Chiến lược kinh doanh hiệu quả chính là “chìa khóa vàng” giúp các đơn vị có thể dành “chiến thắng” trước các đối thủ, đồng thời là dành được thị phần và các lợi ích khác. Hơn thế, nền kinh tế Việt ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư và phát triển hơn.
Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh sẽ gia tăng lên. Vì vậy, bất kỳ một người chủ doanh nghiệp nào cũng đều trọng tâm vào việc làm sao để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh sáng suốt nhất. Vì vậy, trong bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các chiến lược kinh doanh hay, nổi tiếng tại thị trường Việt. Để từ đó có thể tham khảo, rút ra những bài học hữu ích cho mô hình kinh doanh hiện tại của mình.
1/ Chiến lược kinh doanh là gì?
Chúng ta thường được nghe nhắc đến rất nhiều về cụm từ chiến lược kinh doanh hay thậm chí là đã tham khảo trước đó rất nhiều các mẫu chiến lược kinh doanh. Nhưng có một điều mà chúng tôi có thể khẳng định rằng, không phải ai trong chúng ta khi đang đọc bài viết này cũng có thể đưa ra đáp án hoàn chỉnh đối với câu hỏi “Chiến lược kinh doanh là gì?”. Trong tiếng Anh, chiến dịch kinh doanh được gọi là Business Strategy được coi là định hướng hoạt động tổng thể của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Sẽ phân thành chiến lược kinh doanh ngắn hạn và chiến lược kinh doanh ngắn hạn.
Với nhiều người chiến lược kinh doanh cũng chính là một bản kế hoạch lớn khi bao gồm đầy đủ hệ thống các phương thức, cách thức, chiến thuật, chiến dịch được áp dụng triển khai cho các hoạt động thực tế trong tương lai. Để xây dựng nên một chiến lược kinh doanh sẽ là cả quá trình nghiên cứu, phân tích và phác thảo nên những “bước đi” mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu đã đặt ra của mình. Vì vậy, nhiều người còn ví rằng chiến lược kinh doanh chính là nghệ thuật phối hợp giữa nhiều hoạt động và tiến hành điều khiển chúng nhằm đạt được đến cái “đích” cuối cùng theo mong muốn.
Tuy nhiên, đối với khái niệm này các bạn còn cần phải phân biệt với cụm từ “chiến thuật kinh doanh”. Thông thường rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này và thậm chí chúng có cùng chung một ý nghĩa, biểu đạt cho cùng một vấn đề. Nhưng chính xác thì chiến thuật chỉ là những phương thức để bạn triển khai các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch của mình mà thôi. Phạm trù của nó nhỏ hơn rất nhiều so với chiến lược kinh doanh, đúng hơn là nó chỉ là một phần nằm trong bản kế hoạch tổng thể này.
Xem thêm: Kinh doanh online – cơ hội và thách thức dành cho các “Chiến binh”
2/ Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh
Các bạn có thể thấy rằng “Chiến lược kinh doanh” luôn là một trong những chủ đề rất HOT, thường xuyên được chia sẻ trên các diễn đàn, Fanpage về kinh tế. Bản chất của chiến lược kinh doanh chính là sự kết hợp của hàng loạt các hành động với sự chủ động từ doanh nghiệp, nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau như doanh thu, lợi nhuận, giá trị thương hiệu, sức cạnh tranh,… Hơn thế, nó cũng chính là “vũ khí” giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trước mỗi sự biến đổi của thị trường. Nên có thể khẳng định được rằng tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh đã thể hiện ngay ở chỗ nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại – phát triển của bất kỳ đơn vị nào.
Dù là doanh nghiệp lớn, lâu năm hay một công ty starup thì tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh cũng đều không thay đổi. Từ chiến lược kinh doanh sẽ hình thành nên một quỹ đạo hoạt động giúp các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của một cách hiệu quả, vận hành các quy trình thông suốt và đồng thời tạo nên sự liên kết với thị trường. Nên nếu chỉ đơn thuần đặt ra mục tiêu mà không có chiến lược cụ thể thì nó đơn thuần chỉ là những lý thuyết suông mà thôi. Ngay cả khi bạn sở hữu các sản phẩm rất vượt trội, giá thành hấp dẫn nhưng không phải cứ thể là có thể đem ra thị trường bán ngay được.
Hơn thế, với cơ chế mở cửa hội nhập với nền kinh tế của khu vực cũng như thế giới. Từ đó các cơ hội được mở rộng nhưng song hành cũng là các thách thức, cạnh trang cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận. Vì vậy, lúc nay chiến lược kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển nữa mà còn là cạnh tranh với các đối thủ. Nhất là với điều kiện hồi nhập, sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Quá trình này hiển nhiên sẽ tạo ra rất nhiều “làn sóng” cạnh tranh, buộc bạn phải đối đầu. Nếu chiến lược kinh doanh không đủ mạnh cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể cạnh tranh lại được.
3/ Các cấp chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh sẽ là điều ảnh hưởng đến vấn đề sống còn của một doanh nghiệp, nên việc tìm hiểu về nó càng kỹ lưỡng bao nhiêu sẽ giúp bạn xây dựng nên một bảng kế hoạch tổng thể hiệu quả nhất cho mình. Phần lớn mọi người khi tìm hiểu về chiến lược kinh doanh thì chỉ ý nhiều vào các bộ phận cấu thành như mục tiêu, phạm vi,… mà bỏ quan sự phân cấp như thế nào. Đây cũng chính là lý do vì sao, bạn thường xác định sai loại chiến lược kinh doanh và đánh giá mức độ phù hợp của nó so với mô hình, quy mô hoạt động của mình.
Sự phân chia các cấp chiến lược kinh doanh được căn cứ dựa vào các tiêu chí cụ thể, điều này giúp bạn nhận định được đúng loại, hình thức mình nên áp dụng. Tuy nhiên, số đông vẫn sử dụng cách phân chia các cấp theo quy mô với 4 cấp độ như sau.
• Chiến lược cấp công ty: Hay còn được biết đến là các chiến lược chung, chiến lược tổng thể nhằm hướng đến các mục tiêu dài hại được xây dựng cho phạm vi trong công ty. Trong chiến lược cấp công ty này cũng sẽ được phân thành nhiều loại khác nhưng tất cả đến hường đến việc giải quyết các vấn đề lớn là làm sao giúp công ty đạt được lợi nhuận cao nhất? làm sao để công ty tồn tại, phát triển ổn định?
• Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Liên quan trực tiếp đến các vấn đề cạnh tranh của đơn vị trên thị trường kinh doanh. Nó tổng hợp đầy đủ các cách thức, phương án,… giúp doanh nghiệp đạt được những lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ.
• Chiến lược cấp đơn vị chức năng: Được sử dụng trực tiếp cho các bộ phận chức năng trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Mục đích của chiến lược cấp đơn vị chức năng chính là hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận khác nhau trong phạm vi doanh nghiệp.
• Chiến lược toàn cầu: Thực tế thì không phải đơn vị nào cũng xây dựng chiến lược toàn cầu hay còn gọi là chiến lược kinh doanh toàn cầu. Nhưng nếu đã muốn thâm nhập vào các thị trường khác, định hướng phát triển thị trường quốc tế thì đây là cấp độ không thể thiếu.
4/ Các hình thức chiến lược kinh doanh cơ bản
Ngay từ việc phân cấp chiến lược kinh doanh bạn cũng đã có thể nhận ra rằng sẽ có rất nhiều loại chiến lược được hình thức theo. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp có thể điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của mình tốt nhất để có thể đạt được tất cả các mục tiêu đã đặt ra. Thực tế, thì một doanh nghiệp vẫn thường áp dụng các loại chiến lược kinh doanh khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của mình. Thậm chí chỉ cần thị trường có sự biến động bất ngờ thì họ cũng cần phải điều chỉnh lại ngay lập tức.
Bởi chiến lược kinh doanh chính là sự tổng hợp của rất nhiều hoạt động thực tế, là sự chỉ dẫn để các đơn vị bước đến cái đích cuối cùng. Nhất là khi sự tác động của vô số các yếu tố xung quanh, sẽ rất dễ khiến các doanh nghiệp mất đi định hướng nếu không có chiến lược đủ mạnh để kiểm soát. Cùng với xu thế phát triển của thị trường, hiện nay bạn có thể bắt gặp được rất nhiều các hình thức kinh doanh khác nhau. Điều này cho phép chúng ta có được nhiều sự lựa chọn hơn cho mình, nhưng đồng thời cũng buộc bạn cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn. Sau đây là các hình thức hay các loại chiến lược kinh doanh cơ bản nhất mà bất kì người làm chủ nào cũng đều cần biết.
• Chiến lược kinh doanh thông dụng
• Chiến lược doanh nghiệp
• Chiến lược cạnh tranh
• Chiến lược tăng trưởng tập trung
• Chiến lược phát triển hội nhập
• Chiến lược phát triển đa dạng hóa
5/ Các chiến lược kinh doanh hay, nổi tiếng tại thị trường Việt
Chiến lược kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam
Nhắc đến các chiến lược kinh doanh hay, nổi tiếng tại thị trường Việt sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu bỏ qua Coca Cola. Là một trong những thương hiệu toàn cầu, trải qua hơn 100 năm phát triển nhưng sức ảnh hưởng của Coca Cola luôn không ngừng tăng lên. Dù hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng đang cạnh tranh với các sản phẩm tương tự. Chiến lược kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam là cả một quá trình, nghiên cứu và xây dựng trên định hướng phân đoạn thị trường chuyên sâu. Coca Cola sẽ tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không lan giải và đầu tư rất mạnh vào truyền thông. Cùng với đó nhấn mạnh vào cấu trúc tổ chức địa phương để khai thác triệt để thị trường cho mình.
Chiến lược kinh doanh của Vinamilk
Một trong các chiến lược kinh doanh nổi tiếng tiếp theo mà bạn nên học hỏi chính là chiến lược kinh doanh của Vinamilk. Là doanh nghiệp đang đứng nắm giữ thị phần lớn nhất của ngành sản xuất và kinh doanh sữa – các sản phẩm làm từ sữa. Vinamilk xây dựng chiến lược kinh doanh của mình với tôn chỉ “chậm mà chắc”, mỗi một kế hoạch của họ đều là bước đi an toàn. Dù có thể lợi ích chưa thể nhận được ngay nhưng nó lại đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh về lâu dài. Hơn thế, đối với thị trường nội địa, Vinamilk không ngừng thúc đẩy chiến lược mở rộng thị phần của mình với sự gia tăng số lượng trong các kênh phân phối.
Chiến lược kinh doanh của Viettel
Hiện tại, Viettel đang là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam. Vì vậy dễ hiểu rằng tại sao chiến lược kinh doanh của họ lại là thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người đến vậy. Ngay từ khi tham gia thị trường viễn thông, Chiến lược kinh doanh của Viettel đã hướng đến việc biến định nghĩa di động trở thành một sản phẩm, hàng hóa thông thường mà ai cũng cần và cũng đều có thể sử dụng đến. Vì vậy, có thể nói rằng tư tưởng chính là yếu tố quyết định đến sự thành công trong chiến lược kinh doanh của đơn vị này. Cùng với đó họ không ngừng điều chỉnh chiến lược phát triển sản phẩm của mình để đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu của thị trường.
Chiến lược kinh doanh của Vietcombank
Nếu bạn nhìn lại cả quá trình phát triển của ngân hàng Vietcombank sẽ nhận ra rằng, so với trước kia và thời điểm hiện tại đã có rất nhiều sự thay đổi. Trước kia, trong mắt mọi người đây là một đơn vị “bán buôn”, cho vay nhưng hiện giờ lại trở thành một ngân hàng TOP 1 về khách hàng bán lẻ. Điều gì đã làm nên điều này? Đáp án chính là sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh đầy đột phá của Vietcombank. Thứ nhất, họ đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách hoạt động. Thứ ba là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cuối cùng là hoàn thiện – nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.
Chiến lược kinh doanh của KFC tại Việt Nam
Khi thâm nhập vào thị trường Việt, KFC chịu sức ép địa phương rất nhiều do sự khác biệt về nhu cầu, sở thích, thị hiếu,… Vì vậy, để giải quyết tất cả những điều này và KFC đã đưa ra một chiến lược kinh doanh tại Việt Nam đầy ấn tượng. Thương hiệu này đã sử dụng hai câu slogan “Ăn thật no, khỏi lo về giá”, “Vị ngon trên từng ngón tay” để thu nhập người tiêu dùng có thu nhập thấp và nhất là giới trẻ Việt Nam. Cùng với đó áp dụng chiến lược tập trung chuyển giao các hương vị cơ bản và cung cấp các sản phẩm đa dạng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt.
Chiến lược kinh doanh của Vingroup
Vingroup ắt hẳn đã không còn là một cái tên xa lạ đối với thị trường kinh tế Việt, với định hướng năm 2028 trở thành tập đoàn quốc tế những chiến lược kinh doanh của họ được xây dựng vô cùng chắc chắn. Theo đó, họ tập trung vào chiến lược “kiềng ba chân” ở ba mảng lớn nhất của mình là công nghệ - công nghiệp – thương mại và dịch vụ. Ngoài ra, hiện nay Vingroup đang triển khai áp dụng công nghệ vào mọi mảng hoạt động của mình và mô hình P&L sẽ được thiết lập tại các công ty con. Từ đó cho phép nâng cao hiểu quả sản xuất và không ngừng kiểm soát một cách chặt chẽ hơn.
6/ Nguyên tắc xây dựng các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Phần lớn chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Khi đưa vào thực tế triển khai nhiều người mới hốt hoảng nhận ra và điều chỉnh nó bằng cách chắp vá những cái khác vào. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn lực mà còn khiến thời gian thực hiện các chiến lược có thể bị kéo dài và mục tiêu đạt được cũng khó được như mong muốn. Trong khi đó, thị trường luôn là một không gian có sự biến đổi liên tục, gia tăng về áp lực.
Nếu như các chiến lược kinh doanh bạn đưa ra không đảm bảo, thiếu tính thực thi thì hiển nhiên không muộn cũng sẽ bị các đối thủ “vượt mặt” một cách dễ dàng. Hơn thế, kinh doanh không phải một trò chơi để bạn có thể thử nghiệm hết lần này đến lần khác. Vì vậy, đã xây dựng một chiến lược kinh doanh thì cần phải đảm bảo rằng chúng bạn có thể triển khai và kiểm soát mọi điều. Để làm được điều này thì ngay từ đầu khi xây dựng các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần nắm vững những nguyên tắc sau:
• Thấu hiểu thị trường
• Hiểu rõ đối đối thủ
• Không ngừng tăng tính cạnh tranh
• Xác định đúng insight
• Thống nhất hệ thống tư duy
• Bắt đầu với thị trường ngách
• Áp dụng công nghệ mới
• Thích nghi nhanh với sự thay đổi
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh: Bí quyết giúp bạn chạm đến thành công
Với các chiến lược kinh doanh hay, nổi tiếng trên đây mong rằng bạn đã nhận được rất nhiều thông tin đầy bổ ích cho vấn đề mà mình đang quan tâm. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Nó có thể tạo nên các mối quan hệ cạnh tranh và cũng có thể là cùng cộng tác để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tham khảo, học hỏi các chiến lược kinh doanh từ chính những đối thủ và đối tác của mình. Điều quan trọng, bạn cần phải biết chắt lọc những gì quý giá, phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình.