Từ khi bán hàng online trở nên ngày càng phổ biến, thậm chí doanh thu từ việc bán hàng online trở thành thu nhập chính ở một số hộ gia đình.
Thì thông tin về việc phải nộp thuế khi bán hàng online được lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Bởi trước giờ bán hàng online luôn là hình thức bán hàng đơn giản và ít tốn chi phí nhất. Người bán không cần đóng bất kỳ thuế phí nào so với các shop bán hàng cần mặt bằng và đăng ký kinh doanh.
Vậy thực hư việc bán hàng online cần phải nộp thuế là như thế nào? Ai là đối tượng bán hàng online cần nộp thuế ?
ĐỐI TƯỢNG PHẢI NỘP THUẾ KHI BÁN HÀNG ONLINE
1. Người có trách nhiệm nộp thuế khi bán hàng online
Pháp luật thuế không có điều khoản riêng áp dụng đối với người “bán hàng online”, vì “bán hàng online” là một hình thức bán hàng (trong đó bán hàng qua Facebook, Zalo là phổ biến nhất). Quy định trong bài viết này chỉ áp dụng đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
2. Phương pháp khoán thuế áp dụng với đối tượng bán hàng online nào ?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006, cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế đối với các trường hợp sau:
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế.
NHỮNG LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI BÁN HÀNG ONLINE
1. Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này quy định:
“Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống”.
Như vậy, cá nhân bán hàng online có doanh thu trong năm dương lịch > 100 triệu đồng phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng
Công thức xác định thuế:
Thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp được tính theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
2. Lệ phí môn bài
Hiện nay tại Luật Phí và lệ phí năm 2015 và các văn bản hướng dẫn không có điều khoản nào định nghĩa hay giải thích lệ phí môn bài là gì. Tuy nhiên, căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Thông tư 302/2016/TT-BTC thì lệ phí môn bài được hiểu như sau:
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).
Lưu ý:
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.
Cá nhân, hộ kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống (khoản 1 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
Như vậy, bán hàng online mà có thu nhập chịu thuế (doanh thu > 100 triệu đồng/năm) thì có nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí theo quy định.
Trên đây là một số kiến thức về thuế cho những khách hàng đang kinh doanh online. Và nếu bạn đang là nhà doanh nghiệp cần đến những giải pháp chuyển đổi số để mô hình kinh doanh của mình trở nên hoàn thiện và tốt hơn.
Hãy tham khảo và dùng thử phần mềm quản lý bán hàng TUHA tại đây: https://bit.ly/3dslqCM