Đối với ngành bán lẻ, nhu cầu mua sắm là không phải bàn cãi. Nhưng cách con người mua sắm đã không còn như trước.Để thành công trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Đặc biệt là các công ty đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam. Các công ty sẽ cần nắm bắt ba xu hướng chính:Đầu tiên, Người tiêu dùng ngày càng trung thành với các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu địa phương.
Dự báo, đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ chỉ đứng sau Indonesia ở khu vực Đông Nam Á.
1. XU HƯỚNG DATA-DRIVEN CHO NGÀNH BÁN LẺ
Đối với ngành bán lẻ, nhu cầu mua sắm là không phải bàn cãi. Nhưng cách con người mua sắm đã không còn như trước.
Để thành công trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Đặc biệt là các công ty đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam. Các công ty sẽ cần nắm bắt ba xu hướng chính:
Đầu tiên, Người tiêu dùng ngày càng trung thành với các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu địa phương.
Thứ hai, họ thích các định dạng bán lẻ hiện đại (thương mại điện tử, bán lẻ đa kênh,…), hiển nhiên từ sự tăng trưởng nhanh chóng của các định dạng đó.
Và thứ ba, một làn sóng hợp nhất, sáp nhập M&A đang được tiến hành trên toàn ngành.
2. THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 2020 – KẺ Ở NGƯỜI ĐI
Thị trường Việt Nam được đánh giá là 1 trong những thị trường màu mỡ cho dành cho ngành bán lẻ không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế.
Theo đại diện Nielsen Việt Nam, năm 2019, bán lẻ đa kênh sẽ là xu thế nổi bật của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thương hiệu thời trang nhanh Nhật Bản Uniqlo chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12-2019.
Một số doanh nghiệp bán lẻ khác như 7-Eleven, GS25… không thể mở rộng phạm vi kinh doanh như tuyên bố khi bắt đầu gia nhập thị trường mà gần như chỉ đang tạm duy trì.
Đáng chú ý, doanh nghiệp nội địa đã tiến hành thâu tóm và sáp nhập những ông lớn “từ bỏ” này.
Điển hình là vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Auchan Retail (Pháp) của Saigon Co.op vào tháng 6/2019, hay vụ thâu tóm Z-Mart (4/2019), Shop & Go (4/2019) và Queenland Mart (9/2019) của Vincommerce.
3. CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA KẺ “Ở LẠI”
Ví dụ case study của hai đối thủ “không đội trời chung” là Lazada và Shopee.
Hai ngôi chợ điện tử này dường như đều tập trung toàn lực vào giải pháp nâng cao trải nghiệm mua sắm theo hướng vui vẻ, giải trí… cho khách hàng. Hàng loạt chiến dịch khuyến mãi khổng lồ kết hợp với livestream, sinh nhật, đại nhạc hội, lễ hội, trò chơi… được hai “ông lớn” tung ra tại hầu hết các thời điểm trong năm. Bên cạnh đó cũng không quên tối ưu hóa hệ thống vận hành.
Tất cả, cho thấy sự hiệu quả từ việc nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tăng cường năng lực kho vận, giao hàng và đánh mạnh vào trải nghiệm mua sắm vui vẻ, “vừa mua sắm vừa giải trí.
4. DATA VÀ CÔNG NGHỆ – CÔNG CỤ ĐÒN BẨY GIÚP HIỂU KHÁCH HÀNG “NHANH” VÀ “SÂU” HƠN
Nghiên cứu và hiểu sâu về khách hàng của bạn là bước thiết yếu cần thực hiện để thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng và cung cấp các dịch vụ và sản phẩm khách hàng không thể từ chối.
Để hiểu rõ hơn về khách hàng, hãy thử các phương pháp đưa ra dựa trên dữ liệu data và công nghệ như sau:
- Đầu tư vào công nghệ POS.
- Tận dụng cơ sở dữ liệu CRM.
- Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội Social Media.
- Hỏi trực tiếp khách hàng của bạn.
Đây là 4 chiến lược giúp bạn và doanh nghiệp tận dụng được lợi thế dữ liệu khách hàng màu mỡ một cách triệt để hiểu được khách hàng, đặc biệt là trong quá trình kinh doanh bán hàng online, khách hàng là ai, như thế nào, thói quen hành vi của họ và đâu là thứ sẽ dẫn dắt họ đưa ra các quyết định.
Nếu quý độc giả đang là doanh nghiệp hay đang kinh doanh bán hàng online, hãy dùng thử trải nghiệm 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng online TUHA.
Link đăng ký dùng thử tại đây: https://bit.ly/3dslqCM