Thương hiệu cá nhân của bạn chỉ có giá trị khi được mọi người quan tâm, theo dõi và nhận diện. Vì vậy, việc tương tác chính là cách giữ chân tốt nhất dù là tương tác trực tiếp hay gián tiếp đi chăng nữa. Nên đây cũng là lý do vì sao các diễn viên, ca sĩ vẫn thường xuyên tổ chức các buổi off cho fan hâm mộ của mình được tương tác một cách gần gũi nhất.
Bước 9: Đánh giá và phát triển thương hiệu
Sau một thời gian xây dựng và triển khia nhất định, đi kèm với những mục tiêu ngắn hạn. Lúc này bạn sẽ lắm bắt được mức độ phát triển của thương hiệu đang ở mức nào thông qua những đánh giá và đo lường các con số. Hãy nhớ rằng, có rất ít một kế hoạch, chiến lược nào có thể suôn sẻ từ đầu đến cuối mà không phải điều chỉnh và sửa đổi. Hơn thế, việc đặt ra các mục tiêu lâu dài luôn cần những sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với tình hình thực tại.
7/ Chia sẻ 8 quy luật khi xây dựng thương hiệu cá nhân được sử dụng
Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công không phải là điều dễ dàng một chút nào, thậm chí nhiều người còn gặp thất bại dù đã đi được ½ chặng đường cần thiết. Bởi khi bạn sở hữu một thương hiệu nổi bật cho riêng mình thì lợi ích nhận được là không hề nhỏ. Thậm chí còn được mọi người đánh giá rất cao và đặt sự tin tưởng nhất định. Tuy nhiên, ngoài 9 bước mà chúng ta vừa tìm hiểu ở phần trên thì trong cách xây dựng thương hiệu cá nhân còn sẽ đề cập đến 8 quy luật mang đến hiệu quả cao hơn.
1. Specialization – Quy luật chi tiết hóa: Đẩy mạnh sự tập trung vào các chi tiết nổi bật, riêng biệt, độc đáo của bản thân được thể hiện ở các mặt khác nhau như năng lực, phong cách, lối sống, khả năng công việc,…
2. Leadership – Quy luật lãnh đạo: Xuất phát từ chính những khả năng riêng của bạn, vị trí trong công việc và sự công nhận nhất định của mọi người xung quanh.
3. Personality – Quy luật cá tính riêng: Dù đại diện cho một doanh nghiệp, một tổ chức, một tập thể nhưng bạn vẫn là một cá nhân độc lập với màu sắc riêng của chính mình mà không một ai có.
4. Distinctiveness – Quy luật khác biệt hóa: Sự khẳng định tuyệt đối về những giá trị, đặc điểm nổi bật riêng biệt của bạn so với những người đang cùng một vị trí, lĩnh vực tương đương.
5. Visibility – Quy luật dễ nhận dạng: Luôn dễ nhận dạng, có thể phân biệt một cách nhanh chóng và rõ ràng dù được đặt ở đâu, như thế nào hay có các đối thủ cạnh tranh ngày càng gia tăng đi chăng nữa.
6. Unity – Quy luật thống nhất: Tính cách, phong cách, lối sống, quan điểm,… của bản thân thực tế phải được thể hiện ở ngay trong thương hiệu bạn muốn giới thiệu đến công chúng.
7. Persistence – Quy luật bền bỉ: Sự thành công sẽ không thể đến ngay lập tức, nó là một quá trình với nhiều bước tiến, thay đổi nên luôn đòi hỏi sự bền bỉ và kiên nhẫn của bạn.
8. Goodwill – Quy luật thiện chí: Hãy xây dựng một thương hiệu cá nhân với tính thiện chí cao, điều này sẽ giúp bạn duy trì được lâu dài thay vì một hình ảnh tiêu cực.
Xem thêm: Marketing thông qua người nổi tiếng: Ưu, nhược điểm và những bí quyết thành công
Thương hiệu cá nhân mang đến những giá trị và lợi ích lớn lao mà không một ai có thể phủ nhận được, chỉ cần bạn kiên trì, đi đúng hướng thì sẽ sớm ngày hưởng “trái ngọt” dành cho riêng mình. Với những hướng dẫn cụ thể về cách xây dựng thương hiệu cá nhân cùng với các thông tin xoay quanh vấn đề này. Mong rằng sẽ giúp bạn có được những nhận định và chỉ dẫn hữu ích nhất khi tiến hành tạo dựng cho mình một thương hiệu độc nhất vô nhị.